Ukraine lắp lồng sắt phòng thiết bị bay không người lái cho siêu tăng Abrams
M1 Abrams được nhiều người coi là một trong những xe tăng tốt và bền bỉ nhất ở Ukraine hiện nay, nhưng ngay cả chiếc xe bọc thép hạng nặng này cũng không thể di chuyển nếu thiếu lồng sắt bảo vệ khỏi thiết bị bay không người lái.
Hình ảnh xe tăng M1A1 Abrams được trang bị thêm lồng sắt. Ảnh: Business Insider
Sự hiện diện áp đảo của thiết bị bay không người lái, bao gồm cả những chiếc có thể lao vào vào xe quân sự và phát nổ, đã trở thành yếu tố quyết định trong xung đột Nga-Ukraine. Cả Kiev lẫn Moskva đều đang nỗ lực nhanh chóng để thích ứng với mối đe dọa ngày càng tăng này.
Xe tăng chiến đấu, xe bọc thép bao gồm Abrams và Bradley do Mỹ cung cấp, Leopard của Đức và thậm chí xe tăng hàng đầu của Nga như T-90M, đôi khi trở thành nạn nhân của thiết bị bay không người lái tấn công một chiều.
Trong nhiều trường hợp, những xe thiết giáp hầm hố trị giá hàng triệu USD đã bại trận trước những thiết bị không người lái giá chỉ vài trăm USD.
Do đó, hiện nay, xe tăng chiến đấu chủ lực thường được hàn thêm lồng lớn được để ngăn chặn thiết bị bay không người lái.
Video đang HOT
Một số lồng có vẻ phức tạp hơn những lồng khác. Ban đầu, những chiếc lồng chỉ che phủ một số khu vực cụ thể của xe – ví dụ như phần trên, trong khi hai bên và phía sau lộ ra ngoài. Những chiếc lồng này cũng đã được nhìn thấy trong các cuộc xung đột khác, ví dụ như xung đột Israel-Hamas.
Một số bức ảnh được chia sẻ trên mạng vào tháng 5 cho thấy xe tăng M1A1 Abrams do Mỹ cung cấp được trang bị lồng tự chế. Lồng xe tăng Abrams của Ukraine có vẻ như được thiết kế để bổ sung thêm lớp bảo vệ khác và tăng khả năng sống sót của tổ lái.
Như vậy, ngay cả Abrams, được coi là loại xe tăng tốt nhất mà Ukraine nhận được từ các đồng minh phương Tây, cũng cần thêm trợ giúp để ngăn chặn thiết bị bay không người lái và các vũ khí chống tăng khác, nhưng đó không hẳn là một diễn biến gây sốc. Tướng Australia Mick Ryan đã nghỉ hưu chia sẻ với tờ Business Insider rằng “không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy lồng sắt phòng thiết bị bay không người lái trên xe Abrams”.
Ông Ryan nói: “Người Ukraine rất thông minh, họ có khả năng thích ứng và đang tìm ra những phương pháp tốt hơn để bảo vệ bản thân và duy trì sức mạnh chiến đấu”. Tuy nhiên, không chỉ Ukraine, Nga cũng đang triển khai những thứ như cái gọi là “xe tăng rùa”. Đó là loại xe tăng được bao phủ bởi lớp giáp kim loại bổ sung ở mọi phía ngoại trừ mặt trước, nơi khẩu súng nhô ra ngoài, giống như đầu một con rùa.
Tờ Business Insider (Mỹ) đánh giá rằng những chiếc lồng sắt sẽ trở thành hình ảnh phổ biến bởi thiết bị bay không người lái là tương lai của xung đột. Mark Cancian, Đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định rằng ý tưởng này đã xuất hiện được một thời gian, từ việc Mỹ trang bị lồng cho xe bọc thép chiến đấu Stryker của họ ở Iraq và Afghanistan để phòng vệ lựu đạn phóng bằng tên lửa của đối phương. Và bây giờ, với sự phổ biến của thiết bị bay không người lái, ông Mark Cancian nhận định rằng nó sẽ trở thành một phần gắn bó lâu dài với xe bọc thép.
Pháo và súng máy thử nghiệm vai trò 'sát thủ diệt UAV' trong hai cuộc xung đột hiện nay
Ukraine và Israel đã nghiên cứu những phương pháp hiệu quả về mặt chi phí để chống lại thiết bị bay không người lái.
Và các "chiến binh" hiện được trọng dụng hàng đầu cho nhiệm vụ này là súng máy và pháo.
Lực lượng phòng không Ukraine dò tìm thiết bị bay không người lái của Nga ngày 31/3. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Business Insider (Mỹ), Israel đang xem xét tính khả thi của việc lắp các khẩu pháo M61 Vulcan sáu nòng trên xe bọc thép được triển khai ở khu vực biên giới phía Bắc của nước này với Liban.
