Ukraine không kích tòa nhà chính quyền Lugansk làm 5 người thiệt mạng
Ngay 2-6, Không quân Ukraine đa không kich vao toa nha chinh quyên thanh phô miên đông Lugansk, lam it nhất năm người thiệt mạng và nhiều người khac bị thương.
Theo phong viên RIA Novosti co măt tai hiên trương, một ngọn lửa lơn đa bung phat trong toa nha tru sơ chinh quyên sau khi các may bay chiên đâu cua Không quân Ukraine tân công. Khói đen nghi ngut đa bôc lên từ cửa sổ cua tầng 4.
Những người bị thương đang được đưa ra khoi tòa nhà, co ít nhất 6 chiêc xe cứu thương đa đươc đưa tơi hiên trương săn sang câp cưu nan nhân. Một người ủng hộ liên bang hoa vưa rơi khoi tòa nhà cho biêt, co “nhiều ngươi chết và bị thương bên trong toa nha.”
Trước đó, đã co nhưng thông báo cho rằng nhiêu máy bay quân sự đa xuât hiên trên bâu trơi thành phố nay, tiếp theo là nhưng tiếng súng hạng nặng ở trung tâm thành phố. Vụ tân công nay đa lam cho dân thường hoang sơ.
Tru sơ toa nha chinh quyên Lugansk sau khi bi tân công
Cung ngay, người đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk Valery Bolotov đã ra lệnh nội trong hai ngày tơi, các nha may, xí nghiệp phải chuẩn bị săn sang để sử dụng làm nơi tránh bom.
Ngoài ra, trang website của nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk đa đăng danh sách những địa điểm trú ẩn cho dân cư Lugansk. Chinh quyên đa khuyến nghị sử dụng cac tầng hầm, tầng trệt của các xí nghiệp, bệnh viện, các trung tâm giáo dục ngoại khóa, các công trình phòng thủ và các cơ quan công chính làm nơi trú ẩn. Trong danh sách có tổng cộng 68 địa điểm đươc công bô co thê lam nơi tru ân an toan.
Trước đó, lực lượng tự vệ Lugansk đa bắt đầu di tản thường dân ra khỏi khu vực dân cư ở ngoại ô thành phố, nơi đang diên ra cac cuôc giao tranh keo dai nhiêu giơ giưa lưc lương tư vê đia phương vơi lưc lương biên phong trung thành với chính quyên Kiev thân phương Tây. Theo ông Bolotov, sau cac cuôc giao tranh nay, 15 linh biên phong đa đâu hang lưc lương tư vê.
Video đang HOT
Theo ANTD
Hầm chống hạt nhân bí mật thời Chiến tranh Lạnh
Một khách sạn ở thủ đô Prague, Czech bắt đầu cho công chúng tham quan hầm tránh bom bí mật ở độ sâu khoảng 20 m, nơi từng được dùng để nghe lén những vị khách nước ngoài.
Khách sạn Jalta ở Quảng trường Wencaslas, trung tâm của thủ đô Prague, Czech được xây dựng năm 1958. Ở độ sâu 20 m dưới tòa nhà, một boongke rộng 500 m2 với những bức tường bê tông cốt thép được dùng làm nơi trú ẩn cho những thành viên đảng Cộng sản và quan chức quân sự, trong trường hợp một vụ tấn công hạt nhân xảy ra. Hầm cũng được dùng làm trung tâm theo dõi 24/7, nhằm vào các du khách nước ngoài đến tá túc tại một trong vài khách sạn quốc tế ở Prague vào thời điểm đó. Ảnh: PraguePost
Nhân kỷ niệm 55 năm, chiếc hầm được biến thành bảo tàng. Nó mở cửa cho công chúng từ tuần trước. Sandra Zouzalova, quản lý quan hệ công chúng của Jalta hôm qua cho biết khách sạn muốn hé lộ những hoạt động bí mật thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: PraguePost
Jalta là một trong vài địa điểm các nhà ngoại giao nước ngoài thường lui tới, và là nơi chính quyền thời đó thu thập thông tin tình báo. Văn phòng đại diện kinh doanh của Tây Đức những năm 1970 là một trong những mục tiêu chính, Zouzalova cho biết. Rất nhiều thiết bị nghe lén từng được sử dụng, và một số trong đó còn tồn tại đến ngày nay. Để vào được boongke, người ta phải đi thang máy xuống tầng hầm khách sạn, rồi đi xuống dưới bằng thang bê tông. Họ phải qua một phòng được trang bị vòi sen, dùng để khử nhiễm xạ rồi mới tới hầm trú ẩn. Trong ảnh là cửa vào hầm. Ảnh: PraguePost
Ba phòng của boongke được trùng tu và trang bị một số vật dụng tái hiện lịch sử. Không ai trong số nhân viên bấy giờ được phép vào hay nói về nơi này. Sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu năm 1989, căn hầm vẫn thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng cho tới năm 1998. Khi đó nó được công bố và trao trả lại cho khách sạn. Ảnh: AP
Hầm trú ẩn có những bức tường dày hai mét, có hệ thống thông gió và một bể nước lớn cho phép hơn 150 người sống sót trong nhiều tháng. Ảnh: AP
Một chiếc điện thoại quân sự trong phòng trú ẩn chống hạt nhân. Ảnh: PraguePost
Tấm bảng đằng sau bàn nghe lén cho thấy các phòng được xếp loại dựa trên mức độ theo dõi. Những phòng đánh dấu đỏ được theo dõi chặt chẽ nhất, còn những phòng màu vàng và xanh thì bị giám sát ít thường xuyên hơn. Ảnh: AP
Mặt nạ phòng độc và các thiết bị y tế cũng được trưng bày. Ảnh: PraguePost
Phòng y tế với một số thiết bị còn nguyên bản. Ảnh: PraguePost
Báo, vũ khí và đồ trang trí được thêm vào để tái hiện không khí của thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: PraguePost
Người tá túc không chỉ bị theo dõi qua điện thoại, mà các máy nghe lén còn được gắn trong bàn chải tại các phòng khách sạn, và gái mại dâm cũng được sử dụng để thu thập thông tin. Ảnh: AP
Một cầu thang thoát hiểm tại hầm tránh bom trong khách sạn 5 sao. Ảnh: AP
Những đường hầm dẫn ra Quảng trường Wenceslas cũng được thiết lập, tuy nhiên hầu hết đều bị bịt do quá trình xây dựng hệ thống tàu điện ngầm về sau này. Bên cạnh đó còn có đường hầm dẫn tới một boongke thứ hai. Tour tham quan hầm trú ẩn kéo dài 30 phút, hạn chế lượng khách tối đa 7 người. Hầm mở cửa hai ngày một tuần và để đến tham quan, khách phải đặt trước. Ảnh: AP
Theo VNE
Nạn nhân sống sót thứ 2 kể chuyện thoát khỏi tòa nhà cháy ở Odessa Alyona - cô gái gốc Odessa 35 tuổi, là người may mắn thứ hai. Cô cũng kể lại câu chuyện của mình với tờ Kiiv Post. Cô cũng đề nghị được giấu họ của mình, tương tự như bà Tetiana, một nạn nhân khác trong vụ cháy thảm khốc ở tòa nhà Công đoàn với 46 người chết. Alyona ở trong số tình...