Ứng dụng mạo danh ‘Bộ Công an’ kiểm soát thông tin người dùng điện thoại
Một ứng dụng mạo danh ‘Bộ Công an’ vừa bị phát hiện. Khi nạn nhân cài ứng dụng mạo danh ‘Bộ Công an’ vào điện thoại, tất cả tin nhắn, mã OTP chuyển tiền của chủ nhân điện thoại đều bị đối tượng lừa đảo kiểm soát.
Thủ đoạn dánh cắp tiền của các hacker ngân hàng ngày càng tinh vi.
Nguồn tin từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an vừa phát hiện một ứng dụng giả danh “Bộ Công an” có hình đại diện là huy hiệu Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc được phát hiện khi cơ quan công an nhận được trình báo của một số nạn nhân bị lừa đảo tiền, có người bị đánh cắp hàng trăm triệu đồng sau khi cài đặt ứng dụng mạo danh vào điện thoại.
Video đang HOT
Nạn nhân khi cài ứng dụng mạo danh này vào điện thoại thì đối tượng lừa đảo có quyền nhận, đọc, gửi và xem tin nhắn văn bản SMS của điện thoại của nạn nhân, đối tượng lừa đảo có thể đọc được tin nhắn OTP của ngân hàng và từ đó thực hiện các giao dịch chuyển tiền như chủ tài khoản ngân hàng. Khi truy cập, ứng dụng sẽ hiển thị “Hệ thống bảo vệ Bộ Công an” với các mục chọn nhưng đều báo lỗi. Một số nạn nhân đã bị đánh cắp tiền trong tài khoản sau khi cài ứng dụng này.
Gần đây, các ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo với khách hàng về các thủ đoạn phổ biến đang được tội phạm sử dụng là giả danh ngân hàng, gọi điện, nhắn tin từ số điện thoại lạ thông báo khách hàng đã trúng thưởng lớn, sau đó gửi đường dẫn tới các website giả mạo ngân hàng và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục nhận thưởng bằng cách cung cấp các thông tin bảo mật của tài khoản, bao gồm: Số CMND, điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, SmartOTP, số thẻ..
Theo ICTNews
Ngân hàng, ví điện tử cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới
Các ngân hàng, ví điện tử cảnh báo, bất kỳ ai yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản cá nhân đều là lừa đảo!
Techcombank vừa ra cảnh báo tới khách hàng về những thủ đoạn lừa đảo mới.
Theo đó, thủ đoạn phổ biến đang được tội phạm sử dụng là giả danh ngân hàng, gọi điện, nhắn tin từ số điện thoại lạ thông báo khách hàng đã trúng thưởng lớn, sau đó gửi đường dẫn tới các website giả mạo ngân hàng và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục nhận thưởng bằng cách cung cấp các thông tin bảo mật của tài khoản, bao gồm: Số CMND, điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, SmartOTP, số thẻ...
Khách hàng cần tuyệt đối bảo mật thông tin tài khoản khi giao dịch. Ảnh: Linh Anh
"Làm quen và tạo lòng tin, sau đó nhờ mở tài khoản hoặc thẻ, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và mua lại với giá cao nhằm sử dụng vào mục đích để lừa đảo, rút tiền mặt tại nước ngoài hoặc chuyển tiền. Thậm chí, các đối tượng giả danh người thân, bạn bè khách hàng để gửi các hướng dẫn đăng nhập vào các đường dẫn, trang mạng giả mạo hoặc đề nghị tải các ứng dụng độc hại, từ đó đánh cắp thông tin bảo mật tài khoản" - đại diện Techcombank giải thích.
Một thủ đoạn khác tuy không mới nhưng nhiều người vẫn bị lừa là giả danh là cán bộ công an, viện kiểm sát hoặc nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo tài khoản khách hàng đã bị tội phạm xâm nhập, yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật tài khoản.
Trong khi đó, ví điện tử MoMo cũng thường xuyên cảnh báo và khuyến cáo người dùng cần tuyệt đối bảo vệ tài khoản cá nhân; không được cung cấp mật khẩu, mã xác thực OTP... cho người khác, kể cả người nhận là nhân viên của công ty, ví điện tử.
"Bất cứ ai yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đều là dấu hiệu lừa đảo" - đại diện MoMo khẳng định.
Để bảo vệ tài khoản cá nhân, tránh nguy cơ mất tiền, các ngân hàng, ví điện tử khuyến cáo người dùng cần tuyệt đối cảnh giác và luôn xác minh mọi tin nhắn hay các cuộc điện thoại thông báo trúng thưởng được gửi tới điện thoại.
"Người dùng không được đứng tên hộ người khác để mở tài khoản, mở thẻ và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử. Không cho người khác mượn, sử dụng, sở hữu và quản lý hộ thẻ. Không nạp tiền, chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn" - Techcombank khuyến cáo.
Theo người lao động
Công chức Việt vẫn bảo lưu thói quen dùng email cá nhân giải quyết công việc Ông Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng - Ban Cơ yếu Chính phủ đưa ra lưu ý này tại Hội thảo Netpoleon Solutions Day 2019 với chủ đề "An toàn an ninh mạng trong chuyển đổi số", vừa diễn ra ngày 14/8. Nếu tại Mỹ, bà Hillary Clinton bị mất số...