Ứng dụng Android đáng dùng nhất năm 2013
Sở hữu một thiết bị Android, kể cả loại tablet tầm trung hay smartphone bình dân, bạn vẫn có thể cài đặt những ứng dụng Android hay và đáng dùng nhất của năm 2013. Miễn phí!
Người dùng Android có thể theo dõi các ứng dụng hay và miễn phí cập nhật thường xuyên tại nhipsongso.tuoitre.vn
Dựa theo thói quen sử dụng thiết bị di động của người dùng trong năm 2013: tin tức, giải trí, lướt web, do đó, các ứng dụng Android phục vụ “thượng đế” tốt nhất trong năm 2013 nghiễm nhiên có mặt, không cần qua ban bệ đánh giá, vì những lượt tải và phản hồi của người dùng cho chính sản phẩm đó trên chợ ứng dụng Google Play là thước đo đáng tin cậy nhất.
Ngoài ra, các ứng dụng bên dưới hoàn toàn miễn phí sử dụng theo tiêu chí quen thuộc trên Nhịp Sống Số một năm qua. Bạn đọc có thể lượt qua sản phẩm cần thiết và trải nghiệm ngay:
Nhóm ứng dụng tin tức
Khó lòng đề cử cho một đại diện duy nhất trong nhóm ứng dụng tin tức, những sản phẩm sau đều quá tốt để ở lại trong danh sách.
* Flipboard: bóng bẩy nhất, cách chuyển tiếp giữa các trang tin cũng tạo nét riêng thu hút người xem. Tuy nhiên, Flipboard thích hợp với các nguồn tin là tạp chí. Trong năm nay, Flipboard công bố chức năng “tạp chí của chính bạn”, cho phép người dùng tổng hợp những tin bài hay do chính họ chọn lọc thành một tạp chí số và “xuất bản” lên Flipboard, chia sẻ với mọi người.
Giao diện Flipboard trên máy tính Android
* Pulse: được mạng xã hội LinkedIn thâu tóm, Pulse có thêm nguồn lực để vượt trội lên so với các đối thủ. Pulse cho phép quản lý các nguồn tin với danh sách hỗ trợ khá lớn, lướt nhanh đầu tin và đánh dấu, chia sẻ.
* Circa: ứng dụng đọc tin tổng hợp được người dùng iPhone/iPad yêu thích đã có mặt trên Android trong năm. Circa hoạt động tương tự News360, tổng hợp nhiều nguồn tin cho một tin, giúp người xem có thể tham khảo đa dạng hơn.
Giao diện đọc tin tổng hợp từ Circa trên tablet Android – Ảnh: TheNextWeb
Đáng chú ý, Feedly trở thành “người hùng” sau khi Google Reader “ra đi”, trở thành công cụ đọc luồng tin tổng hợp (RSS) phổ biến nhất.
* Pocket: Một người phụ việc cần mẫn, lưu tất cả những trang web, tin tức mà bạn chưa kịp có thời gian đọc để nhấm nháp lại trong thời gian rảnh, kể cả khi không có kết nối Internet vì Pocket có thể lưu trữ chúng ở dạng “offline”. Giao diện quản lý dữ liệu trong Pocket khá đơn giản và khoa học, phân chia theo từ khóa “tag”.
Video đang HOT
Ngoài ra, Pocket không chỉ có mặt trên Android mà hiện diện ở khắp các nền tảng, qua ứng dụng di động hay bookmarklet (tiện ích đánh dấu nhanh trang đang xem trên trình duyệt web).
Cùng nhóm với Pocket còn có Instapaper nhưng Pocket (lớp áo mới của ReadItLater) là đại diện nổi trội nhất.
Nhóm multimedia & hình ảnh
* Sticher Radio: dành cho các thính giả vẫn luôn mong chờ nghe những chương trình radio yêu thích.
* Dragon Mobile Assiatant: phiên bản thay thế đáng giá cho ứng dụng ra lệnh qua giọng nói tích hợp sẵn trong Android.
Đối với các ứng dụng xử lý hình ảnh, Android có một danh sách dài thườn thượt “ứng dụng đáng dùng”, không tốn chi phí nhưng chức năng không chê vào đâu được. Trải nghiệm qua hàng loạt, một số ứng dụng sau được tác giả đề cử qua tính năng xử lý, bộ lọc hiệu ứng, giao diện thân thiện dễ sử dụng, và khả năng chia sẻ sau khi hoàn tất: Snapseed, Pixlr Express, Photo Studio.
