Ukraine đẩy mạnh chiến lược tấ.n côn.g vào cơ sở hậu cần quân sự của Liên bang Nga
Trong 4 tháng qua, Ukraine đã thực hiện hàng chục cuộc tấ.n côn.g chính xác vào các căn cứ quân sự, kho đạn, nhà máy quốc phòng và cơ sở dầu khí của Liên bang Nga, ảnh hưởng lớn đến chuỗi hậu cần quân sự.
Binh sĩ Ukraine huấn luyện tại khu vực Mykolaiv ngày 14/5/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong 4 tháng qua, Ukraine đã thực hiện hơn 60 cuộc không kích thành công vào các mục tiêu chiến lược của Nga, tập trung vào các căn cứ quân sự, cơ sở công nghiệp quốc phòng và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Theo phân tích của hãng tin Texty (Ukraine), chiến lược tấ.n côn.g của Ukraine vào lãnh thổ Nga từ tháng 10/2024 đến tháng 1/2025 đã có những thay đổi đáng kể, với trọng tâm nhắm vào các mục tiêu then chốt nhằm làm suy yếu khả năng hậu cần của quân đội Nga.
Trong số hơn 60 cuộc không kích thành công, một nửa tập trung vào các cơ sở quân sự như sân bay, căn cứ lắp ráp thiết bị bay không người lái, cơ sở huấn luyện, sở chỉ huy và kho đạn dược. Đáng chú ý là cuộc tấ.n côn.g vào căn cứ không quân ở Primorsko-Akhtarsk (miền Nam Nga) – nơi phóng các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái hằng ngày vào Ukraine. Ngoài ra, hai căn cứ không quân ở Rostov, vốn hỗ trợ các hoạt động của Nga ở miền Đông Ukraine, cùng một căn cứ máy bay né.m bo.m chiến lược ở Ryazan cách Ukraine hơn 450km cũng bị tấ.n côn.g.
Bước đột phá trong chiến thuật của Ukraine là việc mở rộng phạm vi tấ.n côn.g. Lần đầu tiên vào ngày 6/11/2024, thiết bị bay không người lái của Ukraine đã tấ.n côn.g cảng Kaspiysk của Dagestan trên biển Caspi, cách biên giới Ukraine khoảng 1.500km. Cuộc tấ.n côn.g do Tổng cục Tình báo Ukraine (HUR) thực hiện đã làm hư hại hai khinh hạm lớp Gepard của Nga là tàu Tatarstan và Dagestan. Cuộc tấ.n côn.g thứ hai vào cảng này ngày 30/11 buộc chính quyền Nga phải tạm thời đóng cửa sân bay Makhachkala gần đó.
Video đang HOT
Một hướng tấ.n côn.g mới từ tháng 10/2024 là nhắm vào các nhà máy phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Trong vòng một tháng, 5 nhà máy ở Belgorod, Voronezh, Tula và Tambov đã bị tấ.n côn.g. Theo Texty, sản phẩm từ các nhà máy này được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu hàng không, hệ thống chống đóng băng của máy bay và sản xuất các bộ phận khác. Đáng chú ý nhất là vụ tấ.n côn.g nhà máy Biokhim ở tỉnh Tambov cuối tháng 10/2024, nơi cung cấp chất tinh chế cho các ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không vũ trụ, hải quân và hạt nhân của Nga.
Ngành công nghiệp quân sự Nga cũng chịu nhiều tổn thất. Điển hình là cuộc tấ.n côn.g vào Nhà máy hóa chất Bryansk ở Seltso ngày 14/1/2025, nơi sản xuất thuố.c nổ cho nhiều loại đạn dược. Cuộc tấ.n côn.g đã gây ra các vụ nổ kéo dài nhiều giờ và làm hỏng các hệ thống phòng không Tor và Buk. Cùng ngày, nhiều cơ sở chiến lược khác cũng xảy ra hỏa hoạn, bao gồm nhà máy Kristall ở Engels, nhà máy Kazanorgsintez ở Tatarstan và nhà máy lọc dầu Saratov.
Các cơ sở dầu khí của Nga cũng là mục tiêu trọng điểm, với 25 cơ sở bị hư hại chỉ trong tháng 1/2025. Vào ngày 29/1/2025, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SSO) đã tấ.n côn.g trạm Andreapol ở Tver – một thành phần quan trọng của Hệ thống Đường ống Baltic 2 bơm dầu đến cảng Ust-Luga. Sau lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga, cảng này đã trở thành một trung tâm xuất khẩu quan trọng. Các cuộc tấ.n côn.g đã khiến hoạt động lọc dầu của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm, chỉ còn 267 triệu tấn.
