Ukraine tính xuất khẩu UAV dù thiếu nghiêm trọng
Truyền thông Anh nói rằng Ukraine dường như đang xem xét việc xuất khẩu UAV ra nước ngoài, dù họ đang rất cần vũ khí này trong cuộc chiến với Nga.
UAV đang trở thành vũ khí quan trọng hàng đầu trong chiến sự Nga – Ukraine (Ảnh: AFP).
Financial Times (FT) trích dẫn lời các quan chức và những người trong ngành sản xuất quốc phòng Ukraine đưa tin, Kiev dường như đang cân nhắc dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu máy bay không người lái mà họ đang áp đặt.
Mục tiêu của động thái này nhằm mang lại thêm doanh thu hỗ trợ hoạt động sản xuất vũ khí trong nước.
Theo FT, nguồn lực hạn chế đã thúc đẩy Ukraine cân nhắc xuất khẩu máy bay không người lái, một ngành công nghiệp đã phát triển mạnh ở Ukraine kể từ năm 2022 khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.
Theo các nguồn tin, do tình trạng thiếu vốn, Ukraine đã không thể mua máy bay không người lái có sẵn và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thêm các mẫu vũ khí mới.
Oleksandr Marikovskyi, người đứng đầu tiểu ban kinh tế của quốc hội Ukraine, đang xem xét các quy định xuất khẩu máy bay không người lái tiềm năng. Ông cho biết hoạt động xuất khẩu có thể mang lại doanh thu lên tới 20 tỷ USD cho Ukraine.
FT nói thêm rằng ngân sách nhà nước dành cho vũ khí của Ukraine hiện chỉ có 6 tỷ USD, trong đó 1/3 đã được phân bổ cho hoạt động sản xuất máy bay không người lái.
Ông Marikovskyi cho hay, lệnh cấm xuất khẩu UAV hiện tại có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám và giảm doanh thu thuế, khi các công ty Ukraine tìm cách lách lệnh này bằng cách thành lập các cơ sở ở nước ngoài.
Nhiều nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine cho biết Kiev thiếu nguồn tài chính cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất UAV.
Dmytro Khasapov, giám đốc Ukrspecsystems, một trong những nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất của Ukraine đã thành lập các cơ sở ở nước ngoài, nói với FT rằng quân đội Ukraine “thiếu hụt UAV nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, số lượng hợp đồng nhà nước ký để mua UAV thấp hơn năng lực sản xuất thực tế từ các bên vì chính phủ thiếu nguồn lực để mua sắm vũ khí. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, gây ảnh hưởng tới tiềm năng chiến đấu của Ukraine.
Roboneers, một công ty Ukraine chuyên sản xuất thiết bị không người lái trên không và trên bộ, hệ thống gây nhiễu điện tử và vận chuyển hàng hóa, cho hay các hợp đồng nhà nước đã được ký kết với mức giá chỉ đủ trang trải chi phí sản xuất.
“Vấn đề lớn nhất đối với mọi công ty của Ukraine là nghiên cứu và phát triển”, một đại diện giấu tên của Roboneers thừa nhận, đồng thời nói thêm rằng công ty của ông đã phải tự bỏ tiền túi để thử nghiệm ống kính cho các camera được trang bị trên máy bay không người lái trong quá trình phát triển.
Artem Kolesnyk, giám đốc công nghệ tại nhà sản xuất máy bay không người lái Reactive Drone, cho biết sản xuất máy bay không người lái đòi hỏi định hướng chính sách giống như bất kỳ hoạt động sản xuất vũ khí nào, nếu không ngành công nghiệp này cuối cùng có thể sẽ không thể tồn tại được.
Vào tháng 3, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Hanna Hvozdyar thông báo Kiev đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu máy bay không người lái trong năm nay. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ vào tháng 8 rằng chính phủ đã ký các hợp đồng cho một triệu máy bay không người lái, mặc dù con số sản xuất thực tế hiện tại vẫn chưa rõ ràng.