Đối với ảnh RAW (DNG), người dùng có thể thử dùng VSCO Cam.
Rất tiếc, không có chỗ cho Photoshop Express tại đây!
Pixlr Express, ứng dụng chỉnh sửa ảnh tuyệt vời từ AutoDesk
Nhóm tiện ích
* Cal: ứng dụng lịch biểu kết hợp các tính năng mạng xã hội rất linh hoạt, gắn kết với danh sách công việc từ Any.do.
Giao diện Cal cung cấp đầy đủ thông tin bao gồm cả bản đồ điểm hẹn xung quanh một sự kiện như cuộc họp, công việc… – Ảnh: TheNextWeb
Đừng bỏ qua Refresh Me, ứng dụng cho phép đính kèm ghi chú vào các cuộc gọi để biết đã đàm thoại những gì.
* Evernote: ứng dụng ghi chú hàng đầu với đa dạng các phương thức ghi chú mà bạn có thể nghĩ đến: văn bản, âm thanh, video clip, hay các nội dung từ website lưu xuống. Mặc dù phải đối mặt với Google Keep ra mắt trong năm, nhưng Evernote vừa bổ sung thêm một số tính năng giữ chân người dùng.
Thế mạnh khác của Evernote là có mặt trên hầu hết các nền tảng, bao gồm cả phiên bản cho desktop.
* Themer: không chịu chi vài USD cho Nova Launcher thì Themer là giải pháp hay nhất để thay lớp áo mới cho Android. Themer hiện đang trong giai đoạn Beta.
Khung cảnh thành phố (City) trong bộ ảnh giao diện (theme) từ ứng dụng Themer
* Boomerang: sắp xếp và theo dõi email theo cách khoa học, một ứng dụng hay cho các nhân viên văn phòng thường phải nhận email trên thiết bị di động. Boomerang thông minh hơn ứng dụng Gmail, bạn nên thử!
* Quip: ra đời từ bàn tay nhào nắn của cựu giám đốc kỹ thuật Facebook Bret Taylor và cựu kỹ sư Google Kevin Gibbs, đoạt vị trí đề cử của ứng dụng văn phòng di động Google QuickOfficenhờ khả năng cho phép nhiều người cùng làm việc trên một văn bản, dự án, chia sẻ linh hoạt, và trao đổi nhanh ngay trong quá trình soạn thảo. Hiểu đơn giản, Quip kết hợp giữa Word và WhatsApp.
Quip cho phép cả nhóm cùng làm việc trên một dự án như soạn thảo văn bản kế hoạch trực tuyến – Ảnh: CNET
* Android Device Manager: Chậm trễ nhưng đáng giá với tất cả người dùng thiết bị Android, ADM do Google phát hành giúp xác định nhanh vị trí của thiết bị trên bản đồ Google Maps, khóa hay xóa toàn bộ dữ liệu từ xa hoặc bật chuông “hét vang” lên. Tất cả đều nhằm giúp người dùng tìm lại hoặc bảo mật dữ liệu trên thiết bị Android bị mất.
* Có thể bạn chưa biết: Microsoft Remote Desktop cho phép kết nối thiết bị Android với máy tính Windows.
* Astro Cloud & File Manager và ES File Explorer File Manager đều xứng đáng có mặt trên tất cả các thiết bị Android, giúp quản lý tập tin lưu trữ trên thiết bị với nhiều tính năng hay, bao gồm cả kết nối FTP hoặc truyền tải dữ liệu lên dịch vụ “đám mây” SkyDrive, Amazon S3, Dropbox, Box, Google Drive…
Giao diện trình quản lý tập tin Astro File Manager
Cuối cùng, hãy để Sleepbot đánh thức bạn mỗi sáng trong năm 2014. Ứng dụng thông minh này hiểu được thói quen ngủ nghỉ, hoạt động để đưa ra các giải pháp đánh thức phù hợp, kể cả âm lượng báo thức.
Giao diện ứng dụng Sleepbot – Ảnh: Mashable
Theo TTO
Bí mật móc túi người dùng smartphone
Người dùng điện thoại di động thông minh (smartphone) có thể bị các ứng dụng, tin nhắn lợi dụng "móc túi" tài khoản một cách dễ dàng chỉ vì một phút bất cẩn, tò mò của khổ chủ.
