Ukraine nhận viện trợ lớn: Mỹ đề cao trách nhiệm giải trình, Nga mất hi vọng Kiev đổi lập trường đàm phán
Trong khi Tổng thống Ukraine cam kết sử dụng các khoản hỗ trợ một cách có trách nhiệm nhất, lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn đảm bảo mọi khoản tiền chi tiêu đều có trách nhiệm giải trình, còn Điện Kremlin đã tỏ rõ thất vọng về tương lai đàm phán hoà bình.
Tổng thống Zelensky phát biểu tại Quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi chiến sự bùng nổ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhận được hàng loạt vũ khí hiện đại do Mỹ viện trợ.
Ngày 21/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 1,85 tỷ USD sẽ gồm: 1 hệ thống phòng không tên lửa Patriot, tên lửa chống radar HARM, đạn dược cho hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS, 37 xe bọc thép Cougar và 50.000 tên lửa Grad.
Gói viện trợ này cũng sẽ gồm 45.000 quả đạn 152 mm, 20.000 quả đạn 122 mm, 100.000 quả đạn 125 mm cho xe tăng, 500 quả đạn pháo chính xác 155 mm, hệ thống liên lạc vệ tinh và các thiết bị khác.
Trong khi đó, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khoản viện trợ mới bao gồm khoản tiền 1 tỷ USD để cung cấp cho Ukraine “năng lực phòng không và tấn công chính xác mở rộng” và thêm 850 triệu USD hỗ trợ an ninh.
Không chỉ có vậy, Ukraine còn nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Thượng viện Mỹ. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho rằng hiện chưa phải lúc để chính quyền Tổng thống Joe Biden giảm mức độ hỗ trợ cho Ukraine.
Theo kênh CNN, về khoản viện trợ này, trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ sáng 22/12 (giờ Việt Nam), Tổng thống Zelensky đã cảm ơn người Mỹ và tất cả những người coi trọng tự do và công lý vì những nỗ lực trong giúp đỡ Ukraine. Ông kêu gọi Mỹ tiếp tục hỗ trợ tài chính và nói sẽ sử dụng khoản hỗ trợ một cách có trách nhiệm nhất. Ông Zelensky cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm của ông, nhưng nói thêm rằng mỗi thành viên Quốc hội Mỹ có thể hỗ trợ quá trình thực hiện.
Theo ông Zelensky, hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh là rất quan trọng để Ukraine giành chiến thắng. Ông cố gắng chứng minh rằng mặc dù viện trợ mang lại lợi ích cho Ukraine nhưng nó cũng có lợi cho Mỹ và các đồng minh phương Tây khác.
Video đang HOT
Ông cũng nhấn mạnh các giá trị chung của Mỹ và Ukraine: “Hai quốc gia của chúng ta là đồng minh trong trận chiến này”.
Bài phát biểu diễn ra sau khi ông Zelensky hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Nhận định sau bài phát biểu của ông Zelensky, lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cho biết ông nghĩ bài phát biểu của Tổng thống Ukraine là tốt, nhưng ông muốn đảm bảo rằng có trách nhiệm giải trình đối với khoản viện trợ mà Mỹ dành cho Ukraine. Ông nói: “Tôi ủng hộ Ukraine nhưng tôi không bao giờ ủng hộ séc trắng. Chúng tôi muốn đảm bảo mọi khoản tiền chúng tôi chi tiêu đều có trách nhiệm giải trình”.
Những bình luận của ông McCarthy được đưa ra khi một số thành viên Cộng hòa đã muốn giảm viện trợ cho Ukraine.
Chuyến thăm Mỹ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Zelensky kể từ khi bùng phát xung đột Nga – Ukraine ngày 24/ 2. Chuyến đi có ý nghĩa quan trọng khi Ukraine cần phương Tây hỗ trợ để đối phó với lực lượng Nga.
Phản ứng về chuyến thăm, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga không có kỳ vọng tích cực nào từ chuyến đi của Tổng thống Ukraine.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo ở Moskva rằng liệu Nga có mong đợi rằng lập trường của Ukraine sẽ trở nên mang tính xây dựng hơn sau chuyến thăm Mỹ của ông Zelensky và sẽ thay đổi hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình với Nga hay không, ông Dmitry Peskov nói: “Tôi không nghĩ vậy. Các bên vẫn đang cung cấp vũ khí, phạm vi cung cấp vũ khí đang mở rộng. Tất nhiên, tất cả những điều này khiến cuộc xung đột trầm trọng thêm và trên thực tế, không phải là điều tốt cho Ukraine”.
Ông Peskov nói thêm rằng cũng không có hy vọng rằng lập trường đàm phán của Kiev sẽ bằng cách nào đó thay đổi sau chuyến thăm.
Động thái bất ngờ nhất của Tổng thống Ukraine trong 10 tháng xung đột với Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thường khiến cả thế giới bất ngờ với những lần xuất hiện tại chiến trường, nhưng chuyến thăm Mỹ để kêu gọi viện trợ quân sự được nhìn nhận là bất ngờ lớn nhất trong 10 tháng kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters ngày 21/12, Tổng thống Zelensky cho biết trên tài khoản Twitter vào đầu ngày 21/12: "Tôi đang trên đường đến Mỹ để tăng cường khả năng phục hồi và phòng thủ của Ukraine".
