Công ty Nga lắp đặt lưới chống UAV bảo vệ nhà máy lọc dầu
Công ty dầu khí Nga Bashneft đã lắp đặt lưới chống thiết bị bay không người lái ( UAV) để bảo vệ các nhà máy lọc dầu và những công trình quan trọng khác của họ khỏi nguy cơ bị Ukraine tấn công.
Khói lửa bốc lên tại hiện trường vụ cháy nhà máy lọc dầu Afipsky ở vùng Krasnodar thuộc Nga, ngày 31/5/2023. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Hãng Ria Novosti đã dẫn lời ông Radiy Khabirov – người đứng đầu Cộng hòa Bashkortostan, trụ sở của Bashneft, tiết lộ thông tin trên ngày 19/4. Ông Radiy Khabirov cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Bộ quốc phòng Nga xoay quanh việc tăng cường an ninh nhà máy lọc dầu.
Truyền thông địa phương dẫn lời ông Khabirov cho biết: “Điều quan trọng nhất được thực hiện là chúng tôi bảo vệ trụ chính của các nhà máy lọc dầu bằng lưới cơ học và hệ thống giám sát. Chúng tôi không dừng ở đó. Có một số giải pháp mà tôi chưa nói đến. Chúng đã được phân loại”.
Theo quảng cáo của các doanh nghiệp Nga kinh doanh thương mại lưới chống UAV, sản phẩm này là lưới kim loại nhỏ đan xen, che phủ toàn bộ nhà máy lọc dầu từ nhiều phía. Lưới chống UAV được gia cố bởi dây neo nối với các cọc kim loại trên mặt đất.
Ukraine đã tăng cường tấn công vào các nhà máy lọc dầu ở Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, kể từ đầu năm nhằm khiến Moskva giảm doanh thu từ năng lượng dẫn đến giảm kinh phí rót cho quân đội.
Cho đến nay, Nga chưa phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu, nhưng vào tháng 3 Moskva đã ban hành hạn chế xuất khẩu xăng trong 6 tháng nhằm bảo vệ thị trường nhiên liệu nội địa.
Video đang HOT
Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga là công ty mẹ của Bashneft. Bashneft vận hành một số nhà máy lọc dầu trong khu vực, đóng vai trò quan trọng với ngành năng lượng của Nga.
Ukraine không chính thức xác nhận hay phủ nhận việc tấn công các nhà máy lọc dầu trong lãnh thổ Nga, nhưng nói rằng các cơ sở này là mục tiêu hợp pháp bởi chúng hỗ trợ nỗ lực quân sự của Nga.
Nga đã nhanh chóng tu sửa một số nhà máy lọc dầu quan trọng bị thiết bị bay không người lái tấn công. Kể từ khi nhà máy Taneco ở Cộng hòa Tatarstan bị tấn công vào ngày 2/4, đến nay chưa có báo cáo nào về các cuộc tấn công thành công vào nhà máy lọc dầu lớn của Nga. Taneco là một trong những cơ sở xử lý dầu mỏ lớn nhất và mới nhất của Nga, với công suất lên tới 340.000 thùng/ngày.
Trong một diễn biến liên quan, tờ Financial Times (Mỹ) đưa tin rằng Washington đã kêu gọi Kiev ngừng các cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga vì lo ngại giá dầu toàn cầu tăng cao.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong tháng 4 phân tich với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng các cuộc tấn công có thể gây tổn hại cho thị trường năng lượng toàn cầu.
Vào tháng 3, một quan chức Bộ Năng lượng Nga tiết lộ rằng có kế hoạch bảo vệ các cơ sở dầu khí bằng hệ thống tên lửa phòng không. Nhưng Rustam Minnikhanov, người đứng đầu Cộng hòa Tatarstan của Nga, lại hoài nghi về khả năng triển khai hệ thống phòng không để bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng. Ông cho rằng các hệ thống này có nhiệm vụ khác.
Cuộc chạm trán lịch sử đầu tiên giữa robot tự hành của Nga với UAV của Ukraine
Đây có thể là trận chiến đầu tiên giữa phương tiện không người lái mặt đất và trên không trong lịch sử và cuộc đối đầu nêu bật những cách tiếp cận sáng tạo mà cả lực lượng Nga và Ukraine đang thực hiện trong việc tận dụng các công nghệ không người lái.
Một số loại robot tự hành của Nga. Ảnh: Sputnik
Theo mạng tin quốc phòng Armyrecognition.com, cuộc xung đột Nga - Ukraine chứng kiến trận chiến đầu tiên được biết đến bằng phương tiện không người lái vào ngày 29/3, một cuộc đối đầu nhấn mạnh bản chất ngày càng phát triển của chiến tranh không người lái. Đây có thể là trận chiến đầu tiên giữa phương tiện không người lái mặt đất (UGV) và trên không (UAV) trong lịch sử.
Các hình ảnh được công bố trên kênh Telegram đã ghi lại cuộc chạm trán lịch sử này, với sự tham gia của hai phương tiện mặt đất không người lái (UGV) của Nga được trang bị súng phóng lựu tự động AGS-17 và hệ thống rải mìn TM-62. Những cỗ máy đáng gờm này sau đó đã bị máy bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong việc sử dụng các hệ thống không người lái trong chiến đấu.