Cuộc tấ.n côn.g mới nhất vào Nhà máy chế biến khí đốt Astrakhan đầu tháng 2 năm nay đã buộc cơ sở này phải ngừng hoạt động trong nhiều tháng. Trước đó, hai cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái cách nhau vài ngày tại Engels, cách biên giới Ukraine 600km, đã gây ra hỏa hoạn kéo dài nhiều ngày tại một kho nhiên liệu cung cấp cho sân bay quân sự Engels-2 – căn cứ của máy bay né.m bo.m chiến lược Nga thường xuyên thực hiện các cuộc tấ.n côn.g tên lửa tầm xa vào Ukraine.
Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, chiến lược tấ.n côn.g có hệ thống này nhằm phá vỡ chuỗi cung ứng hậu cần của quân đội Nga. Các quan chức Ukraine khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động này cho đến khi lực lượng Nga không thể duy trì các hoạt động chiến đấu ở Ukraine.
Ông Medvedev: Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã thay đổi nhận thức về chiến thuật chiến đấu
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã đảo ngược nhận thức về chiến thuật chiến đấu và thay đổi toàn bộ khoa học quân sự.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, ông Medvedev, người cũng là Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp với những người tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt, những người đang tranh cử với tư cách là ứng cử viên của đảng trong nhiều cuộc bầu cử khác nhau.
"Khi chiến dịch quân sự đặc biệt nổ ra, chúng tôi có một ý tưởng rất khác về chiến thuật quân sự so với hiện nay. Chiến tranh đã làm đảo lộn mọi thứ. Các loại vũ khí mới, cách chiến đấu mới đã xuất hiện và dĩ nhiên, điều đó đã thay đổi toàn bộ khoa học và hành động quân sự", ông Medvedev cho hay.
Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022. Các cuộc giao tranh giữa hai bên vẫn kéo dài từ đó đến nay mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hôm 6/8, Ukraine tiến hành đột kích bất ngờ vào tỉnh biên giới Kursk của Nga - cuộc đột kích lớn nhất kể từ khi xung đột giữa 2 nước nổ ra cách đây hơn 2 năm.
Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp liên bang trong khu vực và cảnh báo tên lửa đã được phát đi nhiều lần. Người dân ở các khu vực biên giới đã được sơ tán đến nơi an toàn. Theo Bộ Tình trạng khẩn cấp, 197 cơ sở lưu trú tạm thời đang hoạt động ở 28 khu vực, với sức chứa trên 11.500 người, trong đó có 3.500 tr.ẻ e.m.
Sau 3 tuần mở chiến dịch tại Kursk, Kiev tuyên bố đã kiểm soát khoảng 1.300 km2 lãnh thổ, tiến sâu hàng chục km vào đất Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố chiến dịch tại Kursk đã giúp ngăn chặn việc Nga kiểm soát thủ phủ Sumy và tỉnh cùng tên của Ukraine. Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông không thể tiết lộ toàn bộ mục tiêu và kết quả của chiến dịch này, nhưng một trong số đó là bổ sung số tù binh Nga để có thể trao đổi binh sĩ Ukraine với Moskva.
"Tôi hy vọng rằng tất cả các mục tiêu tại Kursk sẽ đạt được. Mục tiêu của chúng tôi còn để cho Tổng thống Vladimir Putin thấy việc kiểm soát lãnh thổ Ukraine hay bảo vệ người dân Nga quý giá hơn", ông cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Kiev đã tổn thất ít nhất 6.200 binh sĩ và 73 xe tăng trong chiến dịch tấ.n côn.g Kursk. Cơ quan này cũng cho biết hoạt động đán.h bại Ukraine vẫn đang diễn ra.
Hôm 27/6, Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết Lực lượng vũ trang Ukraine đã không đạt được mục tiêu mà họ đặt ra khi tấ.n côn.g khu vực Kursk.
"Không có mục tiêu nào trong số này đạt được, họ không tiến xa hơn", nhà ngoại giao này nói, đề cập đến việc giành kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Kursk và một vùng đất rộng lớn ở phía tây Ukraine.
Theo ông Kelin, Ukraine không thể làm chậm bước tiến của lực lượng Nga ở Donbass. Họ đang mất và đốt cháy lực lượng dự bị tốt nhất của mình. Ông cũng cảnh báo Moskva sẽ gây sức ép với lực lượng Ukraine và họ sẽ phải rút lui.
Xung đột Nga Ukraine: Moskva đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác Với việc đạt bước đột phá lớn về hiệu quả của vũ khí dẫn đường chính xác, quân đội Liên bang Nga có thể cải thiện khả năng phòng thủ trước tên lửa ATACMS, Storm Shadow mà phương Tây cung cấp cho Ukraine. Hệ thống phòng không S-400 Triumf trong cuộc diễn tập của một đơn vị phòng không ở Elektrostal, ngoại ô...