Ukraine mua thêm vaccine ngừa COVID-19 của Novavax, Mỹ
Ngày 22/2, Bộ trưởng Y tế Ukraine Maksym Stepanov cho biết nước này đã nhất trí nâng số lượng vaccine ngừa COVID-19 đặt mua của hãng Novavax (Mỹ) lên 15 triệu liều.
Vaccine Novavax ngừa COVID-19 được sản xuất tại Gaithersburg, bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo trên Facebook, Bộ trưởng Stepanov nêu rõ lô vaccine đầu tiên sẽ có mặt ở Ukraine vào tháng 7 tới.
Ukraine đã lên kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cho người dân vào giữa tháng 2. Dự kiến trong tháng này, Chính phủ Ukraine sẽ nhận được 117.000 liều vaccine của Pfizer/BioNTech thông qua Chương trình phân phối vaccine COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng.
Video đang HOT
* Mông Cổ sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc vào ngày 23/2, trong đó ưu tiên các nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực y tế và an ninh. Phó Thủ tướng Mông Cổ Sainbuyan Amarsaikhan đã cho biết như vậy tại lễ tiếp nhận 150.000 liều vaccine Covishield của AstraZeneca/Oxford (Anh).
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Mông Cổ Sereejav Enkhbold cho hay 300.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) dự kiến sẽ có mặt ở Mông Cổ trong ngày 22/2. Mông Cổ có kế hoạch mua 4 loại vaccine COVID-19.
Quốc gia Trung Á này đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho ít nhất 3,3 triệu người, tương đương 60% dân số, trong đó 20% được tiêm chủng theo cơ chế phân phối toàn cầu COVAX.
Giới chuyên gia đánh giá về độ an toàn của các vaccine phòng COVID-19 tiềm năng
Trong bối cảnh những vaccine tiềm năng phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang chuẩn bị được phê duyệt sử dụng khẩn cấp và các nhà sản xuất vaccine chuẩn bị vận chuyển hàng triệu liều vaccine tới những nước đặt hàng.
Các chuyên gia y tế đang nỗ lực trấn an công chúng rằng những tiến bộ đột phá trong phát triển nhanh chóng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 không ảnh hưởng đến độ an toàn của chế phẩm này.
Giới thiệu vaccine ngừa COVID-19 do Công ty Novavax phát triển tại Gaithersburg, bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một điểm quan trọng mà các chuyên gia y tế lưu ý là hầu hết tất cả tác dụng phụ của vaccine xảy ra trong 6 tuần sau khi được chích ngừa. Trong khi đó, những người tham gia cuộc thử nghiệm quy mô lớn đối với vaccine của hai hãng dược Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) và vaccine của công ty công nghệ sinh học Moderna - Viện Y tế quốc gia Mỹ được theo dõi trong 2 tháng sau mũi tiêm thứ hai - một yêu cầu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Đây là hai loại vaccine phòng COVID-19 tiên phong dự kiến sẽ được nhà chức trách phê chuẩn để đưa vào sử dụng trong tháng 12 tới.
Trong cuộc thử nghiệm vaccine của Pfizer có tới 44.000 tình nguyện viên tham gia, trong khi con số này của Moderna là 30.000 tình nguyện viên. Cho đến nay, khoảng một 50% số tình nguyện viên này đã được theo dõi ít nhất 2 tháng. Điều này đồng nghĩa FDA sẽ có dữ liệu an toàn trên hàng chục nghìn người, cao hơn nhiều so với mức trung bình 6.700 người đối với các loại vaccine khác đã được cấp phép trong thập kỷ qua.
Trao đổi với báo giới, Giám đốc Viện Y tế toàn cầu Saad Omer nhấn mạnh trên thực tế, khoảng thời gian 2 tháng đã đủ để đánh giá những tác dụng phụ xảy ra ở những người tiêm vaccine. Mặc dù thông thường, FDA yêu cầu việc theo dõi phải kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên, nếu không có vấn đề nào xảy ra trong 2 tháng đầu tiên, các tác dụng phụ rất hiếm xảy ra trong 4 tháng tiếp theo.
Trong khi đó, Giáo sư nhi khoa Grace Lee thuộc Đại học Stanford (Mỹ), thành viên của Ban cố vấn về vaccine cho CDC, nhấn mạnh: "Tại thời điểm chúng ta đang sống trong đại dịch (COVID-19), chúng ta buộc phải nghĩ rằng không thể chờ đợi dữ liệu hoàn hảo dù muốn".
Cả Pfizer và Moderna đều nói rằng sau 2 tháng kể từ khi tình nguyện viên được tiêm liều thứ hai, sẽ không có tác dụng phụ "nghiêm trọng" nào xảy ra - những tác dụng phụ đe dọa tính mạng con người, phải nhập viện, hoặc gây thương tật vĩnh viễn. Danh mục này bao gồm các phản ứng dị ứng nguy hiểm như sốc phản vệ, các vấn đề thần kinh và cả tử vong.
Tuy nhiên, những gì mà các chuyên gia hai hãng này quan sát được ở các tình nguyện viên là mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, đỏ và đau nơi vết chích, đặc biệt là sau liều thứ hai. Những tác dụng phụ ở "Cấp độ 3" này, theo thuật ngữ y tế, không đòi hỏi phải nhập viện cũng như chỉ xảy ra ở một vài phần trăm số tình nguyện viên và điều này được coi là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, FDA cho biết sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về các dữ liệu an toàn của vaccine thay vì chỉ dựa vào những gì mà hai công ty trên công bố với báo giới.
Trước đó, ngày 8/11 vừa qua, Pfizer thông báo kết quả thử nghiệm cuối cùng loại vaccine ngừa COVID-19 do hãng cùng BioNTech phát triển cho thấy hiệu quả đến 95% và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Đúng một tuần sau, tập đoàn Moderna thông báo vaccine thử nghiệm của hãng này đã phát huy tới 94,5% hiệu quả trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trở thành tập đoàn dược phẩm thứ hai của Mỹ trong vòng một tuần báo cáo kết quả thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả cao hơn mức dự báo.
Những thông tin tích cực về công tác phát triển và điều chế vaccine phòng COVID-19 đã củng cố thêm hy vọng và quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Hoài nghi về lệnh trừng phạt Myanmar của Biden Dù Biden đã áp lệnh trừng phạt Myanmar sau đảo chính, giới chuyên gia không thực sự lạc quan về hiệu quả của nó vì cho rằng thiếu "đòn bẩy". 10 ngày sau cuộc đảo chính ở Myanmar, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh trừng phạt các tướng quân đội nước này. Dù các nghị sĩ Mỹ ủng hộ mạnh mẽ...