Lực lượng Hezbollah đã tăng gấp ba số cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái nhằm vào miền Bắc Israel trong ba tháng qua, buộc Israel phải tìm biện pháp đáp trả hiệu quả và không cần dùng đến tên lửa.
Israel sở hữu một trong những mạng lưới phòng không tiên tiến nhất thế giới nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc chống lại những thiết bị bay không người lái này. M61 có thể là một giải pháp khả thi, tiết kiệm chi phí để hỗ trợ phòng thủ cho các đơn vị thiết giáp và lực lượng mặt đất.
Trong khi đó, Ukraine đã đi trước trong phòng thủ thiết bị bay không người lái. Ukraine cần một giải pháp tiết kiệm chi phí để đánh bại hàng nghìn cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái một chiều của Nga vốn đã buộc Kiev phải tiêu tốn số lượng lớn tên lửa phòng không đắt tiền để bắn hạ.
Quân đội Ukraine đã tìm ra giải pháp, đó là một mạng lưới cảm biến rộng lớn để phát hiện thiết bị bay không người lái tầm thấp của Nga và chuyển dữ liệu về mục tiêu tới các súng máy hạng nặng và pháo phòng không gắn trên phương tiện trên khắp đất nước để bắn hạ chúng.
Ông Federico Borsari, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), nhận định rằng có những điểm tương đồng giữa chiến lược của Ukraine và cách tiếp cận mới của Israel.
Ông Borsari phân tích với Business Insider: "Về nguyên tắc, nỗ lực này giống với những gì Ukraine đã làm với việc thành lập các đội chống thiết bị bay không người lái di động, được trang bị súng máy hạng nặng, đèn pha rọi mạnh và các cảm biến khác".
Ông Borsari bổ sung: "Loại năng lực này - về bản chất tương đối đơn giản - sẽ phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống đánh chặn thiết bị bay không người lái (C-UAS) trong tương lai nhưng không phải là nhiệm vụ duy nhất. Và nó sẽ được tích hợp vào một loạt các khả năng khác".
Trong khi đó, pháo Gepard có từ những năm 1960 do Đức cung cấp, đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chống lại thiết bị bay không người lái của Nga và là giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với các hệ thống phòng không hiện đại như NASAMS. Mỗi tên lửa NASAMS có giá khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên, Ukraine đang gặp khó khăn trong việc mua thêm đạn dược cho pháo Gepard.
"Tôi nghĩ Israel có thể đã nhận thấy những gì hiệu quả và không hiệu quả ở Ukraine. Điều quan trọng là tạo ra một hệ thống phòng thủ hữu hiệu và tương đối tiết kiệm trước các thiết bị bay không người lái đang lao tới", chuyên gia Samuel Bendett tại Trung tâm Phân tích Hải quân chia sẻ với Business Insider.
M61 có thể được vận chuyển bởi các chiến đấu cơ như F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet. M61 có thể bắn đạn cỡ nòng 20mm nhằmvào mục tiêu cách xa gần 3,2 km. Nó có sức mạnh và tốc độ đủ để tiêu diệt các tiết bị bay không người lái đang lao tới. Tuy nhiên, hiệu quả chi phí của M61 phụ thuộc vào số lượng đạn pháo nó phải bắn để tiêu diệt mục tiêu. Ông Borsari cho biết: "Thời gian bắn càng lâu thì chi phí cho mỗi lần đánh chặn càng cao do sử dụng nhiều viên đạn hơn". Chi phí để bắn M61 trong một phút là 180.000 USD, trong thời gian đó nó có thể bắn 6.000 viên đạn.
Bên cạnh đó, ông Borsari phân tích: "Việc xử lý các thiết bị bay không người lái nhanh hơn có thể khó khăn. Hiện nay có tên lửa phóng từ mặt đất tầm ngắn và tên lửa dẫn đường dành cho C-UAS giá khoảng 40.000 USD mỗi chiếc, thêm vào đó là tên lửa có thể tái sử dụng. Vì vậy, nhìn chung, M61 có thể là một giải pháp, nhưng nó không phải là giải pháp duy nhất".
Nga phóng 100 tên lửa và UAV trong cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa quy mô lớn vào Ukraine lúc rạng sáng 1/6, làm hư hỏng cơ sở hạ tầng năng lượng ở nhiều khu vực. Đám cháy sau một vụ tấn công của Nga vào tỉnh Dnipropetrovsk. Ảnh: Telegram Theo tờ Kyiv Independent, ít nhất 19 người...