Ứng dụng hiệu quả smartphone trong dạy học nơi vùng khó
Nhằm hỗ trợ kịp thời cho học sinh về từ vựng, ngữ nghĩa, phát âm… trong môn Tiếng Anh, Trường THPT Ngã Năm (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ngay tại lớp học. Và kết quả thật thú vị.
Học sinh Trường THPT Ngã Năm rất hào hứng trong giờ học tiếng Anh với smartphone
Biến smartphone thành phương tiện học tập
Hiện nay, nhiều trường học còn khắt khe với việc học sinh đem điện thoại đến lớp học, nguyên nhân chủ yếu là e ngại các em sử dụng không đúng mục đích sẽ gây ảnh hưởng đến những tiết học. Tuy nhiên, Trường THPT Ngã Năm đã mạnh dạn xây dựng phương pháp mới, đem đến một cách nhìn nhận khác khi cho học sinh được sử dụng điện thoại trong tiết học để phục vụ mục đích học tập chính yếu.
Để quản lí tốt vấn đề này phần lớn phụ thuộc vào ý thức của học sinh, nhưng hơn hết vai trò định hướng của giáo viên là rất quan trọng; tùy thuộc vào từng bộ môn sẽ có biện pháp giáo dục riêng biệt. Đối với đặc thù bộ môn Ngoại ngữ cần trau dồi kiến thức thường xuyên, cập nhật từ vựng mới theo bài học, phát âm theo chuẩn… thì smartphone có cài đặt sẵn phần mềm tra từ điển, hay được phép truy cập Internet là một trong những giải pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản, sẽ giải quyết được phần lớn tốc độ xử lí bài học, nhờ đó tiết học diễn ra thuận lợi hơn.
Cô Võ Thị Ngọc Thúy – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngã Năm, chia sẻ: “Nhà trường cho học sinh được sử dụng điện thoại để tự học; các em sẽ được thầy cô hướng dẫn phần mềm cài từ điển để tra từ vựng, phát âm ngay tại chỗ, nhờ đó sẽ không phải loay hoay như cách học trước đây khi gặp từ mới. Điều này hỗ trợ trong giảng dạy cho giáo viên rất nhiều, giảm bớt áp lực tức thời. Đồng thời người thầy sẽ phải chịu trách nhiệm kiểm soát được việc sử dụng đúng mục tiêu học tập cũng như chia sẻ được các nguồn tài liệu hỗ trợ các em tham khảo”.
Sử dụng điện thoại ngay trong tiết học đã tạo những điểm đột phá, giúp thầy trò nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngoại ngữ. Đây cũng được xem là một phương pháp đổi mới với công cụ giảng dạy linh hoạt, thoát khỏi tính lệ thuộc vào những đồ dùng dạy học có sẵn.
Ngay cả khi nhiều trường có trang bị phòng lab cho việc phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ với các trang thiết bị nghe nhìn chuẩn thì không thể nào toàn bộ thời lượng học tiếng Anh của học sinh đều được bố trí 100% tại đó. Sử dụng smartphone tra cứu nội dung học tập bộ môn được tối ưu hơn, nhanh chóng và không mất nhiều thời gian. Mặc dù vậy, câu hỏi đặt ra là: những học sinh không có điều kiện sử dụng smartphone vào việc học tại lớp thì làm thế nào? Theo chia sẻ của các giáo viên, nhà trường sẽ có phương án cho các em hỗ trợ bài học với nhau và tạo điều kiện thời gian sử dụng phòng lab cho đối tượng học sinh này nhiều hơn.
