Ukraine dự kiến đề nghị khoản viện trợ quốc tế 37 tỷ USD năm 2014
Ngày 27/7, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) Andriy Pyshnyy cho biết Kiev sẽ đề nghị ít nhất 37 tỷ USD tài trợ quốc tế năm 2024 do chi tiêu quốc phòng tăng cao.
Binh sĩ Ukraine ở thành phố Severodonetsk, vùng Donbas. Ảnh tư liệu: AFP
Ông Pyshnyy khẳng định các khoản hỗ trợ quốc tế rất quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô của Ukraine trong những năm tới, do đó Ukraine cần tiếp tục hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các đối tác nước ngoài khác để được viện trợ.
Chủ tịch NBU, kể từ đầu năm đến nay, Ukraine đã nhận được khoản hỗ trợ 27 tỷ USD, theo đó cho phép nước này tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 39 tỷ USD vào cuối tháng 6. Ông Pyshnyy viện trợ quốc tế dành cho Ukraine dự kiến sẽ đạt 42 tỷ USD vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Liên quan tình hình Ukraine, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed Albudaiwi ngày 27/7 cho biết các quốc gia thành viên GCC ủng hộ các nỗ lực hòa bình để giải quyết xung đột Nga – Ukraine.
Theo hãng thông tấn Saudi Arabia (SPA), trong cuộc gặp Đại sứ Ukraine tại Saudi Arabia Anatolii Petrenko, Tổng thư ký GCC Albudaiwi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ các cảng ở Biển Đen.
Sáng kiến do Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, được ký hồi tháng 7 năm ngoái và hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua sau khi Nga rút khỏi sáng kiến với lý do các nội dung liên quan đến nước này đã không được thực hiện. Moskva khẳng định sẽ trở lại thỏa thuận ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Nga.
Tại cuộc gặp Đại sứ Ukraine, ông Albudaiwi nêu rõ lập trường của GCC về cuộc xung đột Nga – Ukraine dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, duy trì trật tự quốc tế dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và tránh sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Hai bên cũng thảo luận các cách thức tăng cường quan hệ GCC – Ukraine góp phần vào các lợi ích chung của hai bên.
Ukraine đưa ra một loạt yêu cầu lớn trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Israel
Kiev đã lập một danh sách các đề nghị mà Bộ trưởng Ngoại giao Eli Cohen phải đáp ứng trước chuyến thăm dự kiến tới Ukraine.
Ngoại trưởng Israel Eli Cohen. Ảnh: timesofisrael.com
Theo tờ Jerrusalem ngày 5/2, Ukraine đã chuyển một loạt yêu cầu tới Israel để chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Eli Cohen tới Kiev, trong đó đề nghị đầu tiên là đưa ra tuyên bố công khai rõ ràng liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga.
Nguồn tin trên dẫn lời các quan chức cấp cao từ cả Ukraine và Israel cho biết Kiev cũng đề nghị phê duyệt khoản vay 500 triệu USD.
Phía Ukraine đã yêu cầu Israel thể hiện sự ủng hộ đối với họ, dựa trên việc "công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và kêu gọi Nga rút quân hoàn toàn" khỏi quốc gia Đông Âu này. Yêu cầu trên, cùng với những yêu cầu khác, đã được đưa ra trong chính phủ trước đây của Israel và không được ngoại trưởng lúc đó là Avigdor Lieberman chấp thuận.
Lần này, Ukraine cũng đề nghị Israel tiếp nhận hàng trăm binh sĩ và thường dân Ukraine bị thương trong xung đột và điều trị y tế. Đồng thời, Kiev được cho là đã kêu gọi chính phủ mới ở Israel viện trợ hệ thống cảnh báo tên lửa hiện đại.
Theo tờ Thời báo Israel (timesofisrael.com), Kiev đã nhiều lần kêu gọi Israel cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt, nhưng Israel đã từ chối cung cấp vũ khí phòng thủ cho Ukraine vì lo ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ với Nga.
Một trong những hành động đầu tiên của ông Cohen sau khi đảm nhiệm cương vị ngoại trưởng vào tháng trước là tổ chức cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Đại sứ Ukraine tại Israel Yevgen Korniychuk đã chỉ trích động thái này, cho rằng cuộc thảo luận với ông Lavrov, điều mà chưa có ngoại trưởng Israel nào làm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, là bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Israel.
Ông Cohen dự kiến sẽ đến thăm Kiev vào tuần này để mở lại đại sứ quán của Israel, trở thành bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của một quốc gia Trung Đông đến thăm thủ đô Ukraine kể từ khi cuộc xung đột diễn ra gần một năm trước.
Giá gạo leo lên mức đỉnh 3 năm sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu Giá gạo ở châu Á tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 năm qua sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu phần lớn các loại gạo, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung lương thực cho người dân trên khắp thế giới. Gạo được bày bán tại một siêu thị ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Theo dữ liệu từ Hiệp...