Chuyên gia chỉ ra 3 mục đích của Ukraine khi tấn công sâu vào lãnh thổ Nga
Các chuyên gia cho rằng các cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga có mục đích gây ra thiệt hại về mặt chiến lược, kinh tế và tâm lý cho Moskva.
Ukraine dùng thiết bị bay không người lái tấn công một cơ sở năng lượng của Nga. Ảnh: Anadoulu
Theo tờ Business Insider, cuối tháng 7, Ukraine cho biết họ đã tấn công một máy bay ném bom siêu vượt âm Tu-22M3 của Nga tại căn cứ không quân Olenya ở Murmansk, nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga 1.770 km. Đây được coi là cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga sâu nhất của Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2022.
Mặc dù tin tức này đã thu hút sự chú ý, nhưng đây không phải là lần đầu tiên Ukraine nhắm mục tiêu vào các địa điểm sâu trong lãnh thổ Nga.
Vào tháng 6, cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết lực lượng nước này đã tấn công một máy bay chiến đấu Su-57 của Nga lúc đó đang đồn trú tại một sân bay ở khu vực Astrakhan, miền Nam nước Nga, cách tiền tuyến gần 600 km.
Trước đó, vào tháng 5, Cơ quan An ninh Ukraine cho biết một thiết bị bay không người lái tầm xa của Ukraine đã tấn công một nhà máy lọc dầu Gazprom cách biên giới 1.500 km tại nước cộng hòa Bashkortostan của Nga.
Hiện tại, Ukraine vẫn chưa được phép sử dụng vũ khí dẫn đường tầm xa như tên lửa ATACMS để tấn công các mục tiêu như vậy bên trong nước Nga. Thay vào đó, họ sử dụng thiết bị bay không người lái giá rẻ, sản xuất trong nước để tấn công.
"Những thiết bị bay này chứa đầy thuốc nổ và bay sâu vào Nga", Mark Cancian, Cố vấn cấp cao về Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với BI.
Mặc dù việc tấn công các mục tiêu nằm bên trong Nga và cách xa tiền tuyến có thể được coi là Ukraine đang tự dàn mỏng lực lượng, nhưng các chuyên gia chỉ ra các cuộc tấn công như vậy vẫn có thể đem lại ba lợi thế cho lực lượng Kiev.
Gây thiệt hại về vật chất, kinh tế
Các cuộc tấn công vào các địa điểm liên quan đến quân sự, như căn cứ không quân hoặc cơ sở công nghiệp quốc phòng, nhằm mục đích phá hủy hoặc tạm thời vô hiệu hóa các tài sản quân sự mà Nga sử dụng trong cuộc chiến với Ukraine.
Trong cuộc tấn công căn cứ không quân Olenya mà Ukraine cho biết đã làm hư hại hai máy bay ném bom Tu-22M3, ông Justin Bronk, Nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh, cho biết cuộc tấn công này có tác động đáng kể.
"Đội bay hoạt động của Nga không lớn và việc mất tạm thời hai máy bay để tấn công Ukraine sẽ có tác động đáng kể", ông Bronk đánh giá.
Bên cạnh đó, theo John Hardie - Phó giám đốc Chương trình Nga tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ, các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu cũng nhằm mục đích làm tổn hại đến nền kinh tế của Moskva.
Theo hãng tin Reuters đưa tin hồi tháng 4, sau các cuộc không kích của Ukraine, Nga dường như nhanh chóng sửa chữa một số cơ sở lọc dầu quan trọng bị hư hại, giảm tỷ lệ công suất bị ảnh hưởng xuống còn khoảng 10%, thay vì gần 14% vào cuối tháng 3.
Gây sức ép lên hệ thống phòng không của Nga
Ukraine cũng đang hy vọng "áp đảo hệ thống phòng không của Nga" bằng loạt các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái.
Theo ông Hardie, các hệ thống phòng không có thể khó phát hiện và bắn hạ các UAV có kích thước nhỏ hoặc bay thấp trên mặt đất.
