Ứng dụng AI trong bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại tại Việt Nam
Trí tuệ nhân tạo được áp dụng để xét duyệt các trường hợp rơi vỡ thay cho con người, giúp quá trình bồi hoàn diễn ra nhanh hơn và diễn ra hoàn toàn trên mạng.
Các công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) đang ứng dụng công nghệ triệt để nhằm hiện đại hoá ngành bảo hiểm. Việc này giúp các khâu trong quá trình thực hiện hợp đồng nhanh gọn, tiện lợi. Đồng thời giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các gói bảo hiểm thông qua nền tảng Internet.
Theo ông Nguyễn Hữu Tự Trí, Giám đốc Igloo Việt Nam, mảng bảo hiểm dành cho điện thoại di động – máy tính bảng và bảo vệ hàng hoá logistics hiện đang có nhu cầu cao tại Việt Nam. Do đó, công ty đang hợp tác cùng đối tác theo hình thức B2B2C để cung cấp dịch vụ cho hai mảng này.
Ví dụ, hãng này kết hợp với một ví điện tử, khi khách hàng của ví này thực hiện một khoản thanh toán nhất định, ví điện tử có thể nêu một đề nghị xem khách hàng có muốn mua bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại hay không. Nếu khách hàng đồng ý, khâu kiểm duyệt sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động.
Để xác minh màn hình điện thoại còn nguyên vẹn trước khi mua bảo hiểm, khách hàng chỉ cần mở ứng dụng lên, đưa điện thoại ra trước gương để chụp một tấm ảnh thấy rõ màn hình phía trước. Hệ thống sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để nhận dạng màn hình. Nếu màn hình điện thoại còn nguyên vẹn, nhà cung cấp sẽ thực hiện hợp đồng bảo hiểm đề đền bù cho trường hợp bị rơi vỡ về sau.
AI sẽ so sánh để phát hiện các điểm nứt vỡ trên màn hình điện thoại trong quá trình xét duyệt bồi hoàn bảo hiểm.
“Việc tự động hoá hoàn toàn khâu duyệt hồ sơ bằng một ứng dụng tự chụp điện thoại sẽ giúp khách hàng không cần phải đến công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm cũng tiết kiệm nhân sự. Ít nhất, người dùng không cần phải dùng chiếc điện thoại thứ hai để chụp điện thoại cần bảo hiểm”, ông Trí phân tích.
Igloo, một công ty công nghệ bảo hiểm khởi nghiệp tại Singapore, gia nhập thị trường Việt Nam từ đầu năm 2021. Để cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong kỷ nguyên Internet, công ty dựa hoàn toàn vào công nghệ. Họ phát triển dữ liệu lớn, kết hợp với trí tuệ nhân tạo để xây dựng nên hệ thống tự động hoá hoàn toàn trong tất cả các khâu của quá trình bảo hiểm.
Bên cạnh gói bảo hiểm rơi vỡ màn hình điện thoại đang tăng trưởng tốt, mảng bảo hiểm hàng hoá cũng được đón nhận tại Việt Nam. Phía Igloo cho biết hầu như mọi khách hàng lớn của Ahamove đều mua gói bảo hiểm này để được đền bù khi hàng hoá gặp vấn đề khi vận chuyển.
Video đang HOT
“Khi nào sản phẩm vận chuyển có dấu hiệu móp méo, hư hỏng, chúng tôi đều hầu như đền 100% giá trị sản phẩm”, ông Trí thông tin.
Trả lời ICTnews, ông Nguyễn Hữu Tự Trí cho hay gần như 100% việc xét duyệt đền bù hiện nay đối với hàng hoá vận chuyển qua Ahamove đều thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo. Khách hàng chỉ việc chụp ảnh sản phẩm có dấu hiệu bị hư hại, hệ thống sẽ tự kiểm duyệt và cung cấp khoản bồi hoàn trong vòng vài tiếng đồng hồ đến khoảng 1-2 ngày.
