Ứng dụng công nghệ trong dạy học: Không phải là cây đũa thần…
Với sự hỗ trợ của công nghệ, ngày nay giáo viên có nhiều thuận lợi khi chuyển tải kiến thức đến học sinh. Thế nhưng, cần phải sử dụng đúng cách, hiệu quả cao, còn không sẽ có những tác dụng ngược.
Sử dụng bài giảng điện tử phù hợp, đúng cách mới có hiệu quả – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thích thú nhưng dễ sao nhãng
Các hoạt động giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin Theo công văn hướng dẫn của Bộ GD-ĐT gửi các sở GD-ĐT về việc sử dụng công nghệ thông tin năm học 2013-2014, các hoạt động ứng dụng công nghệ trong dạy và học gồm: soạn giáo án, bài trình chiếu, bài giảng điện tử và áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, thí nghiệm ảo. Học sinh có thể học tập qua nhiều nguồn học liệu. Ngoài việc tập trung vào các bài giảng điện tử trên lớp, giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh biết tự khai thác và ứng dụng công nghệ vào quá trình học tập của bản thân.
Sử dụng giáo án điện tử, máy chiếu… giáo viên không mất nhiều thời gian ghi lên bảng, học sinh hứng thú vì nghe, xem, cảm nhận với những hình ảnh, đoạn phim sinh động, màu sắc. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, vài tiết lên lớp không nhiều, giáo viên lo loay hoay thao tác với máy móc, ít nhiều xao nhãng nội dung. Về phía học sinh, đôi khi bị hình ảnh, âm thanh thu hút mà quên ghi chép.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tuấn Minh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), thông tin: “Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ khá hấp dẫn, nên có trường hợp học sinh mải mê với những hình ảnh trên màn hình mà không tập trung vào các việc khác như làm bài tập, phát biểu”.
Còn ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú TP.HCM), cho rằng bài giảng điện tử có tính tổng hợp cao, giáo viên thường chỉ tóm tắt, thiếu các chi tiết hệ thống. Do đó học sinh hiểu ngay tại chỗ nhưng sau đó quên rất nhanh.
Ông Nguyễn Tuấn Minh kể sau những lần dự giờ các tiết giảng sử dụng giáo án điện tử, ông thấy học sinh thường thích thú, chỉ chỏ, bàn luận về các hình ảnh trên màn hình gây mất trật tự và mất tập trung. Đó là chưa kể, lớp học đông, những học sinh ngồi cuối lớp sẽ không nhìn rõ màn hình.
Dễ rập khuôn, sao chép
Ýkiến Sử dụng đúng cách, hiệu quả cao Nếu sử dụng công nghệ vào việc giảng dạy, thi cử đúng cách thì ngay cả nhưng môn “nhiều chữ, khô khan” như triết học cũng vẫn mang lại được hiệu quả cao. Tôi vẫn thường sử dụng powerpoint cho bài giảng của mình. Những phần nào có liên hệ với thực tiễn, tôi lại dùng những thước phim, hình ảnh để mình họa. Sau đó, cho sinh viên làm bài tập ngay tại lớp bằng cách chiếu một câu chuyện bằng hình ảnh, rồi đưa ra bài trắc nghiệm hoặc những bài điền khuyết… BÙI THỊ XUYẾN (giảng viên môn triết, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) Chắt lọc nội dung Ngày nay, các giảng viên vẫn thường xuyên sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế các bài giảng trên lớp. Tuy nhiên, để việc này thực sự hiệu quả, giảng viên phải biết chắt lọc, lựa chọn nội dung cốt lõi chứ không phải bê nguyên xi toàn bộ nội dung lên. Đồng thời đưa vào những mô phỏng thực tế, hình ảnh minh họa. Sau đó hướng dẫn sinh viên phương pháp tiếp cận vấn đề, chỉ dẫn đọc thêm những giáo án, tài liệu nào. MAI DUY PHƯƠNG (Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM)
Theo tiến sĩ Phạm Thế Bảo, Phó trưởng khoa Toán – Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, giáo viên chỉ nên coi bài giảng điện tử là một công cụ trong quá trình chuyển tải thông tin chứ không phải là cây đũa thần có thể thay thế được mọi thứ. Ông Bảo cho biết: “Trong một tiết học sẽ diễn ra các tình huống sư phạm khác nhau đòi hỏi giáo viên phải xử lý. Ngoài ra, giờ học cũng không thể thiếu sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, lúc đó bảng phấn là công cụ cần thiết để hai bên thể hiện suy nghĩ trực tiếp”.
