Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất thuốc
Ngày 16-5, tại cuộc tọa đàm về ‘Vai trò của công nghệ 4.0 trong sản xuất thuốc nhỏ mắt’, Công ty Cổ phần Traphaco cho biết, Công ty vừa ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất thuốc, đó là công nghệ kín.
Dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt tại Công ty cô phần Traphaco.
Quy trình sản xuất thuốc nhỏ mắt theo công nghệ này có các bước tự động: Pha chế dịch; tạo bao bì nhựa; rót dịch; hàn kín lọ, hoàn thiện sản phẩm. Để tạo bao bì sản phẩm, hệ thống đun chảy hạt nhựa nguyên sinh ở nhiệt độ 180C và thổi tạo hình lọ, sau đó dịch thuốc được bơm vào lọ bằng công nghệ rót dịch điện tử và lọ được hàn kín hoàn toàn.
Toàn bộ quá trình để cho ra lọ thuốc thành phẩm chỉ mất 13 giây, được kiểm soát nghiêm ngặt, kết hợp với hệ thống màng lọc vô trùng, bảo đảm độ vô trùng của sản phẩm. Công nhân không trực tiếp sản xuất mà chỉ theo dõi, giám sát hệ thống.
Video đang HOT
Theo bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Traphaco, đây là công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay, đã được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là một quá trình vô trùng cao nhất. Công nghệ giúp bảo đảm sản phẩm hoàn toàn vô khuẩn, bảo vệ toàn vẹn dược chất, hiệu lực tối đa của sản phẩm, khắc phục được nguy cơ nhiễm khuẩn.
Với công nghệ hở trước đây, bao bì lọ được bảo quản, vận chuyển đến nơi sản xuất trong thời hạn từ 1-2 năm, cho nên sẽ có rất nhiều nguy cơ bội nhiễm, khó bảo đảm vô trùng tuyệt đối. Công nghệ rót dịch điện tử, điều chỉnh thể tích bằng thời gian rót dịch bảo đảm độ chính xác, không bị rớt dịch để lại vết trên miệng lọ. Điểm đặc biệt nhất của hệ thống, đó là quy trình vệ sinh tự động và tiệt trùng tự động nhằm giảm tối đa sự can thiệp của con người.
Theo Dân Việt
Doanh nghiệp nên ứng dụng IoT trong sản xuất để tạo khác biệt
Theo các chuyên gia, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Vì thế, ứng dụng Internet vạn vật (IoT) sẽ là biện pháp hữu hiệu.
Doanh nghiệp giới thiệu về công nghệ ứng dụng IoT tại tọa đàm. Ảnh: H.Dịu
Trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua sáng tạo và đổi mới công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0", sáng 11/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội tổ chức tọa đàm về Internet vạn vật (IoT).
Tọa đàm nhằm thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về tiền năng của Internet vạn vật và có định hướng triển khai ứng dụng trong thực tiễn.
Có thể thấy, trong những năm qua, sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo được dự báo sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế của Việt Nam và hứa hẹn mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp những cơ hội mới. Internet vạn vật (IoT), tuy mới xuất hiện - nhưng lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hiện nay và trong tương lai. Việc ứng dụng mạng lưới, thiết bị kết nối internet đang trở thành công nghệ có xu hướng ngày càng lớn đến đời sống con người, tác động rộng rãi đến nhiều lĩnh vực và là xu thế tất yếu của sự phát triển của thế giới nói chung và cộng đồng doanh nghiệp.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho hay, trước những tác động tích cực của IoT, các doanh nghiệp cần phải suy nghĩ để tìm ra đâu là giải pháp để đáp ứng và thích ứng, không thể đi ngược lại xu thế này.
Đồng quan điểm, theo ông Đào Ngọc Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhận thức của toàn xã hội và các doanh nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày càng được nâng cao rất nhiều. Các bộ, ngành, địa phương đều đã có bước đi cụ thể, hiệu quả nhằm thực hiện theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng này.
Tuy nhiên, ông Chiến cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 bao gồm nhiều công nghệ cao với sự tích hợp cao sẽ đem lại nhiều thời cơ song cũng không ít thách thức. Do đó, các doanh nghiệp cần tạo dựng quan hệ mới, tiếp cận, học hỏi các công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc phát triển sáng tạo, bền vững; đồng thời, nâng cao năng lực sản suất, sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, hợp lý hơn đối với người tiêu dùng.
"Để trụ vững và phát triển trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp buộc phải tạo ra yếu tố khác biệt trong các sản phẩm của mình. Nhưng muốn có yếu tố khác biệt, các doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, phải có những sáng tạo trong ứng dụng. Vì vậy, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu để có những sản phẩm đặc sắc, khác biệt tạo cạnh tranh tốt hơn", ông Đào Ngọc Chiến nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Lê Văn Quân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội, dù IoT đã xuất hiện trong nhiều chương trình hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, nhưng đây vẫn là vấn đề mới. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn sự hợp tác của các cơ quan hữu quan, nhằm đưa ra các chương trình, chính sách hỗ trợ thiết thực như: vốn ngân hàng, công tác tài chính, kế toán, thuế, mạt bằng sản xuất...
Vì vậy, tại diễn các đại biểu được giới thiệu dự án ứng dụng IoT trong nông nghiệp, quan trắc môi trường, đô thị thông minh và sản xuất thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp...
Theo hải quan
PTIT ký kết hợp tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực ICT với CMC, FPT Telecom Đào tạo, nghiên cứu khoa học; Phát triển nguồn nhân lực; và Truyền thông quảng bá thương hiệu là 3 mảng nội dung sẽ được Học viện Công nghệ Bưu chính (PTIT) và các doanh nghiệp CMC, FPT Telecom tập trung triển khai các hoạt động hợp tác trong thời gian tới. 9 cơ sở đào tạo đại học cùng các đối tác...