Ukraine phản ứng sao với phát biểu của Giáo hoàng Francis về ‘giương cờ trắng’?
Ukraine đã bác bỏ điều mà họ cho là phát biểu của Giáo hoàng Francis liên quan việc đàm phán chấm dứt chiến sự với Nga, sau khi người đứng đầu Tòa thánh Vatican nói rằng nên ‘có can đảm giương cờ trắng’.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Thụy Sĩ gần đây, Giáo hoàng Francis nói rằng khi mọi việc trở nên tồi tệ đối với một bên tham gia xung đột, bên đó phải “có can đảm giương cờ trắng” và ngồi vào bàn đàm phán.
Phát biểu được đưa ra trong cuộc phỏng vấn được Đài RSI của Thụy Sĩ ghi vào tháng 2, trước thời điểm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đề nghị chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh giữa Ukraine và Nga. Dự kiến cuộc phỏng vấn sẽ phát ngày 20.3.
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo hoàng Francis đã được hỏi về quan điểm của mình trong cuộc tranh luận giữa những người cho rằng Ukraine nên từ bỏ vì nước này không thể đẩy lùi lực lượng Nga, với những người cho rằng làm như vậy sẽ hợp pháp hóa hành động của bên mạnh nhất. Người phỏng vấn đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng” trong câu hỏi.
Ông Zelensky bác bỏ lời kêu gọi đàm phán hòa bình với Nga của Giáo hoàng
“Tôi nghĩ người mạnh mẽ nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có dũng khí cầm cờ trắng, và đàm phán. Đàm phán là một từ can đảm. Khi thấy mình đang thất bại, mọi việc không được suôn sẻ thì bạn phải có dũng khí để thương lượng”, theo Giáo hoàng Francis.
Trong thông cáo sau đó, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni nói rằng Giáo hoàng Francis đã dùng lại từ “cờ trắng” của người phỏng vấn và sử dụng nó “để biểu thị việc dừng sự thù địch để có một lệnh ngừng bắn đạt được bằng sự can đảm của đàm phán”.
Mặc dù đã có phần giải thích từ phía Vatican, nhưng phát ngôn trên của giáo hoàng vẫn gây ra phản ứng gay gắt ở Ukraine. Trong video được đăng tải hằng đêm của mình ngày 10.3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không đề cập trực tiếp đến Giáo hoàng Francis hay những lời lẽ của ông nhưng nói về các nhân vật tôn giáo đang giúp đỡ lực lượng chính phủ bên trong Ukraine.
“Họ ủng hộ chúng tôi bằng lời cầu nguyện, bằng thảo luận và bằng hành động. Đây mới là vai trò của một giáo hội đối với người dân”, Reuters trích dẫn lời ông Zelensky nói trong video.
“Không phải là sự hòa giải trong hư ảo giữa những người muốn sống và những người muốn tiêu diệt bạn ở nơi cách đây 2.500 km, một nơi nào đó”, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh REUTERS
Viết trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng người mạnh mẽ trong bất kỳ tranh chấp nào “đứng về phía tốt đẹp thay vì cố gắng đặt họ ngang hàng và gọi đó là ‘đàm phán’”.
“Lá cờ của chúng tôi có màu vàng và xanh. Đây là lá cờ mà chúng tôi sống, chết và chiến thắng cùng. Chúng tôi sẽ không bao giờ giương bất kỳ lá cờ nào khác”, ông Kuleba viết bằng tiếng Anh, ám chỉ quốc kỳ Ukraine.
Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Nghi thức Đông phương với 5 triệu tín đồ ở Ukraine, cũng đưa ra quan điểm. “Tin tôi đi, không ai có ý định đầu hàng cả”, vị tổng giám mục cho biết.
Ukraine hối hả đào hào đắp lũy
Các lãnh đạo và quan chức châu Âu ủng hộ Ukraine đã chỉ trích những lời lẽ mới nhất của Giáo hoàng Francis. “Hay là động viên ông Putin can đảm rút quân khỏi Ukraine, cho cân bằng?”, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski viết trên X. Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics cũng viết trên X: “Con người không được đầu hàng trước cái ác, con người phải chiến đấu và đánh bại nó, để cái ác giương cờ trắng và đầu hàng”.
Tổng thống Pháp lần thứ 3 lùi ngày thăm Ukraine
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lùi lại chuyến thăm Ukraine, cho biết ông sẽ lên đường sau vài tuần nữa. Đây là lần thứ ba chuyến đi bị trì hoãn kể từ tháng 2, theo Reuters.
Ban đầu, ông Macron cho biết ông dự định đến Ukraine để ký hiệp định an ninh song phương với Tổng thống Zelensky vào tháng 2. Chuyến đi đã bị hoãn lại và cuối cùng ông Zelensky đã đến Paris để ký kết thỏa thuận này.
