UNESCO ghi danh thêm 4 địa danh vào danh sách Di sản thế giới
Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 25/7 đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á và 1 địa danh nổi tiếng ở châu Âu vào danh sách Di sản Thế giới.
Môt góc công viên Buen Retiro
Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu (Trung Quốc), 4 địa danh mới này là: “ Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên – Trung Quốc” (ở Trung Quốc), “Đền Ramappa” ở Ấn Độ, “Tuyến đường sắt xuyên Iran” của Iran và khu cảnh quan văn hóa “Paseo del Prado và Buen Retiro” của Tây Ban Nha.
Thành phố cảng Tuyền Châu (Quanzhou) ở phía đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là “thành phố vĩ đại”.
Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến (Fujian), Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại.
Chùa Wanshou ở thành phố Shishi, Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc.
Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố. Việc thành phố cảng Tuyền Châu được công nhận lần này đã giúp nâng tổng số Di sản Thế giới được UNESCO công nhận của Trung Quốc lên 56 di sản.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi “Đền Ramappa”, là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất hơn 40 năm công trình mới hoàn tất.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam, Ấn Độ.
Theo Ủy ban Di sản của UESCO, các tác phẩm điêu khắc của ngôi đền có chất lượng nghệ thuật cao, minh họa các điệu nhảy truyền thống của khu vực và văn hóa Kakatiyan. Ngoài kiến trúc và những chạm khắc tinh xảo trên tường, cột và trần của ngôi đền, đặc điểm đáng chú ý nhất của ngôi đền này là nó được xây dựng bằng gạch nhẹ đến mức có thể nổi trên mặt nước.
Tuyến đường sắt chạy xuyên Iran là địa điểm thứ 3 của châu Á nằm trong danh sách Di sản Thế giới lần này là. Tuyến đường sắt dài 1.394km, nối Biển Caspi ở phía đông bắc với Vịnh Ba Tư ở phía tây nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau.
Một đoạn của tuyến đường sắt chạy xuyên Iran
Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.
Ngoài 3 địa danh tại châu Á, một địa danh châu Âu có mặt trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm nay là khu cảnh quan rộng 200hahợp thành bởi đại lộ Paseo del Prado và Công viên Buen Retiro , nằm ở trung tâm đô thị của thủ đô Madrid, Tây Ban Nha.
Đại lộ Paseo del Prado (đường màu đỏ trong ảnh) bao quanh Công viên Buen Retiro hợp thành khu vực cảnh quan Di sản Thế giới của UNESCO vừa được công bố.
Phát triển từ thế kỷ 16, đại lộ và các tòa nhà trong khu vực “minh họa cho khát vọng về một xã hội không tưởng trong thời kỳ đỉnh cao của Đế chế Tây Ban Nha”, Ủy ban Di sản cho biết.
Việc nhận được danh hiệu Di sản Thế giới của UNESCO ngoài được vinh danh còn giúp các di sản này tiếp cận được nguồn quỹ bảo tồn của Liên hợp quốc cũng như được giới thiệu trong các sách hướng dẫn du lịch trên khắp thế giới.
Siêu bão sắp nhắm thẳng vào kho dầu chiến lược của Trung Quốc
Khu vực các bể dự trữ dầu chiến lược của Trung Quốc được dự đoán nằm trên đường đi của siêu bão In-fa khi đổ bộ vào khu vực miền đông Trung Quốc cuối tuần này.
Bão In-fa dự kiến đổ bộ Trung Quốc vào cuối tuần này (Ảnh: NASA).
Trung Quốc có thể sắp hứng siêu bão
Trong khi tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, bắt đầu khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ lịch sử, các khu vực miền đông nước này lại chuẩn bị hứng bão In-fa với lượng mưa lên tới 300mm ở một số khu vực như Chiết Giang, Thượng Hải, phía nam tỉnh Giang Tô và đông nam tỉnh An Huy từ ngày 24-26/7.
Theo cơ quan khí tượng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, bão In-fa có thể phát triển thành siêu bão sau khi đi vào khu vực phía đông nam biển Hoa Đông ngày 23/7 với sức gió ít nhất 185 km/h. Bão có thể suy yếu khi đổ bộ vào vùng biển phía đông Trung Quốc, những vẫn sẽ gây ra mưa lớn, gió giật mạnh trên 100 km/h ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử và các tỉnh đông nam như Phúc Kiến, Giang Tây.
Theo Bloomberg, đảo Zhousan, nơi có hàng chục bể dự trữ dầu chiến lược và nhà máy lọc dầu lớn nhất của Trung Quốc, nằm trên đường đi của bão. Cơ quan khí tượng Chiết Giang đã nâng cảnh báo lên mức cam, mức cao thứ hai, yêu cầu giới chức địa phương sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.
Mùa mưa bão ở Trung Quốc thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. In-fa là cơn bão đầu tiên đổ bộ nước này trong mùa bão năm nay.
"Rất khó để dự báo liệu mưa lớn ở vùng duyên hải phía đông có nghiêm trọng như ở Trịnh Châu hay không bởi vì có rất nhiều yếu tố chưa chắc chắn", Fang Juan, giáo sư về khoa học khí quyển tại Đại học Nam Kinh, cho biết khi bình luận về cường độ của bão In-fa.
Liu Junyan, trưởng dự án năng lượng và khí hậu của tổ chức GreenPeace Đông Á tại Bắc Kinh, cho rằng khi bão đổ bộ, các yếu tố như núi, cây cối, nhà cao tầng có thể tác động làm giảm cường độ của bão.
Năm 2014, siêu bão Rammasun khiến ít nhất 225 người ở châu Á thiệt mạng, trong đó có 17 người ở Trung Quốc.
Ít nhất 51 người chết do mưa lũ ở Hà Nam
Ô tô bị cuốn trôi trong đợt lũ ở Trịnh Châu (Ảnh: EPA).
Báo China Daily cho biết, tính đến ngày 23/7, số người chết trong đợt mưa lũ lịch sử ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã lên 51 người, trong số này có 12 hành khách tử vong trong toa tàu điện ngầm ngập nước lũ.
Nhiều địa phương ở Hà Nam vừa trải qua một đợt lũ nghiêm trọng sau những ngày mưa lớn khiến mực nước các sông và hồ chứa vượt mức cảnh báo và vỡ bờ.
Trong đó, Trịnh Châu là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lượng mưa ghi nhận được trong 3 ngày ở đây tương đương lượng mưa trung bình cả năm của thành phố. Hàng trăm nghìn người phải sơ tán, nhiều nhà cửa, đường sá bị phá hủy.
Theo ước tính của giới chuyên gia, trận mưa lũ lịch sử vừa qua ở Trịnh Châu có thể gây thiệt hại lên đến 10 tỷ USD. Những hình ảnh lan truyền trên truyền thông và mạng xã hội cho thấy, các đường phố ở Trịnh Châu ngập trong biển nước, nhiều ô tô bị nước lũ cuốn trôi.
Nước lũ đang rút dần và các lực lượng cứu hộ tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả.
Ô tô chất đống sau lũ ở Trịnh Châu
Những ngôi làng bí ẩn nhất Trung Quốc Những thị trấn và làng cổ ở Trung Quốc luôn thu hút được rất đông du khách, không chỉ bởi lối sống yên bình, kiến trúc cổ xưa và những cảnh quan duyên dáng mà bởi những điều bí ẩn cất giấu ở nơi đó. Ngôi làng nằm trên một tảng đá (Vân Nam) Ở tỉnh Vân Nam, thành phố Lệ Giang, có...