Cũng như hệ thống AI dựa trên dữ liệu lớn của nhiều nền tảng khác, máy tính của Igloo sẽ phân tích hình ảnh do khách hàng cung cấp để xác định hư hỏng, sau đó bồi thường theo quy định.
“Chúng tôi có khoảng 3 triệu hợp đồng bảo hiểm tại Việt Nam trong năm 2021, nếu không dùng hệ thống công nghệ mà dựa vào con người thì chắc chắn sẽ bị quá tải”, đại diện công ty cho hay.
Theo ông Trí, nhu cầu bảo hiểm tại Việt Nam đang tăng lên trong bối cảnh thu nhập người dân ngày càng lên, ý thức bảo vệ sức khoẻ và giữ gìn tài sản vì thế cũng tăng theo. Để tạo khác biệt, Igloo nhắm vào những gói bảo hiểm nhỏ, thị trường ngách, như: Bảo hiểm chậm chuyến bay, bảo hiểm an toàn trên mạng… Ngoài ra, công ty cũng dựa trên thế mạnh công nghệ để xây dựng nền tảng giúp nhà môi giới, đại lý bảo hiểm truy cập trực tuyến nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau để cung cấp đến khách hàng.
Ví dụ gói bảo hiểm an toàn trên mạng được bán với giá khoảng 90-100 ngàn đồng/năm, có thể bồi thường khoản tiền tối đa 25.000 USD cho một trường hợp. Khách hàng mua bảo hiểm trực tuyến, chỉ cần gọi điện lên tổng đài khi muốn yêu cầu bồi hoàn.
“Gói bảo hiểm an toàn trên mạng không chỉ đền cho những vụ chiếm đoạt tài khoản, làm mất dữ liệu, mà còn phủ cả những trường hợp bị bắt nạt trên mạng”, ông Trí giải thích với ICTnews.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đang phát triển ước tính đạt 29.565 tỷ đồng (1,3 tỷ USD) vào tháng 6/2021, tăng 9,21% so với cùng kỳ năm trước.
Nhân lực ngành Trí tuệ nhân tạo đang rất thiếu ở Việt Nam và trên thế giới
Theo các chuyên gia, ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) đang rất thiếu những nhân sự tài năng kể cả ở trình độ sơ cấp và cao cấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang có tiềm năng lớn để đào tạo thế hệ nhân tài AI tương lai.
Nhận định trên đã được các chuyên gia về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân sự chia sẻ trong trong ngày hội trí tuệ nhân tạo (AI) chủ đề "AI NOW: ACADEMIC & CAREER" mới được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Naver tổ chức trực tuyến.
Đào tạo nhân lực AI đang là nhu cầu cấp thiết
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Anh, Phó Giám đốc PTIT cho biết, hội thảo "AI NOW: ACADEMIC & CAREER" là một phần trong hoạt động hợp tác giữa Naver và Học viện nhằm góp phần thúc đẩy phát triển AI vào đời sống và công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam, đồng thời tạo nên cảm hứng học tập, nghiên cứu cho các học sinh, sinh viên cùng các chuyên gia quan tâm đến AI.
Phó Giám đốc PTIT Trần Quang Anh phát biểu khai mạc sự kiện "AI NOW: ACADEMIC & CAREER".
Trao đổi tại tọa đàm "Tương lai ngành AI và Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao" tại sự kiện "AI NOW: ACADEMIC & CAREER", ông Trần Trung Hiếu, Founder - CEO nền tảng công nghệ tuyển dụng TopCV cho biết, trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng nhân sự AI tại Việt Nam là rất lớn nhưng nguồn cung thì rất thiếu. Tại Việt Nam, nguồn cung nhân sự AI mới đáp ứng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong nước, chưa kể thị trường nước ngoài còn rất nhiều cơ hội.
"Vì vậy, việc đào tạo AI đang thực sự vô cùng cấp thiết. Các IT Dev kinh nghiệm càng dễ có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn", ông Trần Trung Hiếu nêu quan điểm.
