Ukraine chuẩn bị phản công lực lượng biểu tình thân Nga
Các tay súng thân Nga đã chiếm giữ một loạt thành phố miền đông Ukraine.
Ngày 12/4, nhiều phần tử ly khai có vũ trang đã chiếm quyền kiểm soát thành phố Slaviansk ở miền đông Ukraine, buộc Kiev phải chuẩn bị lực lượng quân đội để đối phó với cái mà họ gọi là “hành động xâm lược của Nga”, đẩy cuộc xung đột với người láng giềng khổng lồ lên một mức độ nguy hiểm mới.
Những người biểu tình thân Nga mang theo nhiều súng tự động đã chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở Slaviansk, thành phố chỉ cách biên giới Nga khoảng 150 km, và sau đó thiết lập các chốt kiểm soát ở ngoại ô thành phố.
Cảnh sát đặc nhiệm Berkut ủng hộ người biểu tình thân Nga ở Donetsk
Tại thành phố Kramatorsk cách đó 80 km về phía bắc, các tay súng đã đánh chiếm đồn cảnh sát sau khi nổ súng bắn chỉ thiên.
Một loạt tòa nhà chính quyền khác ở thành phố Donetsk và Luhansk cũng đã bị người biểu tình chiếm giữ, một động thái bị Mỹ coi là lặp lại những sự kiện trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Chiến lũy của những người biểu tình
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì cho rằng Ukraine “đang thể hiện sự bất lực trong việc nhận trách nhiệm đối với sinh mệnh của đất nước” và cảnh báo rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào chống lại những người nói tiếng Nga “cũng sẽ hủy hoại khả năng hợp tác giữa các bên”, trong đó có cuộc gặp giữa Nga, Ukraine, Mỹ và EU vào thứ Năm tuần sau.
Tại thành phố Slaviansk, ít nhất 20 tay súng mang theo súng lục và súng tiểu liên đã chiếm đồn cảnh sát và trụ sở một cơ quan an ninh trước khi tỏa ra khắp thành phố.
Các quan chức Slaviansk cho biết những chiến binh này mặc những bộ quân phục dã chiến không thống nhất, đeo khăn bịt mặt và trang bị áo chống đạn. Họ đã tịch thu hàng trăm khẩu súng từ trong kho vũ khí của cảnh sát.
Video đang HOT
Một tay súng kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát bên ngoài Slaviansk
Thị trưởng thành phố Slaviansk cho biết bà ủng hộ người biểu tình, trong khi khoảng một ngàn người tụ tập trước đồn cảnh sát và hô vang khẩu hiệu: “Moscow, Crimea, Nga!”
Một tay súng bịt mặt tên là Alexander cho biết: “Chúng tôi muốn sáp nhập vào Nga. Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu được Nga giúp đỡ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho tới khi giành thắng lợi. Tôi không sợ phải chết cho tự do.”
Trên con đường dẫn vào Slaviansk, nhiều tay súng đã lập một chốt kiểm soát và kiểm tra các phương tiện tiến vào thành phố.
Hiện không rõ lực lượng cảnh sát địa phương ở Slaviansk có nhận lệnh của Kiev hay không sau khi chỉ huy cảnh sát Kostyantyn Pozhydayev từ chức để “tránh đổ máu”.
Trước các diễn biến trên, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Laura Magnuson cho biết: “Chúng tôi rất quan ngại về chiến dịch đang diễn ra ở miền đông Ukraine do những kẻ ly khai thân Nga thực hiện với sự hậu thuẫn của Nga.”
Bà Magnuson nói tiếp: “Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin và chính phủ Nga chấm dứt mọi nỗ lực nhằm gây bất ổn ở Ukraine, và chúng tôi cảnh báo trước bất cứ hành động can thiệp quân sự nào tiếp theo”.
Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov đã gọi những cuộc tấn công này là “biểu hiện của hành động xâm lược từ phía Nga”. Ông này tuyên bố: “Các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng đang thực hiện kế hoạch hành động đáp trả”.
Kênh truyền hình Aljazeera cho biết, hôm nay (13/4), ông Arsen Avakov đã bày tỏ quyết tâm lấy lại những cơ quan chính quyền bị lực lượng ly khai chiếm giữ.
Bộ trưởng Arsen Avakov
Trên trang Facebook cá nhân, ông Arsen Avakov viết: “Hàng loạt vụ khủng bố đã diễn ra ở Slovyansk. Vì vậy, cuộc chiến chống khủng bố cũng đã được bắt đầu. Các lực lượng đặc biệt đã được cử đến sát hiện trường. Nếu bọn khủng bố không chịu rút lui thì sẽ có những cuộc giao tranh dữ dội”.