Cho học sinh sử dụng smartphone trong giờ học ngoại ngữ là giải pháp mới tại tỉnh Sóc Trăng. Chính giải pháp này đã làm nên điều đặc biệt trên cơ sở khắc phục những khó khăn, hướng đến đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt trong môn Ngoại ngữ. Theo chia sẻ của nhiều thầy cô giáo, thay vì cấm thì để học sinh làm việc và học tập có trách nhiệm; bằng những vật dụng có tính ưu thế của mình và tự mình khám phá kiến thức…
Video đang HOT
Với sự hỗ trợ của smartphone, tiết học tiếng Anh đạt hiệu quả cao
Kích thích tinh thần học tập
Phương pháp học tập sử dụng smartphone trong giờ học tiếng Anh đang trở thành xu hướng mới mà bất cứ thầy cô giáo bộ môn Ngoại ngữ nào cũng đều có thể áp dụng, đem về không ít hiệu quả qua việc tiếp thu của học sinh. Mô hình này đem lại tiền đề phát triển năng lực người học ngoại ngữ trong thời đại công nghiệp 4.0. Học sinh phần nào đã bớt lúng túng hơn khi đối đầu với những từ vựng khó. Giáo viên cũng không mất thời gian để giảng giải nhiều ngữ nghĩa, dành phần lớn cho các em tự học.
Theo thầy Lê Văn Sa Lem – giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Ngã Năm: Giáo viên có thể kiểm soát được việc sử dụng điện thoại khi học tiếng Anh, bên cạnh đó còn theo dõi được các em tiến bộ đến đâu thông qua cách làm mới này. Đối với học sinh có smartphone thì các em có động thái học tập tích cực hơn rất nhiều; bài học dường như trôi chảy hơn, nhẹ nhàng hơn cho các em và cả chính giáo viên; những trở ngại dễ vượt qua hơn. Thầy cô định hướng năng lực cho các em để các em tự học, có trách nhiệm với phần kiến thức mà mình tích lũy.
Để đa dạng các hoạt động trải nghiệm trong môn học, nhà trường cân nhắc rất kĩ các yếu tố như: điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu học tập… và yếu tố phát huy bài học đến từ các phương tiện, thiết bị hỗ trợ mà công dụng chủ yếu không chỉ dành riêng cho dạy và học. Đây là một hướng đi hoàn toàn khác biệt so với những cách học trước đây, tuy không hoàn toàn mới trong cuộc sống nhưng đã đem đến điểm nhấn mới đầy thú vị cho việc đổi mới tinh thần nơi người dạy và người học.
Cô Võ Thị Ngọc Thúy – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngã Năm, đánh giá: “Với cách học mới, học sinh đã có thể chủ động tra từ vựng rất nhanh chóng, học cách phát âm chuẩn hơn; trong bài học có nhiều cụm từ thì cách sử dụng từ loại như thế nào hoặc ôn lại một số nội dung liên quan rất dễ. Nhìn chung, nhờ phương cách trên, các em tỏ ra thích học ngoại ngữ hơn, quan tâm nhiều đến kĩ năng bổ sung kiến thức từ tài liệu tham khảo, các kênh luyện thi được thầy cô giới thiệu”.
Với cách làm đột phá này, Trường THPT Ngã Năm đã đa dạng hóa hình thức học tập, nhờ đó mà mỗi giờ học Ngoại ngữ đều luôn thu hút thầy trò tham gia giảng dạy, học tập với không khí thoải mái, năng động, hứng thú.
Theo Giáo dục & Thời đại
Cách tối ưu hóa phần phát âm trong thi nói IELTS
Thông thường bạn sẽ đạt 8.0 IELTS Speaking nếu nói dễ hiểu và dùng đa dạng các nguyên tắc phát âm. Vậy nguyên tắc phát âm ở đây là gì?
Trong phần thi nói IELTS, bốn tiêu chí được đánh giá gồm: từ vựng (25%), ngữ pháp (25%), trôi chảy (fluency) và liên kết (coherence) (25%), phát âm (25%).
Do phát âm ảnh hưởng tới khả năng nói trôi chảy, và sẽ ảnh hưởng cả đến điểm ngữ pháp nên thực tế phát âm chiếm tới 40-50% trong tổng điểm IELTS speaking (phần thi nói trong IELTS) của bạn. Điều này giải thích lý do tại sao những người gặp vấn đề về phát âm thường khó đạt mục tiêu nói IELTS.