Theo lịch trình, ông Zelensky gặp Tổng thống Joe Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ để đề nghị được viện trợ thêm vũ khí đối phó với các cuộc tấn công không ngừng của Nga vào các mục tiêu năng lượng.
Là Tổng thống Ukraine kể từ năm 2019, ông Zelensky luôn xây dựng hình ảnh của mình là một lãnh đạo sẵn sàng ở lại đất nước, gần gũi với người dân và những binh sĩ.
Theo Đại sứ quán Ukraine tại Anh, đáp lại lời đề nghị của Mỹ về việc sơ tán ông khỏi Kiev khi xung đột nổ ra, ông Zelensky nói: "Cuộc chiến diễn ra ở đây".
Kể từ khi các lực lượng Nga tràn qua biên giới, ông Zelensky đã phát biểu trước Quốc hội và với các tổ chức tại hàng chục quốc gia thông qua các liên kết video. Ông Zelensky cũng điện đàm rất nhiều lần với các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, ông Zelensky chưa công du nước ngoài lần nào kể từ khi tham dự Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2/2022.
Vợ ông, bà Olena Zelenska, đã tới Washington vào tháng 7 để phát biểu trước Quốc hội Mỹ và đã thực hiện một số chuyến đi quốc tế khác để vận động cho Ukraine. Các phụ tá và bộ trưởng của ông Zelensky cũng có một số chuyến công du nước ngoài.
Trước đó, ngày 20/12, Tổng thống Zelensky đã bất ngờ thăm thành phố tiền tuyến phía Đông là Bakhmut, nơi diễn ra một số trận giao tranh ác liệt nhất với Nga. Theo văn phòng của ông, tại đây, ông mặc trang phục kaki chiến đấu đặc trưng, trao huy chương cho các binh sĩ.
Theo kênh CNN, chuyến đi của Tổng thống Ukraine được quan chức Mỹ và Ukraine sắp xếp trong 10 ngày qua. Đây là dịp để Mỹ thể hiện rằng sẽ tiếp tục sát cánh với Ukraine tại thời điểm mà Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp khó khăn trong duy trì sự ủng hộ cho Ukraine cả ở Mỹ và nước ngoài.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp tại Washington, DC. ngày 1/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói: "Tổng thống Biden sẽ củng cố thông điệp cơ bản trong chuyến đi này trực tiếp tới Tổng thống Zelensky, tới người dân Ukraine, người dân Mỹ và thế giới một cách công khai, rằng Mỹ sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến chừng nào còn có thể".
Tổng thống Biden lần đầu tiên thảo luận về khả năng ông Zelensky đến thăm Washington trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Ukraine vào ngày 11/12. Đã có lời mời chính thức một tuần trước và Tổng thống Zelensky đã chấp nhận. Từ đó, hai bên bắt đầu các cuộc tham vấn chung về các vấn đề an ninh của chuyến đi này.
Tổng thống Zelensky đã nhất trí về các vấn đề an ninh và bắt đầu thực hiện. Chuyến đi đã được xác nhận vào ngày 18/12.
Các quan chức Mỹ từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về các thỏa thuận an ninh trước chuyến đi. Không rõ ông Zelensky có bay trên một chiếc máy bay quân sự của Mỹ để rời Ukraine hay không. Hiện nay, ra và vào Ukraine đã trở nên cực kỳ khó khăn.
Chuyến đi của ông Zelensky diễn ra trong bối cảnh sự ủng hộ của quốc tế dành cho Ukraine đang gặp khó khăn.
Các lệnh trừng phạt Nga đã làm tăng giá năng lượng, đặc biệt là ở châu Âu - nơi phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt Nga.
Tại Mỹ, các thành viên Cộng hòa sắp nắm quyền kiểm soát Hạ viện đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không nhanh chóng thông qua các gói hỗ trợ lớn mới cho Ukraine.
Với ông Zelensky, thời điểm dường như đã chín muồi để ông lần đầu ra nước ngoài kể từ xung đột với Nga. Đối với Tổng thống Biden, chuyến thăm là cơ hội để củng cố tinh thần ủng hộ Ukraine.
Gói viện trợ mới trị giá 1,8 tỷ USD mà ông Biden sẽ công bố gồm hệ thống tên lửa đất đối không Patriot, vốn là yêu cầu từ lâu của Ukraine để chống các cuộc không kích của Nga.
Nga đã cảnh báo về những hậu quả nếu Mỹ cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine, coi đây là hành động can dự sâu hơn của Mỹ vào cuộc xung đột.
Nhìn lại Thế giới năm 2022: Vòng xoáy đối đầu chưa có hồi kết Năm 2022, toàn thế giới nói chung và châu Âu nói riêng đã chịu tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, với việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2. Những toà nhà bị phá huỷ trong xung đột tại tại phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine ngày 21/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Cuộc xung đột kéo...