"Nga đã điều chỉnh hoạt động phòng không sau các cuộc tấn công bằng UAV và được cho là đã thành lập các đội chống UAS (hệ thống thiết bị bay không người lái) di động. Tuy nhiên, về mặt địa lý, Nga là một quốc gia rộng lớn, vì vậy việc đảm bảo phòng thủ ở mọi khu vực sẽ gặp khó khăn", ông Hatdielý giải.
Không chỉ vậy, so về mặt tiến độ phát triển các biện pháp đối phó với UAV tầm xa, Moskva cũng đi sau Kiev. Theo ông Hardie, Nga chưa có hệ thống cảm biến giá rẻ nào như hệ thống đang Ukraine sử dụng để phát hiện UAV.
Kết quả là các cuộc không kích nhỏ trong lãnh thổ Nga đặt Moskva vào "tình thế tiến thoái lưỡng nan".
Với diện tích lãnh thổ rộng lớn và số lượng mục tiêu tiềm năng đáng kể dàn trải mà Ukraine có thể tấn công, Nga hoặc buộc phải bảo vệ bằng cách đưa các hệ thống phòng không ra khỏi các khu vực tiền tuyến hoặc để mặc các mục tiêu trong nước không được bảo vệ dẫn đến những gián đoạn liên tục và thiệt hại đáng kể.
Cuộc chiến tâm lý
Các cuộc tấn công sâu của Ukraine trong lãnh thổ Nga cũng đặt ra cho Điện Kremlin một vấn đề chính trị nghiêm trọng: đó là gây tâm lý hoang mang cho người dân Nga.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra các cuộc tấn công lẻ tẻ xuyên biên giới của Ukraine vào Nga, bao gồm cả trên bộ lẫn trên không, mang nhiều rủi ro. Thay vì đạt được mục đích chuyển hướng các đơn vị Nga ra khỏi tiền tuyến, các đợt tấn công vào vùng biên giới Nga có nguy cơ kéo căng xung đột và gây sức ép với lực lượng vốn dĩ yếu thế của Ukraine cùng với nguồn lực hạn chế.
Dẫn lời ông Rob Lee, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại - một cơ sở nghiên cứu tại Mỹ, báo Anh Telegraph đưa ra nhận định những cuộc tấn công kiểu trên có ít tác động đến cuộc xung đột ở Ukraine và không gây ra tác động chính trị trong nước nghiêm trọng đối với Tổng thống Putin.
Về phần mình, kể từ đầu năm đến nay, khi Ukraine liên tục tập kích sâu trong lãnh thổ Nga, Moskva luôn cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng, đặc biệt là đối với các cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Không chỉ vậy, phía Nga cũng tăng cường đảm bảo an ninh cho lãnh thổ nước mình bằng cách thiết lập vùng đệm ở Ukraine. Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ thành lập một vùng đệm ở thành phố chiến lược Kharkov của Ukraine nhằm bảo vệ thành phố Belgorod của Nga và các khu vực đông dân lân cận trước các hệ thống pháo tiêu chuẩn của quân đội Ukraine.
Trong bối cảnh nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, "bật đèn xanh" cho Kiev sử dụng vũ khí để tấn công vào lãnh thổ Nga, Tổng thống Putin đã ngầm đưa ra những cảnh báo hạt nhân đối với các nước đang cân nhắc cho phép Ukraine tấn công bằng vũ khí của họ. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh động thái này có thể dẫn đến "hậu quả nghiêm trọng", đặc biệt đối với "các quốc gia nhỏ và đông dân".
Trước đó, hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự Nga đưa tin rằng Ukraine đã kích hoạt Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào lãnh thổ Nga sâu nhất từ trước tới nay Nguồn tin tình báo quốc phòng Ukraine tiết lộ các thiết bị bay không người lái của nước này đã đánh trúng một máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga nằm cách biên giới 1.770 km. Các máy bay ném bom trong căn cứ Olenya. Ảnh: B.I. Đây là khoảng cách tấn công sâu nhất mà Ukraine triển khai vào bên trong lãnh...