Ukraine liên tục bị ‘dội gáo nước lạnh’ về khả năng đánh bại Nga trong xung đột
Mặc dù Kiev được phương Tây cung cấp một lượng lớn vũ khí hiện đại, nhưng ngay cả tướng lĩnh hàng đầu của Mỹ và cựu trợ lý cấp cao của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đều nghi ngờ về vận may quân sự của Ukraine.
Ông Aleksey Arestovich. Ảnh: Wikipedia
Theo ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, không có gì đảm bảo là Kiev có thể đánh bại các lực lượng của Moskva và Ukraine đã phung phí cơ hội giành ưu thế trong cuộc xung đột với Nga.
Đài RT ngày 22/1 dẫn phát biểu của ông Arestovich trong một cuộc phỏng vấn với nhà phân tích chính trị Yuri Romanenko cho biết “nếu mọi người nghĩ rằng chúng tôi chắc chắn sẽ thắng cuộc chiến, thì điều đó có vẻ rất khó xảy ra”.
Ông Arestovich cho rằng Ukraine đã “không chỉ bỏ lỡ một cơ hội quân sự”, mà Ukraine còn đã bỏ lỡ cơ hội về mặt thời gian. Cho nên, người Nga đã chớp lấy, bắt đầu huy động lực lượng, khôi phục lại tình hình ở tiền tuyến và thậm chí tạo dựng ưu thế ở một số nơi.
Ông Arestovich là Trợ lý của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. Ngày 17/1, ông Arestovich đã đệ đơn từ chức sau khi tuyên bố rằng tên lửa của Nga rơi xuống một khu dân cư khiến hàng chục người ở thành phố Dnipro đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.
Với thông tin đưa ra, ông Arestovich đã bị “ném đá” dữ dội. Dư luận cho rằng ông Arestovich đang đổ lỗi cho quân đội Ukraine về cái chết của các cư dân tòa nhà ở Dnipro. Bởi Lực lượng Không quân Ukraine cho biết tòa nhà ở Dnipro đã bị trúng tên lửa Kh-22 của Nga. Trong khi đó, tới nay Kiev không có khả năng đánh chặn loại tên lửa hành trình phóng từ trên không này.
Sau đó, ông Arestovich đã xin lỗi về những nhận xét của mình mô tả chúng là “một sai lầm nghiêm trọng”. Đơn từ chức của ông Arestovich đã được Văn phòng của Tổng thống Ukraine chấp thuận trong cùng ngày.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Liên quan tới xung đột Nga – Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley cuối tuần qua cho rằng trong năm nay, sẽ rất, rất khó để Ukraine có thể đánh bật quân đội Nga ra khỏi các khu vực đã bị chiếm giữ.
Theo RT, phát biểu trong cuộc họp Nhóm Liên lạc quốc phòng do Mỹ đứng đầu tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, Tướng Milley cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu đã nói rằng cuộc chiến này “có khả năng kết thúc bằng một cuộc đàm phán”. Nhưng nếu nhìn từ quan điểm quân sự, “đây là một cuộc chiến rất, rất khó khăn”, Tướng Milley nhận định.
Tướng Milley cho rằng Ukraine sẽ tiếp tục đấu tranh để thực hiện cam kết đánh đuổi các lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ. Tuy nhiên, “trong năm nay, sẽ rất, rất khó để đẩy quân đội Nga ra khỏi từng tấc đất của Ukraine”.
Video đang HOT
Theo RT, các vùng đất của Ukraine mà Tướng Milley đề cập tới là Crimea (đã sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014) và 4 khu vực mới sáp nhập vào Nga hồi tháng 10 năm ngoái sau các cuộc trưng cầu dân ý, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia.
Giới lãnh đạo Ukraine nhiều lần tuyên bố sẵn sàng giành lại các vùng lãnh thổ đó bằng vũ lực nếu Moskva không từ bỏ chúng.
Trong “công thức hòa bình” đưa ra lần đầu tiên vào tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng yêu cầu khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nghĩa là Nga phải từ bỏ 4 vùng mới sáp nhập cùng với bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ kế hoạch hoà bình 10 điểm của ông Zelensky, cho rằng đề xuất này “không thực tế và không thỏa đáng”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tuyên bố: “Không có kế hoạch hòa bình nào của Ukraine khả thi nếu không tính tới thực tế hiện nay với 4 vùng lãnh thổ mới sáp nhập vào Nga. Bất kỳ kế hoạch nào không tính tới bối cảnh này đều không thể gọi là kế hoạch hòa bình”.
