Ứng dụng CNTT trong đổi mới giáo dục: Chuyển động nơi vùng khó
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy là giải pháp thiết thực và hữu ích của giáo viên trong thời đại công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ở các trường vùng cao, sự thay đổi trong tư duy, cách thức dạy học ứng dụng theo công nghệ đã tạo nên sự đột phá không ngờ về chất lượng.
Giờ học Tiếng Anh của cô giáo Phạm Thị Tân
Xu hướng 4.0
Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học ra đời, mang lại hiệu quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất. Từ việc lên lớp bằng giáo án điện tử, dạy học bằng trình chiếu trên màn hình (PowerPoint), những năm gần đây còn xuất hiện thêm những thiết bị công nghệ dạy học hiện đại như: Bảng điện tử thông minh, sách giáo khoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning…
Thầy Hoàng Văn Việt, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng (xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng) chia sẻ: Ứng dụng CNTT chính là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy trong nhà trường; giúp các em học sinh hứng thú hơn khi đến trường và đây cũng là xu thế trong thời đại công nghiệp 4.0.
Nhờ có việc áp dụng công nghệ thông tin, thầy hiệu trưởng Hoàng Văn Việt cho hay, các năm học trước, tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường chỉ là 25 – 30% thì năm học 2017 – 2018, tỷ lệ đã lên tới 57%. Việc kiểm tra đánh giá được tổ chức đơn giản, thường xuyên hơn, và không mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Tham dự một tiết dạy Tiếng Anh của cô Phạm Thị Tân, giáo viên Trường Tiểu học số 1 Phố Ràng (Lào Cai) bằng giáo án điện tử, chúng tôi rất ấn tượng với không khí học tập sôi nổi của lớp học. Để giúp học sinh hứng thú với tiết học, hiểu bài nhanh hơn, cô Tân vừa kết hợp dạy bằng phương pháp truyền thống với phấn trắng bảng đen và dạy bằng trình chiếu trên tivi màn hình Led 50 inch treo trên tường.
Cô Phạm Thị Tân, cho biết, trong quá trình dạy học, cô luôn ứng dụng CNTT một cách triệt để như sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, các hình ảnh trực quan và sống động, các hoạt động kết nối với giáo viên người bản ngữ. Các tiết học được ứng dụng CNTT giúp chúng em tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương pháp đọc và chép truyền thống.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
“Làm mới” tiết học
Ở ngôi trường còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, công nghệ 4.0 trong giáo dục cũng đã đến với giáo viên, HS. Theo cô giáo Ma Thị Chuyên, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Mẫu (Ba Bể – Bắc Cạn): “Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy và đưa vào tiêu chí thi đua của cán bộ, giáo viên. Qua một thời gian ứng dụng CNTT vào dạy học đã giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy.
Cô Chuyên cũng cho rằng, giáo án điện tử và CNTT đã góp phần “làm mới” tiết học, tạo hứng thú, giúp HS tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt. Chẳng hạn ở môn Sinh học, khi biểu thị quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể người, mô hình minh họa trên máy chiếu kết hợp với hiệu ứng âm thanh sẽ giúp chúng em dễ hình dung hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy, thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, HS có nhiều cơ hội thể hiện quan điểm của mình.
Xác định đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới chương trình GDPT sắp tới, các thầy cô giáo vùng cao cũng rất nỗ lực tiếp cận với CNTT phục vụ quá trình dạy học. Cô La Hoàng Oanh – Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Tiểu học Thượng Giáo (Bắc Kạn) cho biết: Với giáo viên vùng cao, những năm trước khó khăn nhất là khi áp dụng CNTT vào dạy học. Năm nay, đa phần các thầy cô bắt đầu biết ứng dụng CNTT vào bài giảng, nhiều cô còn soạn giảng trên trình chiếu PowerPoint.
Điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, nhà trường chỉ có máy tính phục vụ công tác quản lý, thế nhưng để phục vụ cho việc đổi mới dạy và học đáp ứng Chương trình mới, hiện nay các thầy cô giáo đều tự trang bị cho mình máy tính cá nhân để phục vụ quá trình giảng dạy.
Việc xây dựng và chuẩn năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên các cấp là điều vô cùng cần thiết trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Chính những nỗ lực của các thầy cô giáo nơi vùng cao sẽ giúp HS dân tộc tiếp cận với những kiến thức hiện đại công nghệ 4.0, đồng thời là bước đệm các thầy cô giáo chuẩn bị cho việc bồi dưỡng GV và CB quản lý qua mạng trong Chương trình GDPT mới.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Làm gì để công nghệ thông tin ứng dụng thành công vào mọi lĩnh vực có nhu cầu
Những năm gần đây, chúng ta đang nói nhiều đến cách mạng công nghiệp 4.0. Và trong cuộc cách mạng đó, không chỉ là sự thâm nhập để ứng dụng CNTT mà còn là sự vận động nội tại của chính các lĩnh vực có nhu cầu. Tuy nhiên, yếu tố quyết định cho sự thành công chính là con người và bên cạnh việc đào tạo nhân lực CNTT thì còn phải đào tạo CNTT cho các lĩnh vực có nhu cầu.
Một lớp học thực hành tại Đại học CNTT-TT Thái Nguyên.
Khi cử nhân, kỹ sư CNTT chưa thể hiểu biết về chuyên môn của các lĩnh vực
Theo ông Nguyễn Nhật Quang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), CNTT có một đặc thù riêng là bên cạnh yếu tố chuyên sâu của nó thì còn phải thâm nhập vào các lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng. Để làm được việc đó, đương nhiên các doanh nghiệp CNTT phải có những nghiên cứu nhằm tin học hóa, tự động hóa các quy trình hoạt động thực tế.