Người dùng sẽ bị dụ cài đặt ứng dụng tự động nhắn tin mất tiền khi truy cập vào dj.kenh74.com bằng điện thoại - Ảnh: Gia Tiến.
Hình thức "móc túi" người dùng phổ biến nhất hiện nay là tin nhắn SMS quảng cáo các nội dung hấp dẫn gửi đến dưới dạng wap push (hiển thị nội dung ngay trên màn hình điện thoại). Nội dung thường là giới thiệu những video, hình ảnh liên quan đến khiêu dâm, sex của những người nổi tiếng như ca sĩ, người mẫu, diễn viên... kèm theo địa chỉ web để xem.
Chiêu thức moi tiền
Nếu người dùng tò mò bấm vào đường liên kết, điện thoại sẽ tự động tải về ứng dụng nhắn tin tự động làm mất tiền trong tài khoản nhưng người dùng không hay biết. Một số trường hợp đường liên kết còn tải về ứng dụng cho phép kẻ xấu theo dõi người dùng từ xa, đồng thời đánh cắp các dữ liệu cá nhân lưu trên điện thoại. Anh N.T. (quận 11, TP.HCM) - một nạn nhân của trò lừa - kể điện thoại anh thường xuyên nhận tin nhắn với những lời quảng cáo rất hấp dẫn như: "Clip N.T. diễn bikini phê lòi mắt", "clip cặp teen làm chuyện ấy"...
"Một lần tò mò tôi bấm vô thử nhưng chỉ thấy điện thoại truy cập đến một trang quảng cáo. Sau đó tài khoản điện thoại tôi liên tục bị trừ tiền dù tôi chủ động không liên lạc với ai, tôi cũng tắt luôn 3G. Để ý vài ngày tôi phát hiện điện thoại mình đều bị trừ mỗi lần 15.000 đồng" - anh N.T. cho biết.
Nguy hiểm hơn, hiện nay đang xuất hiện tình trạng ứng dụng cài trên điện thoại tự động gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ giá trị gia tăng (mỗi tin nhắn mất 10.000 - 15.000 đồng) nhưng người dùng không hề hay biết. Chứng kiến khá nhiều khách hàng rơi vào hiện tượng trên, ông Nguyễn Xuân Thanh, trưởng ngành hàng nội dung số Viễn Thông A, cho biết ứng dụng tự động nhắn tin trừ tiền phổ biến nhất trên điện thoại chạy hệ điều hành Android: "Đó là các ứng dụng xuất phát từ chợ ứng dụng Appstore JSC như: Zing Mp3- BXH Mp3 (giả mạo), Phim Sex Người Lớn, Phim Người Lớn... Mặc dù chợ ứng dụng này đã bị loại bỏ khỏi CH Play (kho ứng dụng trực tuyến dành cho người dùng điện thoại chạy Android - pv) nhưng vẫn còn tồn tại trên các diễn đàn mạng dưới dạng tập tin .apk.
Hay như ứng dụng nhái Nhac Cua Tui khi người dùng cài vào máy sẽ tự động gửi ngay hai tin nhắn, mỗi tin tốn 15.000 đồng, sau đó mỗi tháng gửi tin nhắn tốn phí 15.000 đồng. Ngoài ra còn có nhiều ứng dụng nhái khác như Pikachu HD, Game Bắn Gà, Ai Là Triệu Phú... cũng gây tốn phí cho người dùng mà không thông báo". Ngoài ứng dụng, ông Thanh còn cho biết: "Có một số trang web khi truy cập bằng trình duyệt điện thoại, sẽ tự tải về tập tin cài đặt như: dj.tuoigi.com, dj.kenh74.com, dj.lak.vn... Nếu chúng ta cài lên sẽ tự động trừ tiền không hề hay biết".
Không dễ phát hiện
Phân tích chiêu thức moi tiền của các ứng dụng trên, ông Nguyễn Minh Đức, phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng Bkav, cho biết trong các ứng dụng như trên đều kèm theo một đoạn mã ẩn bên trong có chức năng gửi tin nhắn đến các đầu số có kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng, làm mất tiền người dùng. Theo ông Đức, nhiều cá nhân, công ty kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng tại Việt Nam đang lợi dụng tâm lí thích xài đồ miễn phí của người dùng Việt để tạo ra hàng loạt ứng dụng gắn mác "miễn phí".