Cuộc chiến bằng phương tiện không người lái mang tính bước ngoặt này không chỉ đánh dấu sự phát triển của hình thức tác chiến không người lái trong cuộc xung đột Ukraine mà còn là minh chứng cho sự ứng dụng ngày càng leo thang trong các cuộc giao chiến bằng phương tiện không người lái.
Trước cuộc chạm trán quan trọng này, chiến trường Ukraine đã chứng kiến một kiểu đối đầu không người lái khác. Máy bay không người lái của cả hai bên đã nhắm mục tiêu vào hệ thống mặt đất không người lái của nhau. Tuy nhiên, những cuộc giao tranh này chỉ gồm những chiếc "xe đẩy" điều khiển bằng sóng vô tuyến đơn giản hơn, chủ yếu được sử dụng để vận chuyển đạn dược. Những bước đột phá ban đầu vào lĩnh vực chiến đấu không người lái này còn thô sơ nhưng vẫn mang tính đổi mới, tạo tiền đề cho cuộc chiến phương tiện không người lái tiên tiến sau đó.
Quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng các xe đẩy điều khiển bằng sóng vô tuyến cơ bản này sang triển khai các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) rất phức tạp khí chúng được trang bị súng phóng lựu tự động và hệ thống rải mìn, đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong chiến lược và công nghệ quân sự. Nó phản ánh sự nhận thức sâu sắc hơn và tích hợp các hệ thống không người lái trong chiến thuật chiến trường, nêu bật cách cả lực lượng Nga và Ukraine đang vượt qua ranh giới của cuộc xung đột truyền thống.
Việc tấn công UGV của Nga bằng máy bay không người lái của Ukraine không chỉ thể hiện tính linh hoạt và độ chính xác về mặt chiến thuật do UAV mang lại, mà còn cho thấy tốc độ nhanh chóng mà công nghệ không người lái đang được áp dụng và điều chỉnh cho các tình huống chiến đấu. Sự phát triển từ xe chở đạn đơn giản đến phương tiện không người lái được trang bị vũ khí phức tạp đã nhận mạnh tác động biến đổi của công nghệ đối với chiến tranh hiện đại, báo hiệu một kỷ nguyên mới trong đó các hệ thống không người lái đóng vai trò ngày càng lớn hơn.
AGS-17 là súng phóng lựu tự động được phát triển từ thời Liên Xô, nổi tiếng với hỏa lực và khả năng bắn đạn với tốc độ nhanh, sức công phá lớn. Đây là loại vũ khí quan trọng trong nhiều cuộc xung đột khác nhau, hỗ trợ đáng kể cho lực lượng mặt đất bằng cách chế áp các vị trí của đối phương từ xa.
Bổ sung cho AGS-17, dòng TM-62 đại diện cho một loạt các loại mìn chống tăng được thiết kế để chống lại các mối đe dọa bọc thép. Những quả mìn này có thể được triển khai theo nhiều cách, bao gồm thông qua các hệ thống rải mìn chuyên dụng, khiến chúng trở thành công cụ linh hoạt để kiểm soát các khu vực trọng điểm và ngăn chặn sự cơ động của đối phương.
Cuộc chạm trán giữa UGV của Nga và UAV của Ukraine ở phía nam Avdiivka trên nêu bật những cách tiếp cận sáng tạo mà cả lực lượng Nga và Ukraine đang thực hiện trong việc tận dụng các công nghệ không người lái.
Trung đoàn 87 của quân đội Nga, được công nhận sử dụng UGV được chế tạo ở trong nước, đã chứng minh tầm quan trọng chiến lược của các hệ thống này. Những UGV đó không chỉ hỗ trợ quân đội trong chiến đấu mà còn đóng vai trò quan trọng trong hậu cần, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ tán thương binh.
Việc lực lượng Ukraine sử dụng máy bay không người lái để tấn công các UGV vũ trang cũng cho thấy tính linh hoạt về mặt chiến thuật của máy bay không người lái. Máy bay không người lái được điều khiển từ xa mang lại lợi thế đặc biệt trong trinh sát, chiến đấu và tấn công, cho phép người điều khiển tấn công mục tiêu một cách chính xác đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp nguy hiểm.
Việc sử dụng UGV và UAV còn thể hiện sự thay đổi hướng tới các hình thức chiến tranh tự chủ hơn, trong đó các hệ thống không người lái đóng vai trò then chốt trên chiến trường. Khi cả hai bên tiếp tục khám phá khả năng của những công nghệ này, cuộc xung đột ở Ukraine đóng vai trò là nơi thử nghiệm cho tương lai của các hoạt động quân sự, nhấn mạnh sự phụ thuộc ngày càng tăng vào máy bay không người lái và hệ thống robot trong các tình huống chiến đấu hiện đại.
Israel lần đầu tiên sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển Ngày 9/4, Quân đội Israel cho biết nước này lần đầu tiên sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển để bắn hạ một thiết bị bay không người lái (UAV) đang tiếp cận từ Biển Đỏ và đã kích hoạt còi báo động ở thành phố cảng Eilat. Hình ảnh về một lần phóng thử C-Dome. Ảnh chụp màn hình...