Song nhiệm vụ này về cơ bản là không dễ chút nào vì theo TS Mai Anh - nguyên Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam thì trong khi sinh viên các ngành học khác được học thêm về CNTT để ứng dụng vào lĩnh vực của mình thì sinh viên ngành CNTT lại dường như không được học gì về những lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng. Rất giỏi lập trình song không biết lập trình về cái gì thì sao có thể là giỏi được.
Dẫu vậy, khó có thể buộc những người đã tốt nghiệp ngành CNTT đi học thêm một chuyên môn khác cho nhu cầu công việc của mình, nhất là CNTT liên tục đổi mới và cập nhật nên việc cần làm hơn với họ là làm sao tự học hỏi, cập nhật các kiến thức đó.
Để giải quyết những bài toán này cho ngành CNTT, nhiều ý kiến cho rằng ngoài chương trình đào tạo chính thức thì các đại học cần có các hội thảo chuyên đề cho sinh viên về các lĩnh vực có nhu cầu như xây dựng, giao thông, y tế, thể thao... thay vì chỉ quanh quẩn với các bài toán quản lý.
Cũng về thực tế này, ông Nguyễn Nhật Quang cho rằng trong hoạt động đào tạo của mình, các đại học phải chủ động đón bắt các nhu cầu của tương lai, tức là đi trước doanh nghiệp về các xu thế ứng dụng và phát triển CNTT. Nguyên nhân vì công nghệ liên tục thay đổi và các đại học phải làm sao để sinh viên ra trường thích ứng được với ít nhất là các công cụ lập trình mới. Hiểu biết về các lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng CNTT đương nhiên cũng là vấn đề phải đặt ra và bên cạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài thì bản thân các ngành học khác trong cùng một trường cũng có thể chủ động bắt tay với ngành CNTT.
Xây dựng các giải pháp và phần mềm ứng dụng: Bí quyết của doanh nghiệp
Nói về thực tế ở Công ty Phần mềm Hài Hòa (Harmony Soft) của mình, ông Nguyễn Nhật Quang cho biết, để xây dựng các giải pháp và phần mềm trong lĩnh vực xây dựng, đội ngũ nhân viên ở đây ngoài các kỹ sư phần mềm và lập trình viên thì phải có cả kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư. Đương nhiên, các đội ngũ này phải làm việc phối hợp với nhau để có sản phẩm chung. Thành công hay không chính là bí quyết của doanh nghiệp không dễ gì chia sẻ song sẽ là lý tưởng nếu các kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư đã kinh qua văn bằng 2 về CNTT hoặc đã học qua một số chứng chỉ ngắn hạn về CNTT.
Cũng hệt như vậy, nếu thâm nhập vào lĩnh vực y tế thì doanh nghiệp phần mềm cũng phải tuyển dụng cả bác sĩ. Tuy nhiên, để có sự hiểu biết lẫn nhau giữa bác sĩ là chuyên gia tin học thì dường như còn có phần khó hơn. Dẫu vậy, các bác sĩ cũng phải ý thức một điều là với các hệ thống mà họ góp phần xây dựng cùng đội ngũ phần mềm thì dữ liệu được tích lũy vào đó không phải là của riêng mình, mà là của cả hàng trăm, hàng nghìn bác sĩ khác. Có như vậy, việc ứng dụng CNTT để chẩn đoán, khám bệnh mới tỏ ra hơn hẳn so với một bác sĩ thông thường do đã được tích lũy tri thức của hàng trăm, hàng nghìn bác sĩ.
Để triển khai ứng dụng CNTT, rất cần đội ngũ nhân lực mang tính chất "cầu nối". Ảnh: hoanhap.vn
Nói như vậy, có thể thấy để CNTT thâm nhập vào mọi lĩnh vực có nhu cầu thì nguồn nhân lực cho hoạt động này rất cần đến đội ngũ "cầu nối". Công việc của họ không phải là ngồi lập trình từng dòng lệnh mà là khảo sát, xây dựng kiến trúc tổng thể cho các phần mềm ứng dụng - một công việc phải đi trước một bước trước khi ra yêu cầu cho các kỹ sư phần mềm và lập trình viên.
Vậy nhân lực "cầu nối" giữa các lĩnh vực có nhu cầu và CNTT đã và sẽ ở đâu ra? Ngay từ những năm 1990, các trường đại học đầu ngành về CNTT đã bắt tay đào tạo kỹ sư, cử nhân văn bằng 2 cho các đối tượng có nhu cầu nhằm chuyển đổi nghề nghiệp hoặc làm ứng dụng CNTT cho chính lĩnh vực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, theo GS TS Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch CLB các khoa, viện, trường đào tạo về CNTT (FISU) thì đáng tiếc là những năm gần đây, hệ đào tạo này thường không tuyển đủ số lượng học viên tối thiểu cần thiết. Phải chăng, nguyên nhân vì ngành giáo dục vẫn chỉ coi hoạt động đào tạo văn bằng 2 là "kế hoạch 3" của các trường chứ chưa thực sự nhận thức rằng đây chính là đội ngũ "nhân lực cầu nối" để CNTT thâm nhập vào các lĩnh vực có nhu cầu.
Theo viettimes
Ứng dụng công nghệ 4.0 để truyền cảm hứng trong giáo dục lịch sử Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng CNTT vào đổi mới giáo dục đang là xu thế tất yếu không thể đảo ngược ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở Việt Nam, ngành giáo dục cũng cần phải thay đổi tư duy, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, tận dụng tối đa mọi nguồn lực xã hội để có...