Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và xuất bản sách, giáo trình
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách và giáo trình” đưa ra nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ mới trong xuất bản sách và các giáo trình, giúp cho các nhà khoa học dễ dàng thực hiện việc viết sách và chia sẻ tri thức tới toàn thể cộng đồng, chống hiện tượng sách giả, sách lậu.
Ngày 11/6, tại Hà Nội, Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề, NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình, học liệu”.
Hội thảo có sự tham dự của ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục quản lý xuất bản, in và phát hành (Bộ TT-TT), ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục Việt Nam, đại diện các nhà xuất bản và hiệu trưởng của nhiều trường đại học trên cả nước.cùng lãnh đạo các nhà xuất bản, trường đại học.
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình, học liệu”
Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Đức Thái Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục Việt Nam cho biết NXB này sẽ là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và phù hợp nhất trong việc biên soạn sách, chống in lậu sách, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng sách của cộng đồng.
Hiện nay, NXB GDVN đã và đang thực hiện việc ứng dụng các giải pháp tốt nhất cho hoạt động xuất bản đặc biệt là công nghệ 4.0, trong số các đơn vị của NXB đi theo xu hướng này có Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề.
Ông Phạm Gia Trí, Giám đốc Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề đã đưa ra tại hội thảo này nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ mới trong xuất bản sách và các giáo trình, giúp cho các nhà khoa học dễ dàng thực hiện việc viết sách và chia sẻ tri thức tới toàn thể cộng đồng.
Video đang HOT
Tại đây, ông Trí giới thiệu phần mềm và quy trình làm sách miễn phí tới các trường đại học và các nhà khoa học, đồng thời trình diễn cách thức sử dụng phần mềm này.
Theo ông Trí, quy trình sản xuất sách hiện đại này là “phương tiện hỗ trợ giảng viên viết sách trong thời kì hiện đại”. Nhờ nó, các tác giả, nhà khoa học sẽ tiết kiệm thời gian và công sức khi viết sách.
Bên cạnh đó, ông Trí cũng trình bày các giải pháp chống sách giả bằng tem chống giả công nghệ cao có mã truy cập học liệu và dãy số truy xuất hồ sơ nguồn gốc sách; phát triển sách điện tử góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy học tập của các trường…
Quy trình làm sách sử dụng phần mềm hiện đại, giúp các nhà khoa học trình bày sách hiện đại, thông minh và sử dụng tài liệu khoa học ngay cả khi chưa xuất bản thành sách.
Các đại biểu là những người viết sách, các nhà khoa học, các đại diện của trường đại học bày tỏ sự quan tâm khi tiếp cận với công nghệ mới và cũng đưa ra nhiều thắc mắc về việc ứng dụng công nghệ làm sách mới vào thực tiễn, những vấn đề về kĩ thuật, kinh phí… cũng được đặt ra.
Về việc NXB GDVN đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất và xuất bản sách được hoan nghênh song cũng đặt ra những thách thức rằng cái mới liệu đã phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Những người tâm huyết vào sách và giáo dục tin tưởng rằng công nghệ mới là điều cần thiết, dù rằng có những chỗ còn cần phải điều chỉnh nhưng nếu chúng ta cứ mãi e dè thì sẽ bị tụt hậu so với thế giới.
Các đại biểu nhấn mạnh vấn đề về pháp lý trong việc quản lý sách điện tử hiện nay. Từ khâu sản xuất cho tới xuất bản sách điện tử còn rất lỏng lẻo, dẫn tới tình trạng ăn cắp chất xám, hiện tượng thông tin xấu độc, sách chưa qua kiểm duyệt…
H.K
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia Hà Nội tập trung đào tạo cử nhân tài năng theo hướng đại trà
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới của ĐH Quốc gia Hà Nội là đổi mới cách tiếp cận quản lý đào tạo một cách toàn diện và đột phá, hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Theo đó, lấy tiêu chí đào tạo cử nhân tài năng theo đại trà chứ không đặc biệt như hiện nay.
Tại phiên họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN mở rộng, giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết, chú trọng điều chỉnh chiến lược của ĐH QGHN mà nền tảng là KH&CN đến năm 2025 và thực hiện linh hoạt đối với các nhiệm vụ khoa học và đào tạo; Chỉ ra hướng mới, tính khả dụng góp phần phát triển KHCN và giáo dục cho đất nước.
Về KHCN, ông Sơn cho hay tập trung đưa ra những định hướng đầu tư, huy động nguồn lực để tạo ra sản phẩm đầu ra mang tầm quốc gia. Đối với đào tạo, trong năm 2019 cấp thiết đổi mới đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, đồng thời đổi mới trong hoạt động giảng dạy.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là đổi mới cách tiếp cận quản lý đào tạo một cách toàn diện và đột phá, hướng tới đạt chuẩn quốc tế; lấy tiêu chí đào tạo cử nhân tài năng theo đại trà chứ không đặc biệt như hiện nay.
Bên cạnh đó, đổi mới một cách tổng thể và hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế từ công nghệ dạy - học hiện đại, tiên tiến, cũng như giáo trình, học liệu, cơ sở vật chất, trình độ và kĩ năng của đội ngũ giảng viên.
Chuyển đổi chương trình theo chuẩn đầu ra, đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực (đến nay đã được nhân rộng mô hình áp dụng cho cả nước), xây dựng quy hoạch ngành/chuyên ngành đào tạo, mở mới các chương trình đào tạo thí điểm.
Trong đó, một số chương trình liên ngành, liên lĩnh vực đã trở thành "đặc sản" của ĐHQGHN, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội như: Biến đổi khí hậu, Khoa học bền vững, Vật liệu và linh kiện nano, Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
ĐH QGHN đặt mục tiêu đến năm 2025, hoạt động KHCN đóng vai trò nòng cột cho sự phát triển ĐHQGHN thành đại học định hướng nghiên cứu trong nhóm 100 đại học hàng đầu châu Á để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Đặc biệt, ĐHQGHN sẽ tập trung đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm khoa học công nghệ cao, áp dụng với thực tiễn của xã hội. Góp phần vào việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam theo hướng phát triển mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
Nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN thuộc top 3 Việt Nam trên cơ sở phát triển các phát minh sáng chế thuộc các lĩnh vực mà ĐHQGHN có thế mạnh là Công nghệ Sinh học, Hóa học, Công nghệ thông tin, Dược liệu, Điện tử Viễn thông, Cơ khí, Vật liệu/Năng lượng mới.
KHCN đặt mục tiêu nhiệm vụ cho năm 2019 và đến năm 2025 sẽ có 50 sản phẩm được thương mại hóa.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Kumon: từ lớp học tại gia đến phương pháp giáo dục toàn cầu Khởi nguồn từ tình yêu thương của người cha dành cho con trai, ngày nay Kumon có hơn 4 triệu học sinh và 24.700 trung tâm trên toàn thế giới. Ngược dòng lịch sử Nhật Bản, tất cả bắt đầu bên trong căn nhà nhỏ thuộc Osaka mùa Thu năm 1954. Khi đó, mẹ của cậu bé Takeshi Kumon (đang học lớp hai)...