Hình ảnh về năm 2022 đầy lửa đạn ở Ukraine
Cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài hơn 10 tháng và chưa có dấu hiệu nào cho thấy hồi kết khi năm 2022 đã khép lại. Sự tàn phá, nỗi bi thương về một cuộc chiến đã hiện lên qua ống kính của các nhiếp ảnh gia, phóng viên báo chí.
Một cư dân Ukraine bị thương nằm bên trong xe cứu thương chờ đưa đến bệnh viện ở Kherson, ngày 24/11/2022. Ảnh: AP
Ngày 24/2, xung đột Nga - Ukraine bùng nổ khi Moskva tuyên bố tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng.
Các lực lượng Nga đã tấn công mạnh mẽ nhằm hướng Kiev, nhưng trước sự kháng cự quyết liệt của Ukraine, Moskva đã rút quân khỏi các khu vực xung quanh thủ đô vào tháng 4.
Giao tranh cũng diễn ra ác liệt ở phía nam và phía đông Ukraine, nơi Nga mở rộng vùng lãnh thổ do các lực lượng đòi độc lập kiểm soát từ năm 2014. Cảng Mariupol bên bờ Biển Đen của Ukraine thất thủ sau cuộc bao vây kéo dài 3 tháng khiến thành phố trở thành đống đổ nát.
Đoàn xe thiết giáp Nga di chuyển dọc theo một xa lộ ở Crimea vào 18/1/2022, chuẩn bị cho chiến dịch ở Ukraine. Ảnh: AP
Lực lượng dự bị Ukraine được huấn luyện tại trường bắn gần Kiev vào ngày 29/1/2022. Ảnh: EPA-EFE
Cơ sở quân sự của Ukraine cháy âm ỉ sau vụ pháo kích của Nga ở ngoại ô Mariupol vào ngày 24/2, trong đợt tập kích đường không của Nga trên khắp Ukraine. Ảnh AP
Thi thể người lính bên một chiếc xe bọc thép đã cháy gần Kharkiv, ngày 25/2/2022. Ảnh: EPA-EFE
Người dân Ukraine chạy trốn xung đột qua cửa khẩu biên giới Shehyni sang Ba Lan vào ngày 27/2. Tới đầu tháng 3, số người tị nạn Ukraine đã vượt 2 triệu, trở thành cuộc khủng hoảng di cư nhanh nhất thế giới. Ảnh: Reuters
Một trung tâm thương mại ở Kiev bị bom san bằng vào ngày 21/3. Lúc này, các lực lượng Nga đang áp sát ngoại ô phía Tây Bắc Kiev. Ảnh: Reuters
Binh sĩ Ukraine đi lại gần những xe bọc thép và xe tăng Nga bị phá hủy vào ngày 2/4, khi Ukraine đã giành lại được các thị thành phố, như Bucha, thuộc Vùng thủ đô Kiev. Ảnh: Reuters
Cuộc xung đột đã khơi lên căng thẳng tới mức thù địch giữa Nga và phương Tây, thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan tìm kiếm tư cách thành viên NATO trong khi Mỹ và các quốc gia NATO cung cấp vũ khí mạnh mẽ cho Ukraine, cũng như tăng cường lực lượng ở Đông Âu, rìa phía đông của khối giáp với Nga.
Khi mùa đông đến gần, quân đội Ukraine - được hỗ trợ bởi vũ khí, đạn dược và vai trò huấn luyện từ Mỹ và các đồng minh khác - đã đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi thành phố Kherson, thủ phủ vùng Khersong ở miền Nam, một chiến thắng nâng cao tinh thần Kiev giữa cuộc xung đột khốc liệt chưa có dấu hiệu kết thúc.
Lực lượng Ukraine đầu hàng sau nhiều tuần cố thủ bên trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Họ được đưa lên xe buýt tới khu giam giữ ở vùng Donetsk vào ngày 17/5. Ảnh: Reuters
Binh sĩ Ukraine cắm quốc kỳ trên đảo Rắn, khi Kiev giành lại quyền kiểm soát trên 1.000 ngôi làng vào cuối tháng 6. Ảnh: Reuters
Cuộc xung đột cũng khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt khi Moskva siết chặt nguồn cung cấp cho phương Tây để trả đũa các lệnh trừng phạt đối với Nga. Italy, Đức và các quốc gia khác phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga đã phải tranh giành các nguồn cung cấp năng lượng thay thế. Trước tình cảnh hàng triệu người phải vật lộn để trả các hóa đơn năng lượng, các chính phủ đã phải chịu áp lực mạnh mẽ có các biện pháp can thiệp giúp đỡ.