Có thực trạng là hiện nay không ít giáo viên có thể tải từ trên mạng những bài giảng có sẵn để làm giáo án cho riêng mình mà không chỉnh sửa hay thêm bớt điều gì. Ông Bảo lo ngại điều này dẫn đến khả năng thui chột tư duy sáng tạo của người dạy và học vì những bài giảng rập khuôn. “Không cẩn thận thì chúng ta chuyển từ chế độ đọc – chép truyền thống sang chế độ nhìn – chép hiện đại, nếu như thầy trò phụ thuộc vào các bài giảng điện tử”, ông Phạm Thế Bảo lưu ý.
Chính vì thế ông Tuấn Minh cho rằng với những tiết học có nội dung đơn giản, sách giáo khoa đã có đầy đủ rồi, thì không cần thiết phải làm bài giảng điện tử. Chỉ kiến thức nào khó, cần phải có sự bổ trợ của hình ảnh, âm thanh cho học sinh dễ hình dung, thì nên đưa vào. “Tùy vào môn học, chẳng hạn các môn văn, sử, địa rất thích hợp dùng giáo án điện tử còn môn toán thì không cần”, ông Minh nêu quan điểm.
Phản tác dụng nếu không chuẩn bị kỹ
Để có được một bài giảng điện tử hay, chính xác, đúng yêu cầu, trước hết giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó cần nhiều thời gian và công sức để thiết kế bài giảng. Giữa vô vàn hình ảnh, thông tin trên mạng, giáo viên phải lựa chọn những tư liệu đúng, có nguồn đáng tin cậy để tránh sai sót về kiến thức.
Một giáo viên dạy lịch sử ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết: “Để chuẩn bị cho một bài giảng, tôi phải nhờ sự trợ giúp của ông xã về các thao tác công nghệ thông tin, để thể hiện sao cho đẹp mắt, khoa học. Trước đó thì tôi phải tìm kiếm tư liệu trên mạng, lựa chọn những hình ảnh đắt, những thông tin trùng khớp với nội dung sách giáo khoa. Nói chung là phải mất vài buổi mới xong một bài giảng”. Lo ngại điều này, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Chúng tôi không yêu cầu giáo viên phải thường xuyên dùng bài giảng điện tử. Chỉ những bài nào thực sự phù hợp thì giáo viên đăng ký. Còn lại vẫn sử dụng phương pháp dạy truyền thống”.
Theo TNO
Trao giải cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử
Bộ GD-ĐT và Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning" lần 2.
Ảnh minh họa
Sau gần hai năm phát động, cuộc thi đã nhận được 8.487 bài dự thi của 7.000 giáo viên từ hai khối: khối trung học (THCS và THPT) và khối tiểu học của hơn 40 tỉnh thành gửi về. Trong số này có 184 sản phẩm đoạt giải với 16 giải nhất, 29 giải nhì, 48 giải ba và 63 giải khuyến khích. Tổng giá trị giải thưởng lên đến gần 1,5 tỉ đồng.
Thái Bình là tỉnh giữ chức quán quân số lượng bài dự thi, số lượng bài vào vòng chung khảo và số lượng bài được giải nhất. Theo ban tổ chức, Thái Bình đã có 2.250 bài dự thi, trong số này có 376 bài vào vòng chung khảo và có 6/16 giải nhất.
Đánh giá về cuộc thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết những bài giảng đoạt giải đều có tính tương tác cao, nội dung hấp dẫn, cuốn hút người học và có thể làm học liệu quý giá, giúp học sinh tự học ở nhà để nâng cao kiến thức, trình độ.
Theo Tuoitre
Thầy giáo trẻ xứ Nghệ chinh phục giám khảo nước ngoài Bài giáo án điện tử của thầy Vương Quốc Linh (Trường THCS Phú Hồng, huyện Yên Thành, Nghệ An) đã chinh phục ban giám khảo châu Âu và đoạt giải Nhất. Bài giảng cũng được dịch ra tiếng Anh và đem đi dự cuộc thi giáo án điện tử toàn cầu ở vương quốc Bỉ. Trẻ, nhiệt tình, đam mê nghiệp gõ đầu...