Ukraine tuyên bố tước đi “vũ khí” quan trọng của Nga
Kiev tuyên bố việc khóa van khí đốt của Nga đã tước đi một trong những công cụ còn lại của Moscow để gây sức ép với châu Âu.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha (Ảnh: Reuters).
“Ukraine đã cắt đứt không chỉ đường ống trung chuyển khí đốt của Nga. Chúng tôi đã cắt đứt một trong những đòn bẩy cuối cùng còn lại của Nga đối với châu Âu và việc Nga sử dụng năng lượng như một vũ khí”, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha bình luận trên mạng xã hội hôm 2/1.
Ông Sybiha cho rằng châu Âu và thế giới sẽ an toàn hơn nếu không có sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Hợp đồng về việc trung chuyển khí đốt của Nga cho các nước châu Âu qua Ukraine đã hết hạn vào ngày 1/1. Thỏa thuận này quy định về việc chuyển 40 tỷ mét khối khí đốt của Nga qua Ukraine hàng năm.
Tuy nhiên, việc Kiev từ chối gia hạn thỏa thuận đã buộc tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga phải dừng chuyển khí đốt vào sáng ngày 1/1.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận việc không thể gia hạn hợp đồng mới cho việc trung chuyển khí đốt của Nga, vì không thể đạt được thỏa thuận chỉ vài ngày trước thềm năm mới. Trong khi đó, Kiev đã công bố kế hoạch dừng trung chuyển khí đốt của Nga.
Quyết định khóa van khí đốt được đưa ra trong bối cảnh sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga giảm đáng kể sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Tuy vậy, Slovakia và Hungary vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã phản đối quyết định của Ukraine.
Động thái này cho thấy chiến lược rộng hơn của Ukraine nhằm làm suy yếu ảnh hưởng kinh tế của Nga, đồng thời giảm khả năng của Moscow trong việc sử dụng năng lượng như một vũ khí chống lại châu Âu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 2/1 cáo buộc Mỹ là “bên hưởng lợi chính từ việc phân phối lại thị trường năng lượng và là bên bảo trợ chính cho cuộc khủng hoảng Ukraine”.
“Nạn nhân đầu tiên trong chiến lược săn mồi của họ là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức”, bà Zakharova nói thêm, đồng thời chỉ ra rằng vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream vào tháng 9/2022 đã buộc Berlin phải mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ “với giá cao hơn đáng kể”, dẫn đến việc đóng cửa nhiều ngành công nghiệp của Đức.
“Bây giờ, các quốc gia khác của Liên minh châu Âu, trước đây từng thành công về mặt kinh tế và độc lập, cũng sẽ phải trả giá cho sự bảo trợ của Mỹ”, nhà ngoại giao Nga cho biết.
Bà Zakharova lưu ý rằng Kiev đã đưa ra quyết định trên ngay cả khi Gazprom đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng và thanh toán đủ phí trung chuyển, bất kể cuộc xung đột hiện tại giữa Ukraine và Nga. Bà cho biết động thái này sẽ tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân EU.
Ước tính mới nhất cho thấy, Nga dự kiến sẽ mất khoảng 5,2 tỷ USD/năm từ tiề.n khí đốt được vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine.
Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES), Nga phải phụ thuộc một phần vào hoạt động kinh doanh dầu khí vì cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Ngoài EU, xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga qua các đường ống là sang Thổ Nhĩ Kỳ và Belarus. Xuất khẩu LNG chủ yếu phụ thuộc vào doanh số bán hàng cho Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc lại được chiết khấu tới 28% so với xuất khẩu sang châu Âu, nghĩa là Moscow thu được ít lợi nhuận hơn nhiều.
Thách thức và rạ.n nứ.t nội bộ ở châu Âu trong khủng hoảng năng lượng
Châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất trong lịch sử, đặt ra những thách thức lớn trong nội bộ Liên minh châu Âu.
Một trạm nhiên liệu ở Hà Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 23/12, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm Moskva để thảo luận về việc đảm bảo nguồn cung năng lượng từ Nga. Trong khi đó, Hungary cũng tiến hành các cuộc đàm phán tương tự. Những động thái này phản ánh sự bất lực trong chính sách trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga, đồng thời cho thấy áp lực kinh tế và nhu cầu năng lượng đang khiến các quốc gia thành viên buộc phải ưu tiên lợi ích quốc gia hơn các mục tiêu chính trị chung.
EU từng nhiều lần cáo buộc Nga sử dụng năng lượng làm công cụ gây sức ép. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng những chính sách chưa hiệu quả của EU đã khiến chính Ukraine trở thành yếu tố gây sức ép lớn hơn. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga, không phải để ủng hộ Moskva mà để cứu vãn tình hình năng lượng đang ngày càng trầm trọng tại châu Âu. Đề xuất này ngay lập tức gây tranh cãi, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh thực tế khó khăn mà EU đang phải đối mặt.
Áp lực tìm kiếm giải pháp năng lượng bền vững càng gia tăng khi xuất hiện thông tin về khả năng Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tới thăm Nga, dù cả Berlin và Moskva đều phủ nhận.
Trong khi đó, châu Âu đang đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội và khủng hoảng kinh tế. Tại Đức, một vụ tấ.n côn.g khủng bố tại chợ Giáng sinh ở Magdeburg đã khiến 5 người thiệ.t mạn.g, gây thêm áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Scholz và làm bùng nổ ch.ỉ tríc.h từ công chúng.
Ukraine tiếp tục gây áp lực lên các đối tác châu Âu khi Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố không kéo dài hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ nước này. Quyết định này không chỉ làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia phụ thuộc vào nguồn khí đốt từ Nga mà còn đẩy khu vực Trung Âu vào tình thế bất ổn. Những tuyên bố cứng rắn của Ukraine đang khiến các quốc gia châu Âu phải đối mặt với sự giằng co giữa cam kết ủng hộ Kiev và nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng cho chính mình.
Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Slovakia Robert Fico được nhiều chuyên gia đán.h giá là một phản ứng mạnh mẽ trước áp lực từ phương Tây. Ông Christoph Herstel - nhà nghiên cứu về khoa học chính trị - nhận định rằng ông Fico là một trong số ít những chính trị gia châu Âu dám đối đầu với Mỹ, đồng thời nỗ lực bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì quan hệ thực dụng với Nga. Động thái này không chỉ thể hiện sự phản đối đối với các chính sách hiện tại của EU mà còn mở ra triển vọng về năng lượng và khả năng hợp tác trong khu vực.
Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đặt ra câu hỏi lớn về tương lai đoàn kết trong EU. Khi các quốc gia thành viên ngày càng thể hiện quan điểm khác biệt và ưu tiên lợi ích quốc gia, EU có nguy cơ bị chia rẽ sâu sắc hơn. Khủng hoảng năng lượng không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là thách thức chính trị lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của khối này trong thời gian tới.
Chuyên gia nêu 3 lý do Thủ tướng Hungary từ chối Ukraine vào EU Thủ tướng Hungary, Viktor Orban nhắc lại rằng ông không tin Ukraine sẵn sàng gia nhập EU và gọi quyết định này là "hoàn toàn vô nghĩa, phi lý và không phù hợp". Cuộc đàm phán gia nhập EU được bật đèn xanh cho Ukraine hôm 14/12 sau khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng Budapest sẽ không tham gia "trong...