Ukraine muốn tấn công Crimea bằng tên lửa do Mỹ cung cấp
Kiev coi bán đảo Crimea là một đầu mối quân sự chính và là mục tiêu hợp pháp cho vũ khí tầm xa của phương Tây.
Tàu chiến “Đô đốc Makarov” của Hạm đội Biển Đen Nga ngoài khơi Sevastopol, Crimea. Ảnh: Getty Images
Phát ngôn viên của Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine, Vadim Skibitskiy, cho biết Kiev coi Bán đảo Crimea là một đầu mối quân sự chính, trung chuyển tất cả các vũ khí thiết bị của Nga tới Ukraine, và là mục tiêu hợp pháp cho vũ khí tầm xa của phương Tây.
Ông Skibitskiy đưa ra nhận xét trên khi xuất hiện trực tiếp trên kênh truyền hình 1 1, trả lời cho câu hỏi liệu Ukraine có thể sử dụng hệ thống tên lửa phóng loạt М142 HIMARS và M270 MLRS do Mỹ sản xuất để tấn công Crimea hay không.
“Ngày nay, Bán đảo Crimea đã trở thành một trung tâm vận chuyển tất cả các thiết bị và vũ khí đến từ Liên bang Nga tới phía nam của đất nước chúng tôi. Đầu tiên, khí tài, đạn dược và vật liệu quân sự được tập trung ở Crimea, sau đó được gửi đi để cung cấp cho lực lượng chiếm đóng của Nga”, ông Skibitskiy tuyên bố.
Quan chức này cho biết thêm, Kiev cũng đang tìm cách tấn công các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga, đóng tại Crimea. Ông giải thích: Các tàu chiến đang được sử dụng để phóng tên lửa hành trình và do đó “nằm trong số các mục tiêu phải bị tấn công để đảm bảo an toàn cho người dân, các cơ sở của chúng tôi và Ukraine nói chung”.
Video đang HOT
Những đe dọa kể trên xuất hiện một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov thông báo rằng Kiev đã nhận được các hệ thống tên lửa phóng loạt M270 MLRS đầu tiên. Quan chức này không nói rõ liệu các hệ thống đã được triển khai trên chiến trường hay chưa, cũng như chính xác chúng đến từ đâu. Trước đó, London đã cam kết cung cấp ít nhất 3 hệ thống loại này.
М142 và M270 thực chất là hai biến thể của cùng một hệ thống. M270 thiếu tính cơ động của các hệ thống HIMARS đặt trên xe tải, nhưng mang gấp đôi số ống phóng 277mm, 12 so với 6.
Các hệ thống này chưa đủ phạm vi tấn công cần thiết để tấn công trực diện Bán đảo Crimea của Nga. Mặc dù vậy các hệ thống này có thể được trang bị mô-đun Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS) để phóng tên lửa nặng hơn, có tầm bắn lên tới 300 km.
Tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất.
Trong khi Kiev đang tìm cách có được những loại vũ khí tầm xa như vậy, Washington dường như không muốn chuyển giao chúng vì lo ngại vũ khí loại này sẽ được sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và làm leo thang xung đột đang diễn ra. Tuy nhiên, Crimea dường như là một trường hợp đặc biệt khi cả Washington và Kiev đều không công nhận nó là một phần không thể tách rời của Nga. Crimea đã bỏ phiếu trưng cầu dân ý rời Ukraine và sáp nhập Nga vào tháng 3/2014, sau cuộc đảo chính Maidan do Mỹ hậu thuẫn ở Kiev.
Ukraine dường như đang cố gắng nhắm mục tiêu vào Crimea nói chung và cụ thể là cây cầu Kerch, được xây dựng để đơn giản hóa kết nối từ bán đảo này với đất liền Nga. Việc phá hủy cây cầu đã được các quan chức hàng đầu Ukraine liên tục đưa ra như một ý tưởng trong vài tháng qua bất chấp việc Moskva đã chiếm giữ phía đông nam của Ukraine, thiết lập một kết nối đường bộ với Crimea.
