Cựu cố vấn an ninh Mỹ: Ukraine muốn đàm phán hòa bình trước khi phương Tây mệt mỏi vì xung đột
Theo một cựu cố vấn an ninh Mỹ, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đang đặc biệt muốn gửi tín hiệu tới châu Âu rằng ông sẵn sàng đàm phán hòa bình để tránh bị chỉ trích về một cuộc xung đột kéo dài.
Đống đổ nát ở Makeyevka, Donetsk sau khi bị Ukraine pháo kích. Ảnh: Sputnik
Trả lời phỏng vấn tờ Fox News, Cựu Trợ lý Đặc biệt về An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush Michael Allen cho rằng Tổng thống Zelensky đang tìm cách đưa Nga ra khỏi đất nước của mình trước khi phương Tây cảm thấy mệt mỏi với cuộc xung đột.
“Tôi nghĩ rằng Zelensky biết ông ấy phải tiếp tục tiến lên và đưa Nga ra khỏi lãnh thổ của mình trước khi phương Tây mệt mỏi với việc tài trợ cho chiến dịch tại đất nước của ông ấy”, ông Allen chỉ ra.
Theo chuyên gia này, Tổng thống Zelensky đặc biệt muốn gửi tín hiệu tới người châu Âu rằng ông ấy sẵn sàng đàm phán hòa bình để tránh bị chỉ trích về một cuộc xung đột kéo dài.
Video đang HOT
Đây là lý do tại sao Tổng thống Zelensky đề xuất một hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Về phần mình, trong một tuyên bố mới nhất đăng trên mạng xã hội Telegram, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga ông Leonid Slutsky thì cho rằng đối với một Ukraine bị bên ngoài tác động, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng không có giá trị.
Theo ông Slutsky, Ukraine đang đánh mất chủ quyền và sự độc lập. Bên cạnh đó, đàm phán với giới lãnh đạo của nước này sẽ chẳng có giá trị gì chừng nào đất nước còn bị bên ngoài tác động. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Slutsky bình luận về tuyên bố của Tổng thư ký (TTK) Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.
Trước đó, TTK NATO phát biểu trên đài BBC rằng phương Tây nên tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine để buộc Nga phải ngồi xuống đàm phán cũng như công nhận Ukraine là một quốc gia châu Âu có chủ quyền và độc lập.
Theo ông Slutsky, Ukraine vẫn là một quốc gia và không ai thách thức tình trạng này. Mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt là bảo vệ công dân Nga, chứ không phải để tiêu diệt Ukraine.
Ông Slutsky nhấn mạnh Kiev đang mất chủ quyền và độc lập nhanh chóng vì những người bảo trợ phương Tây.
Hiện xung đột Nga-Ukraine bước sang tháng 11 với việc hai nước đột ngột thay đổi chiến thuật tấn công.
Trong khi Ukraine bắt đầu sử dụng máy bay không người lái tấn công cơ sở năng lượng của Nga thì Nga cũng bắt đầu chú ý tới việc làm suy yếu năng lực tấn công tầm xa bằng máy bay không người lái của Ukraine.
Trong một diễn biến mới nhất, vào đêm giao thừa, quân đội Nga đã gánh chịu tổn thất nặng nề khi Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS đánh trúng vào vị trí trú quân tạm thời của lực lượng Nga ở Donbass.
Ngày 2/1, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 63 binh sĩ Nga thiệt mạng trong vụ tấn công bằng tên lửa HIMARS của Ukraine.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga đánh giá khả năng chấm dứt xung đột Ukraine
Nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho rằng các quốc gia phương Tây đang kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine để gây thêm thiệt hại cho Nga, nhưng xung đột càng kéo dài, khả năng đạt giải pháp hòa bình sẽ càng giảm đi.
Đại diện thường trực của Nga tại Văn phòng Liên hợp quốc Gennady Gatilov. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, ông Gennady Gatilo - đại diện thường trực của Nga tại Văn phòng Liên hợp quốc, cho biết vị thế hiện tại của Ukraine đã khiến việc tiếp xúc ngoại giao với Nga là không thể. Ông Gatilov nhận định: "Lúc này, tôi không nhận thấy có bất kỳ khả năng nào cho các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Nga và Ukraine. Và xung đột càng kéo dài, càng khó có một giải pháp ngoại giao".
Nhà ngoại giao này cũng cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang lợi dụng hành động thù địch ở Ukraine để gây áp lực lên Nga, tạo thành công cụ để cô lập Nga. Điều đó làm tổn hại đến vị thế của Moskva cả về mặt kinh tế và chính trị. Ông Gatilov cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến Kiev đã cắt đứt các cuộc đàm phán trực tiếp với Nga hồi tháng 3 - cuộc đàm phán hứa hẹn giải pháp tiềm năng cho cuộc xung đột.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã nhiều lần tuyên bố ông sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Ukraine sẽ chỉ đàm phán sau khi Nga rút quân về vị trí cũ trước năm 2014. Ông Gatilov cho biết Moskva tin rằng điều này cho thấy không có "nền tảng thiết thực" nào cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Ông Gatilov bình luận mối quan hệ của Nga với các quốc gia phương Tây gần như không tồn tại và khẳng định phái đoàn do ông dẫn đầu không có liên hệ chính thức hoặc riêng lẻ với bất kỳ đối tác phương Tây nào.
Theo ông, Ukraine và nhiều quốc gia phương Tây đang thể hiện quyết tâm "chiến đấu cho tới người Ukraine cuối cùng", và việc phương Tây tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev là bằng chứng cho thấy điều đó.
EU cảnh giác với căng thẳng Kosovo - Serbia Việc đóng cửa biên giới và các vụ xả súng đã ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm phán do EU làm trung gian trong nhiều tháng giữa Kosovo và Serbia. Các binh sĩ NATO làm nhiệm vụ trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Kosovo. Ảnh: AFP Trong tuần qua, căng thăng kéo dài giữa Serbia và Kosovo đã...