Ukraine nêu thời điểm có thể đạt hiệp ước hòa bình với Nga
Ngày 14/3, giới chức cấp cao Ukraine cho biết nước này có thể sẽ đạt được một hiệp ước hòa bình với Nga trước tháng 5 tới.
Phái đoàn Ukraine (trái) và Nga tại cuộc đàm phán ở vùng Brest, Belarus ngày 7/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Đài Sputnik và hãng tin Ukraine News dẫn lời Cố vấn Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Oleksiy Arestovych, cho hay Ukraine có thể đạt được hiệp ước hòa bình với Nga trong vài tuần nữa và muộn nhất là trước tháng 5.
Trả lời phỏng vấn của truyền thông Nga, ông Oleksiy Arestovych bày tỏ tin tưởng vào triển vọng này, song cũng cảnh báo nếu hai bên không đạt được thỏa thuận hòa bình trước cuối tháng 5, các hoạt động đối đầu sẽ tiếp diễn và chiến sự cục bộ tại Ukraine có thể kéo dài tới 1 năm.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đệ trình Quốc hội nước này dự thảo luật gia hạn tình trạng thiết quân luật thêm 30 ngày nữa. Ukraine đã thiết quân luật ngay ngày 24/2, thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraine.
Kể từ khi xung đột bùng nổ, Ukraine và Nga đã tổ chức tổng cộng 4 vòng đàm phán, vòng đàm phán mới đây nhất được tổ chức trực tuyến. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra ngày 28/2 tại khu vực Gomel nằm trên biên giới Belarus-Ukraine; vòng 2 và 3 diễn ra ngày 3/3 và 7/3 tại Belovezhskaya Pushcha, khu vực biên giới Brest giữa Ba Lan và Belarus. Hai nước cũng đã nhất trí thiết lập một số hành lang nhân đạo, cùng với đó là lệnh ngừng bắn một phần, để sơ tán dân thường khỏi các khu vực chiến sự.
G7 ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine
Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 19/2 đã ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời khẳng định vẫn dành mối quan tâm lớn tới diễn biến tại khu vực này.
Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung "Zapad-2021" tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Anh công bố, Ngoại trưởng các nước này đã kêu gọi Nga lựa chọn các biện pháp ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, rút quân khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine, đồng thời tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế.
Về phía Nga, Bộ Quốc phòng nước này ngày 18/2 thông báo bắt đầu rút thêm xe tăng và các xe bọc thép khác ra khỏi các khu vực gần biên giới với Ukraine. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các đơn vị xe tăng của Quân khu miền Tây đã quay trở về căn cứ thường trực tại tỉnh Nizhny Novgorod sau khi hoàn thành các bài tập theo kế hoạch. Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết 10 máy bay chiến đấu đã rút khỏi Bán đảo Crimea.
Trước đó, ngày 16/2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc tập trận tại Bán đảo Crimea đã kết thúc và các binh sĩ đang quay trở lại các đơn vị đồn trú. Thông báo cho biết các đơn vị của Quân khu miền Nam đang di chuyển về các điểm đóng quân thường trực sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia các cuộc tập trận chiến thuật định kỳ.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Thế giới tuần qua: Khủng hoảng Ukraine chưa giảm nhiệt; loạt nước châu Âu nới lỏng hạn chế COVID-19 Tình hình Ukraine chưa có dấu hiệu tìm được giải pháp gỡ rối và nhiều nước châu Âu cùng đi theo con đường nới lỏng hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 là những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tuần qua. Nga rút quân, Đông Ukraine "căng" tiếng súng Binh sĩ Ukraine tại Popasna, vùng Luhansk thuộc Đông Ukraine. Ảnh:...