Các ứng dụng này thường nhằm đến các nội dung đang được nhiều người quan tâm như: nghe nhạc, trò chơi, phim truyện người lớn, tin giật gân... "Sau khi người dùng cài đặt, các đoạn mã chạy ẩn sẽ tự động nhắn tin đến đầu số dịch vụ giá trị gia tăng, mỗi tin nhắn thường mất 15.000 đồng. Một tin nhắn có thể không đáng là bao nhưng với số người bị lừa lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn thì khá lớn. Những kẻ lừa đảo có thể kiếm được kha khá nếu thực hiện trò lừa trót lọt. Cách thức tạo ra các đoạn mã ẩn trong phần mềm ứng dụng hoặc trò chơi không có gì khó, nhưng lại rất khó phát hiện đối với người dùng thông thường. Xuất hiện nhiều nhất là các phần mềm ứng dụng, trò chơi cho các điện thoại trên nền tảng Android và iOS", ông Đức nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, người dùng không nên cài các ứng dụng ngoài kho ứng dụng chính hãng như CH Play (hệ điều hành Android) hay iStore (iOS) và không rõ nguồn gốc vì mang mối hiểm họa rất cao. Khi truy cập một trang web từ trình duyệt điện thoại, nếu thấy máy tự động tải về một tập tin nào đó thì phải xóa ngay vì chắc chắn tập tin đó mang nguy hiểm. Đặc biệt đối với các ứng dụng trên CH Play nên tránh những nội dung nhạy cảm kiểu như 18 vì cơ chế quản lí của CH Play chưa thật sự chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu tấn công người dùng.
"Ngoài nguy cơ khách hàng mất tiền qua SMS, các thông tin giao dịch ngân hàng qua SMS Banking cũng sẽ có nguy cơ bị mất nếu máy chúng ta vô tình cài các phần mềm độc hại, dẫn đến khả năng mất tiền trong tài khoản ngân hàng rất cao. Nếu người dùng smartphone không tự tin về khả năng nhận biết các app/game đen này thì nên cài phần mềm diệt virút cho smartphone để bảo vệ máy cũng như bảo vệ tài sản của mình", ông Thanh khuyến cáo.
Phần mềm tống tiền!Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã lên tiếng cảnh báo về những ứng dụng di động có khả năng tống tiền người dùng (Ransomeware). Ransomware là một loại phần mềm được thiết kế để tống tiền nạn nhân bằng cách ngăn chặn truy cập vào thiết bị hoặc máy tính của họ cho đến khi người sử dụng buộc phải trả cước phí. Kaspersky đưa ra dẫn chứng bằng ứng dụng có tên Free Calls Update trên hệ điều hành Android. Đó là một ứng dụng miễn phí có thể được tải về từ cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Sau khi Free Calls Update được cài đặt vào thiết bị, nó sẽ quản lí thiết bị và thay đổi cài đặt thiết lập di động và WiFi.Sau đó, nó sẽ giả vờ quét để tìm phần mềm độc hại và hiển thị một thông báo giả rằng thiết bị của họ bị nhiễm một loại vi rút. Tiếp theo, nó sẽ đề nghị các nạn nhân mua bản quyền của một điện thoại di động giả mạo phần mềm chống virút để loại bỏ virút. Thông báo sẽ tiếp tục hiển thị trên điện thoại trong khi tiếp tục chặn truy cập vào các ứng dụng còn lại của điện thoại và làm cho nó vô dụng, chỉ đến khi chịu bỏ tiền làm theo yêu cầu của nó.Ransomware và thông báo chống vi rút giả mạo đã được sắp đặt chung trong phần mềm độc hại và tội phạm mạng đang sử dụng phương pháp này để đánh lừa cả về kĩ thuật và tâm lí trên thị trường thiết bị di động chưa hoàn thiện.
Theo Tuổi Trẻ Online
Gợi ý chọn smartphone tầm giá dưới 2 triệu Cấu hình, tính năng và chế độ bảo hành là những yếu tố người dùng cần cân nhắc và so sánh khi chọn một chiếc smartphone trong hàng loạt sản phẩm cùng tầm giá. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, việc chi tiêu hạn hẹp thì smartphone giá rẻ đang là sự lựa chọn của đông đảo người dùng. Với tầm giá...