Ngoài ra, ông Avakov còn yêu cầu người dân ở Slovyansk không ra khỏi nhà vào thời gian này để tránh những thương vong đáng tiếc. “Chúng tôi đang tiến vào Slovyansk. Vì vậy, người dân nên ở trong nhà, không đi ra ngoài và tránh xa các cửa sổ”, Aljazeera dẫn lời ông Avakov.
Chính quyền Kiev cũng đã chỉ thị cho lực lượng chức năng tại Slovyansk sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những khu vực nguy hiểm.
Về phía người biểu tình, họ vẫn cố thủ tại những vị trí đã chiếm giữ. Không chỉ vậy, lực lượng này còn lập những chiến lũy trên đường phố và trước trụ sở cơ quan an ninh tại Slavyansk.
Theo Khampha
Ukraine: Dân Donetsk đòi lập quân đội riêng
Lực lượng này được thành lập để bảo vệ người dân và toàn vẹn lãnh thổ Donetsk.
Ngày 11/4, các lãnh đạo biểu tình của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk tại Ukraine tuyên bố rằng họ đã quyết định thành lập lực lượng "quân đội nhân dân" của riêng mình trước sức ép của Kiev buộc họ phải giải tán.
Trong cuộc họp báo, thủ lĩnh biểu tình Denis Pushilin tuyên bố: "Từ hôm nay, chúng tôi sẽ thành lập quân đội của Donetsk, và ông Igor Kakidzyanov sẽ được bổ nhiệm làm chỉ huy của lực lượng này."
Donetsk tuyên bố thành lập quân đội riêng để đối phó với sức ép từ Kiev
Ông Pushilin cho rằng việc thành lập quân đội là cần thiết để "bảo vệ người dân Donetsk và sự toàn vẹn lãnh thổ của cộng hòa này." Còn chỉ huy Kakidzyanov thì tuyên bố "các quân nhân sẽ được đăng ký và được cấp các loại trang bị cần thiết." Họ cũng sẽ thành lập bộ tham mưu và ban sĩ quan gồm những cựu quân nhân đã nghỉ hưu và sĩ quan tại ngũ.
Ông Pushilin cho biết người biểu tình đã đề đạt nhiều nguyện vọng trong các cuộc đàm phán với lãnh đạo thành phố và khu vực, trong đó có yêu cầu "được tuần tra chung với cảnh sát và cảnh sát giao thông" để ngăn ngừa tội phạm trong thành phố.
Lực lượng biểu tình cũng lên kế hoạch thành lập các đội cảnh vệ chung để bảo vệ tòa nhà chính quyền và lập các tổ công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý tại đây.
Nhiều cuộc đụng độ nhỏ đã nổ ra ở miền đông Ukraine
Hôm 7/4, người biểu tình ở Donetsk đã tràn vào chiếm giữ tòa nhà chính quyền thành phố và tuyên bố thành lập Hội đồng Nhân dân Cộng hòa Donetsk nhằm biến khu vực này thành một nước cộng hòa tự trị.
Trong tuyên bố của mình, hội đồng này nhấn mạnh rằng Cộng hòa Donetsk "sẽ xây dựng quan hệ theo luật pháp quốc tế trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Vấn đề lãnh thổ bên trong đường biên giới đã được công nhận là không thể chia cắt và bất khả xâm phạm."
Hội đồng này cũng phát đi lời kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin bảo vệ họ bằng lực lượng gìn giữ hòa bình tạm thời trong trường hợp "nhà chức trách Kiev có hành động xâm lược".
Trong khi đó, quốc hội Ukraine đang xem xét khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp ở Donetsk, Luhansk và Kharkov nhằm đối phó với làn sóng biểu tình đòi ly khai.
Người biểu tình ở Donetsk tuần tra bên ngoài tòa nhà chính quyền do họ chiếm giữ
Hôm 10/4, chính phủ lâm thời Kiev đã ra "tối hậu thư" buộc người biểu tình phải rút khỏi các tòa nhà chính quyền ở miền đông trong vòng 48 giờ để không bị truy tố. Kiev cũng đã điều động nhiều lực lượng cảnh sát đặc nhiệm tới Donetsk, trong khi người biểu tình ở đây tăng cường tuần tra để chống lại bất cứ cuộc tấn công nào của cảnh sát.
Đến nay, thời hạn 48 giờ trong tối hậu thư do Kiev đưa ra đã hết mà vẫn chưa xảy ra sự cố nào lớn, mặc dù một số cuộc đụng độ nhỏ đã nổ ra.
Theo Khampha
Nga mất quyền bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu Hành động này của Nghị viện châu Âu nhằm trả đũa Nga về vấn đề Crimea. Ngày 10/4, Nghị viện Hội đồng châu Âu (PACE) đã thông qua một nghị quyết tước quyền bỏ phiếu của đoàn đại biểu Nga tại tổ chức này nhằm trả đũa hành động của Nga ở Crimea. Theo đó, Nga sẽ mất quyền bỏ phiếu tại Hội...