Nga đã đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt của Ukraine. Cùng tháng 2/2022, Điện Kremlin công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là các quốc gia độc lập và yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập bất kỳ khối quân sự phương Tây nào. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ.
Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc bơm vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh rằng viện trợ như vậy sẽ chỉ kéo dài xung đột và gây thêm thiệt hại cho người dân Ukraine chứ không thay đổi được kết cục cuộc chiến.
Trong khi đó, đầu tháng 7, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo gói viện trợ bổ sung vũ khí và đạn dược cho Ukraine trị giá 820 triệu USD. Đây là gói viện trợ thứ 14 về vũ khí, thiết bị mà Washington chuyển cho Kiev.
Gói viện trợ nói trên bao gồm 2 hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các bệ phóng tên lửa chính xác HIMARS mà Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine trong tháng 6, 150.000 viên đạn pháo 155mm và 4 radar phòng không. Các hệ thống phòng không gồm hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung, do các hãng sản xuất vũ khí Raytheon và Kongsberg Defence & Aerospace phát triển.
Gói viện trợ bổ sung nói trên được trích ra từ các kho dự trữ của quân đội Mỹ, nâng tổng giá trị vũ khí trang bị mà Washington cung cấp cho Ukraine kể từ khi xung đột với Nga bắt đầu lên 6,9 tỷ USD.
Nga sử dụng chiến đấu cơ Su-30SM mang tên lửa Krypton ở Ukraine
Các quan chức thực thi pháp luật Crimea cho biết Hạm đội Biển Đen của Nga đang triển khai máy bay chiến đấu Su-30SM mang tên lửa siêu thanh X-31 trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
"Hạm đội Biển Đen đang sử dụng tên lửa dẫn đường X-31 (còn được phương Tây gọi là Krypton) vô cùng lợi hại trên các chiến đấu cơ Su-30SM", nguồn tin nói với hãng thông tấn TASS và cho biết thêm rằng loại vũ khí này đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình tác chiến.
Trước đó, không có báo cáo chính thức nào về việc Nga đã sử dụng tên lửa X-31 trên tiêm kích Su-30SM trong các cuộc không kích tại Ukraine. TASS chưa nhận được bất kỳ bình luận nào về vấn đề trên.
Sau khi tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Lugansk, lực lượng Nga hiện đẩy mạnh đà tiến quân ở Donetsk nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát toàn vùng Donbass. Washington và các đồng minh châu Âu đã viện trợ nhiều loại vũ khí tối tân cho Kiev, áp đặt những lệnh trừng phạt nghiêm ngặt với Moskva và nhiều lần tuyên bố Nga phải bị đánh bại. Phương Tây cũng cho rằng Ukraine sẽ giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.
Về phần mình, hôm 10/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ra lệnh cho quân đội Ukraine tập trung lực lượng một triệu quân nhằm giành lại vùng lãnh thổ Nga kiểm soát ở miền nam.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều tín hiệu cho thấy Ukraine chuẩn bị cho chiến dịch phản công quy mô lớn ở miền nam nước này. Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk đã hối thúc người dân ở vùng Kherson nhanh chóng sơ tán.
"Sắp có một trận chiến lớn, một cuộc đấu pháo. Do vậy, chúng tôi hối thúc người dân nhanh chóng sơ tán khỏi Kherson", bà Vereshchuk nói trên kênh truyền hình quốc gia hôm 10/7.
Nga cáo buộc tình báo Ukraine chủ mưu tấn công đường ống khí đốt ở Crimea Cuộc điều tra của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đi đến cáo buộc tình báo quốc phòng Ukraine đã chủ mưu vụ tấn công phá hoại đường ống khí đốt ở Ukraine vào ngày 23/8 vừa qua. FSB cáo buộc vụ nổ đường ống khí đốt ở Crimea cuối tháng 8 do tình báo Ukraine chủ mưu. Ảnh: Sputnik Hãng...