Các nhà ngoại giao cho hay chuyến thăm Ukraine của ông Macron đã được lên kế hoạch vào đầu tháng 3 trước khi bị lùi sang cuối tuần này.
Thông báo hoãn chuyến đi được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một tên lửa của Nga chỉ cách tổng thống Ukraine và thủ tướng Hy Lạp vài trăm mét khi đâm vào cơ sở hạ tầng cảng ở thành phố Odessa của Ukraine bên bờ biển Đen. Ông Macron cũng dự định đến thăm Odessa.
Hết làm tổng tư lệnh, ‘thiết tướng quân’ Zaluzhnyi sang Anh làm đại sứ Ukraine
Ông Macron gần đây đã vấp phải phản ứng dữ dội từ nhiều đồng minh sau khi cho biết không nên loại trừ khả năng đưa quân đội phương Tây tới Ukraine.
Hai nguồn tin ngoại giao cho biết Tổng thống Pháp đang xem xét liệu có nên mở rộng chuyến đi tới Ukraine để mời các nguyên thủ quốc gia phương Tây khác tham gia cùng ông hay không.
Vì sao Giáo hoàng Francis nói Ukraine nên có 'can đảm giương cờ trắng'?
Vatican giải thích thêm sau khi có thông tin Giáo hoàng Francis đề cập 'cờ trắng' khi nói về việc Ukraine nên đàm phán nhằm chấm dứt xung đột.
Giáo hoàng Francis dự một sự kiện tại Rome (Ý) hôm 8.3. Ảnh REUTERS
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Giáo hoàng Francis nói rằng Ukraine nên có cái mà ông gọi là "can đảm giương cờ trắng" đàm phán nhằm chấm dứt chiến sự với Nga sau hơn 2 năm xung đột.
Phát biểu được đưa ra trong cuộc phỏng vấn được Đài RSI của Thụy Sĩ ghi vào tháng 2, trước thời điểm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đề nghị chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh giữa Ukraine và Nga. Dự kiến cuộc phỏng vấn sẽ phát ngày 20.3.
Giáo hoàng Francis nói Ukraine nên có 'can đảm giương cờ trắng'?
Theo Reuters, ông Erdogan đưa ra lời đề nghị mới sau cuộc gặp ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Zelensky đã nói rằng dù muốn hòa bình nhưng ông sẽ không từ bỏ bất kỳ lãnh thổ nào.
Kế hoạch hòa bình của nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi quân đội Nga rút quân khỏi toàn bộ Ukraine và khôi phục biên giới quốc gia. Điện Kremlin đã bác bỏ việc tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình theo các điều khoản do Kyiv đặt ra.
Một người phát ngôn của ông Zelensky không lập tức trả lời đề nghị đưa ra bình luận về phát biểu của giáo hoàng.
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo hoàng Francis đã được hỏi về quan điểm của mình trong cuộc tranh luận giữa những người cho rằng Ukraine nên từ bỏ vì nước này không thể đẩy lùi lực lượng Nga, với những người cho rằng làm như vậy sẽ hợp pháp hóa hành động của bên mạnh nhất. Người phỏng vấn đã sử dụng thuật ngữ "cờ trắng" trong câu hỏi.
"Tôi nghĩ người mạnh mẽ nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có dũng khí cầm cờ trắng, và đàm phán. Đàm phán là một từ can đảm. Khi thấy mình đang thất bại, mọi việc không được suôn sẻ thì bạn phải có dũng khí để thương lượng", theo Giáo hoàng Francis.
Trong thông cáo, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni nói rằng Giáo hoàng Francis đã dùng lại từ "cờ trắng" của người phỏng vấn và sử dụng nó "để biểu thị việc dừng sự thù địch để có một lệnh ngừng bắn đạt được bằng sự can đảm của đàm phán".
Nga-Ukraine từng đàm phán gì 2 năm trước?
Năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã cử đặc phái viên hòa bình là hồng y Matteo Zuppi đến Ukraine, Nga và Mỹ để tìm hiểu quan điểm của các nhà lãnh đạo các quốc gia đó.
Trong buổi phỏng vấn, Giáo hoàng Francis còn nói rằng "đàm phán không bao giờ có nghĩa là đầu hàng", khi đề cập xung đột Hamas - Israel ở Dải Gaza.
Chủ định của Giáo hoàng Francis khi thăm Mông Cổ Nhìn bề ngoài thì chuyến thăm Mông Cổ của Giáo hoàng Francis gây bất ngờ, bởi điểm đến chỉ có hơn 2,3 triệu dân cùng cộng đồng Công giáo rất non trẻ khi chỉ có hơn 1.500 tín đồ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực chất quan điểm chính sách của Giáo hoàng Francis kể từ khi nhậm chức thì có thể dễ...