Ukraine kêu gọi Apple ngừng bán sản phẩm ở Nga, chặn truy cập App Store
Đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga – Ukraine đang ngày càng leo thang. Hiện tại, Apple chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.
Trong một bức thư gửi đến CEO Apple Tim Cook, ông Mykhailo Fedorov – Phó Thủ tướng Ukraine đã viết rằng Apple nên “ngừng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm của công ty tại Nga. Đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga – Ukraine đang ngày càng leo thang.
Bức thư này đã được ông Fedorov đăng tải lên Twitter. Trong thư, Phó Thủ tướng Ukraine kêu gọi Apple cần có những động thái “hỗ trợ biện pháp trừng phạt của chính phủ Mỹ”. Bên cạnh việc ngừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, ông còn đề nghị Apple chặn quyền truy cập của người dùng tại Nga vào App Store.
Ukraine kêu gọi Apple ngừng bán sản phẩm tại Nga, cũng như chặn quyền truy cập vào App Store
“Tôi kêu gọi Apple làm mọi thứ để bảo vệ Ukraine, châu Âu và toàn bộ thế giới. Hãy ngừng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm của Apple tại Nga, bao gồm cả việc chặn quyền truy cập vào App Store”, ông Fedorov viết.
Video đang HOT
Hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về yêu cầu mới từ Ukraine.
Trước đó, vào tối 24/2, CEO Tim Cook đã lên Twitter để nói rằng Apple đang làm mọi thứ để có thể hỗ trợ cho nhóm của mình và cũng sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực nhân đạo tại địa phương.
“Tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình tại Ukraine. Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ cho nhóm của chúng tôi ở đó và cũng sẽ hỗ trợ cho các nỗ lực nhân đạo tại địa phương. Chúng tôi rất lo lắng cho những người đang gặp nguy hiểm và sẽ tham gia cùng mọi người để kêu gọi hòa bình”, Tim Cook chia sẻ.
Án phạt 250 tỷ hé lộ mặt trái sẽ khiến người dùng lo ngại về Apple?
Apple vừa bị cáo buộc đã có hành vi trực tiếp khai thác, trục lợi về mặt kinh tế đối với dữ liệu người dùng mà công ty thu thập được.
Apple Insider đưa tin, Apple vừa chính thức nhận "trát phạt" từ Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý (AGCM) với cáo buộc sử dụng trái phép dữ liệu người dùng cho mục đích thương mại. Điều này vi phạm Bộ luật Tiêu dùng của Ý.
CEO Apple Tim Cook tại sự kiện WWDC 2019
Theo cáo buộc của Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý, Apple đã có hành vi trực tiếp khai thác, trục lợi về mặt kinh tế đối với dữ liệu người dùng mà công ty thu thập được. Những dữ liệu này được Apple sử dụng để "kích cầu doanh số bán sản phẩm của mình hoặc của bên thứ ba thông qua các nền tảng thương mại độc quyền như App Store, iTunes Store và Apple Books.
Cáo buộc Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý cũng cho biết Apple đã không thông báo đầy đủ cho người dùng rằng dữ liệu của họ sẽ được sử dụng cho mục đích thương mại. Apple cũng không cung cấp cho khách hàng tùy chọn từ chối cho phép sử dụng dữ liệu của mình. Việc khai thác thông tin này diễn ra khi người dùng chưa đồng ý.
Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý cáo buộc Apple đã có hành vi trực tiếp khai thác, trục lợi về mặt kinh tế đối với dữ liệu người dùng mà công ty thu thập được
Soi chiếc ghế công thái học của Tăng Thanh Hà, người giàu dùng đồ xịn xò thế nào? Vấn nạn tin nhắn rác, lừa đảo kiếm tiền online lại nở rộ: Người dùng iPhone tại Việt Nam cần hết sức cảnh giác! Bóc giá mẫu ốp iPhone của Dahyun (TWICE), không chỉ xinh xắn mà giá cũng siêu đắt đỏ!
Theo MacRumors, nếu các cáo buộc của Cơ quan Giám sát Cạnh tranh Ý đưa ra là đúng, điều này đồng nghĩa Apple đang "tự giẫm" lên chính sách bảo mật do họ đề ra. Apple từng nhiều lần tuyên bố luôn ưu tiên quyền riêng tư, đồng thời chỉ trích các công ty khác lấy thông tin cá nhân khách hàng để kinh doanh.
Chính sách bảo mật của Apple quy định rằng, công ty chỉ sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng để phục vụ cho các sản phẩm, dịch vụ của mình, cũng như ngăn chặn gian lận và cho mục tiêu truyền thông,... dựa trên tuân thủ luật pháp địa phương. Dữ liệu cá nhân chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích khác khi có sự đồng ý của người dùng.
CEO Tim Cook nói về chính sách bảo mật của Apple tại WWDC hồi tháng 6 (Ảnh: Apple)
Apple sẽ có thời gian kháng cáo, nhưng kết quả từ nhiều vụ việc tương tự trong quá khứ cho thấy rằng nộp phạt thường là phương án sau cùng của các công ty bị cáo buộc vi phạm. Trong trường hợp kháng cáo bất thành, số tiền mà Apple phải nộp cho nhà chức trách sở tại có thể lên tới 10 triệu Euro (tương đương 11 triệu USD, khoảng 250 tỷ đồng).
Không chỉ Apple, Google cũng nhận trát phạt từ Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý cùng cáo buộc tương tự.
Apple cảnh báo nguy cơ khi cài ứng dụng ngoài App Store Apple chỉ trích dự thảo của EU, trong đó yêu cầu cho phép cài phần mềm bên ngoài App Store, sẽ khiến thiết bị của người dùng gặp nguy hiểm. Margrethe Vestager, Giám đốc chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), trước đó đã đề xuất bộ quy tắc nhằm kiềm chế các hãng công nghệ lớn là Apple, Amazon, Facebook...