Các chuyên gia đến từ FUNiX xSeries, TopCV và CoHost AI trao đổi tại tọa đàm "Tương lai ngành AI và Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao".
Nói về việc phát triển đào tạo AI tương lai, ông Nguyễn Hải Nam - Giám đốc FUNiX xSeries, nguyên Trưởng nhóm R&D công ty Asilla Japan cho rằng: Cần siết chặt sự liên kết giữa các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo AI.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hải Nam cũng khuyến nghị việc mở rộng đối tượng đạo tạo kỹ sư AI, không chỉ thu hẹp ở các cử nhân toán, lập trình. Quan trọng nhất là phải cá nhân hóa nội dung học tập và sự trải nghiệm trong học tập của học viên muốn theo đuổi AI.
Thúc đẩy ứng dụng AI trong đời sống
Các chuyên gia thống nhất nhận định, những năm gần đây, ngành AI đã và đang được Chính phủ Việt Nam chú trọng và kêu gọi đầu tư mạnh mẽ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhất là khi công nghệ AI được xem là một trong những yếu tố cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số ở Việt Nam.
Với sự mở cửa và hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc trong đó có tập đoàn Naver đã tin tưởng, quyết định đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và nghiên cứu AI tại Việt Nam.
Bà Chae Seon Ju, Tổng Giám đốc điều hành Naver khẳng định rằng, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này rất quan tâm đến thị trường đào tạo và nghiên cứu AI Việt Nam. "Việc chúng tôi lựa chọn Việt Nam là một điểm đến quan trọng thuộc dự án "Vành đai Nghiên cứu và Phát triển AI toàn cầu" cũng bởi tiềm năng về công nghệ AI tại Việt Nam được đánh giá rất cao", Bà Chae Seon Ju cho hay.
Theo chia sẻ trước đó của đại diện Naver tại Việt Nam, tập đoàn này tiếp tục đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào Naver AI Labs, trong đó có một phần phát triển các hợp tác đào tạo, nghiên cứu AI tại đất nước hơn 90 triệu dân và xây dựng Trung tâm lập trình của tập đoàn ở TP.HCM.
Từ nay cho đến năm 2023, Trung tâm sẽ tuyển dụng trên 300 nhân sự công nghệ AI thực hiện các dự án, dịch vụ của Naver. Dự kiến, các nhân sự cao cấp được đào tạo tại 2 phòng nghiên cứu AI hợp tác giữa Naver và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ làm việc tại Trung tâm lập trình của Naver ở TP.HCM.
Các chuyên gia trao đổi về ứng dụng AI trong cuộc sống và vận hành doanh nghiệp.
Tại tọa đàm "Tương lai ngành AI và Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao", đại diện tập đoàn Naver, ông Ha Jung Woo, Giám đốc Naver AI LAB đã giới thiệu về các dự án nghiên cứu AI chủ lực và thành quả trong năm 2021 cũng như tầm nhìn về hướng phát triển AI trong tương lai của tập đoàn này.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện "AI NOW: ACADEMIC & CAREER", các chuyên gia đã thảo luận về ứng dụng AI trong cuộc sống và vận hành doanh nghiệp, tập trung vào 3 chủ đề chính gồm: Ứng dụng AI vào vận hành nhà cho thuê (home-sharing), kinh doanh lưu trú đa nền tảng tại Việt Nam; Học tập hiệu quả cùng trợ lý ảo - Ứng dụng của AI trong lĩnh vực giáo dục; AI trông lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
Ứng dụng AI trong truy tìm tội phạm từ hệ thống camera giám sát Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công an năm 2020-2021 mở ra hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong truy tìm tội phạm từ hệ thống camera giám sát. Đề tài nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu xây dựng hệ thống tìm kiếm hình ảnh người theo ngôn ngữ mô tả sử dụng mạng học sâu" do Thượng tá, TS....