Binh sĩ Nga trên nóc xe tải quân sự trong lúc các phóng viên nước ngoài quan sát nông dân thu hoạch ngũ cốc gần Melitopol, miền Nam Ukraine vào ngày 14/7/2022. Một thỏa thuận do LHQ làm trung gian đã cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua cảng ở Biển Đen. Ảnh: AP
Lực lượng Ukraine nã hỏa lực về vị trí đối phương ở Kharkiv vào 24/8/2022, trong chiến dịch phản công lớn khắp khu vực. Ảnh: AP
Ukraine và Nga là những nhà cung cấp lúa mì, lúa mạch, dầu hướng dương quan trọng, riêng Nga còn là nhà cung cấp phân bón chủ lực. Vì thế xung đột giữa hai nước cũng đẩy giá lương thực lên cao và làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu. Một thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian cho phép các tàu chở ngũ cốc rời cảng Biển Đen của Ukraine đã được ký kết vào tháng 7.
Binh sĩ Ukraine trên xe tăng tiến vào Izyum vào ngày 14/9, từng là một trung tâm hậu cần quan trọng cho chiến dịch của Nga. Ảnh: AP
Lính cứu hỏa Ukraine làm nhiệm vụ tại một tòa chung cư bị phá hủy ở Zaporizhzhia ngày 9/10/2022. Ảnh: AP
Dân thường được sơ tán khỏi Kherson, nơi Nga kiểm soát, được đưa tới Crimea vào 23/10/2022. Ảnh: Reuters
Kể từ ngày 10/10, sau cuộc tấn công nhằm vào cầu Crimea, Nga đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, đẩy hàng triệu người dân nước này vào cảnh thiếu điện và nhiệt sưởi ấm khi mùa đông tới. Chính phủ Ukraine đang cố gắng hành động nhanh nhất có thể, nhưng thực tế là không thể khôi phục điện cho từng người dân, bao gồm cả hơn ba triệu cư dân thủ đô Kiev.
Trung tâm thành phố Lviv, miền Tây Ukraine, tối đen do mất điện vào 15/11/2022, khi cơ sở hạ tầng năng lượng bị không kích. Ảnh: Reuters
Người dân nhận thực phẩm cứu trợ ở trung tâm thành phố Kherson, miền Nam Ukraine vào 18/11/2022, sau khi lực lượng Nga đã rút đi. Ảnh: AP
Sau khi Ukraine giành lại được thủ phủ Kherson ở miền Nam, cuộc xung đột đang tập trung vào điểm nóng ở Bakhmut, một thành phố chiến lược thuộc Vùng Donetsk, nơi các lực lượng Nga đã bao vây nhiều tháng qua.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (không đội mũ, đứng giữa) chụp ảnh chung với các binh sĩ ở tiền tuyến Bakhmut, vào cuối tháng 12/2022. Ảnh: AP
Binh sĩ Ukraine trong chiến hào lầy lội ở Bakhmut khi mùa đông chuẩn bị tới vào tháng 11/2022. Ảnh: Telegraph
Hai bên Nga và Ukraine đã nhiều lần đề xuất các kế hoạch đàm phán hòa bình, tuy nhiên, cả hai đều đổ lỗi cho đối phương không thiện chí với đàm phán.
Mới đây nhất, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột tại Ukraine, nhưng nhận định Kiev và các đồng minh không muốn tham gia vào quá trình này. "Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với mọi bên có liên quan để tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được nhằm chấm dứt xung đột, nhưng mọi thứ phụ thuộc vào Ukraine", Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn đài Rossiya 1 ngày 25/12.
Trong khi đó, ngày 26/12, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba đề xuất Liên hợp quốc tổ chức "hội nghị thượng đỉnh hòa bình", với sự trung gian của Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kuleba tuyên bố rằng, Nga phải đối mặt với tòa án về tội ác chiến tranh trước khi đất nước của ông trực tiếp đàm phán với Moskva. Bình luận về đề xuất của Ngoại trưởng Kuleba, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng Nga "không bao giờ tuân theo các điều kiện do người khác đặt ra".
Một người phụ nữ qua đường trong tuyết rơi tầm tã ở Kiev ngày 16/12. Ảnh: AP
Lịch sử ít ai biết về 'thị trấn muối' Soledar, nơi chứng kiến giao tranh ác liệt giữa Nga và Ukraine Sau khi biển khô cạn cách đây hàng trăm triệu năm, ở Soledar đã xuất hiện một trong những mỏ muối tinh khiết nhất thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Nhưng khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, "thị trấn muối" này lại chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt giữa hai bên. Đường hầm trong mỏ muối ở...