Thông thường, bạn sẽ đạt "band 8" (mức 8.0 IELTS nói) nếu làm được hai điều. Một là nói dễ hiểu. Hai là dùng đa dạng các nguyên tắc phát âm. Nhưng "các nguyên tắc phát âm" là gì? Và làm thế nào để có thể áp dụng đa dạng chúng được?
Ảnh: RES
Đầu tiên, hãy xem xét thế nào là "nói dễ hiểu" - "intelligible". Kỳ thi nói IELTS chấp nhận việc người nói có "accent", và một điều thú vị là, một người không phải bản xứ cũng có thể học để làm IELTS examiner (giám khảo).
Điều này có nghĩa là bạn không cần quá lo lắng nếu mình, ví dụ, phát âm kiểu Anh Mỹ khi đi thi IELTS. Quan trọng là bạn nói có dễ hiểu không thôi.
Nếu bạn phát âm và "examiner" không hiểu bạn đang nói gì, chắc chắn điểm IELTS speaking của bạn sẽ thấp. Vậy, làm thế nào để nói dễ hiểu?
Theo kinh nghiệm đào tạo phát âm nhiều năm cho người Việt, mình thấy để nói dễ hiểu, chúng ta cần lưu ý 3 yếu tố.
- Âm: Nhiều người bảo bạn cần phải phát âm thật chuẩn, thực ra điều này không quá cần thiết. Bạn nên học IPA tới mức độ có thể hiểu được bản chất của âm, và có thể xử lý được những cụm âm, ví dụ: he kisses her (âm /iz/ ở kisses).
- Âm cuối: Nhiều người gặp vấn đề với âm cuối, đặc biệt là âm hữu thanh đứng ở cuối, ví dụ: bed.
- Trọng âm: Thông thường, mọi người nói không có trọng âm, hoặc đọc sai trọng âm. Ví dụ, khi bạn định nói "cereal" có thể nói thành "surreal".
Đó là nửa đầu của yêu cầu nói IELTS, nói rõ, bạn đã đạt được ít nhất là "band 6" của phát âm rồi, ngoài ra, nó còn giúp cho điểm ngữ pháp của bạn nữa ("he wanted to do that" thay vì "he want to do that").
Các nguyên tắc phát âm khác bao gồm: giai điệu (rhythm), ngữ điệu (intonation), nối âm (linking words), và nói theo cụm (thought group).
Nói đúng giai điệu có nghĩa là bạn sẽ nhấn nhiều hơn vào những từ cần được nhấn. Ví dụ, "I TOtally disaGREE with the idea that WOmen should be alLOWed to aBORT after TWENty WEEKS of PREGnancy." Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ phải giảm lược những âm không được nhấn. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới cả mức độ rõ ràng (intelligibility) trong lời nói của bạn.
Ngữ điệu là việc bạn lên hoặc xuống trong câu để thể hiện các cảm xúc, thái độ, hoặc ý tưởng khác nhau. Người Việt thường nói "monotone" - tức là nói đều đều, gây khó khăn cho người nghe trong việc nắm bắt ý tưởng.
Khi người bản xứ nói, họ thường không nói theo từ, mà nói thành cụm có ý nghĩa (thuật ngữ gọi là "thought group"). Khi đó, cả cụm nghe giống như một từ rất dài vậy, không có ngắt nghỉ ở giữa và các từ như dính liền với nhau. Đây là hai yếu tố còn lại mà "examiner" sẽ đánh giá bạn: "thought group" và "connected speech".
Đối với phần lớn người học, nói theo cụm "thought group" là một thử thách lớn, và "connected speech" là một nội dụng cần phải học.
Quang Nguyen
Theo VNE
Học tiếng Anh: Luyện nghe theo chủ đề "kỹ năng sống sót trên đảo hoang" Luyện nghe tiếng Anh hàng ngày giúp người học cải thiện rõ rệt khả năng học, ghi nhớ, phân biệt phát âm của từ vựng cũng như khả năng nghe hiểu tiếng Anh. Bài học nghe với chủ đề kỹ năng sống sót trên đảo hoang - một chủ đề vô cùng thiết thực được thực hiện dễ hiểu và thú vị, cung...