Ukraine chưa biết khi nào được nhận thêm viện trợ
Điều này xảy ra khi sự ủng hộ chủ trương vũ trang cho Ukraine đã “giảm xuống thấp hơn bao giờ hết” trong lưỡng đảng Quốc hội Mỹ.
Bên cạnh đó, dường như ít có khả năng Liên minh châu Âu (EU) sẽ có khả năng bù trừ vào khoảng trống của Mỹ liên quan đến tình hình Ukraine. Hiện cả Washington và Brussels đều tỏ ra mệt mỏi trước các đòi hỏi của Kiev về vũ khí và tài chính. Chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thừa nhận: “Sự kiệt sức lan truyền như một làn sóng ở cả Mỹ và châu Âu”.
Viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine có nguy cơ bị hoãn sang giữa tháng 12 hoặc có thể lâu hơn làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của Washington trong việc duy trì dòng vũ khí mà cả chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Chính phủ Ukraine đều cho là quan trọng.
Quốc hội Mỹ có thể hoàn tất các cuộc đàm phán và thông qua khoản hỗ trợ mới cho Ukraine sớm nhất là vào giữa tháng 12, gần hai tháng sau khi người đứng đầu Nhà Trắng lần đầu tiên đề nghị viện trợ 61 tỷ USD cho Kiev liên quan đến cuộc xung đột với Nga. Đề nghị của của ông dành cho Ukraine là một phần trong gói an ninh quốc gia trị giá 106 tỷ USD nhằm cung cấp tài trợ khẩn cấp cho Israel cùng các sáng kiến an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương và để giải quyết sự gia tăng nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Mỹ – Mexico. Liên quan tới vấn đề này, Thượng nghị sĩ Marco Rubio đặt câu hỏi: “Tôi muốn thành thật về vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi có năm, sáu nghìn người qua biên giới mỗi ngày; chúng tôi có tất cả những nhu cầu khác. Tại sao Ukraine lại quan trọng trong bối cảnh đó?”.
Cả Mỹ và EU hiện đã tỏ ra mệt mỏi trước các đòi hỏi của Ukraine về vũ khí và tài chính.
Trong khi đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết, sự không chắc chắn trong Quốc hội Mỹ đã khiến Bộ Quốc phòng nước này “cân nhắc” số tiền còn lại để viện trợ cho Ukraine một cách thích hợp (tính đến ngày 16/11 ở mức khoảng 1 tỷ USD). Các gói viện trợ gần đây của Mỹ cho Ukraine trị giá chưa tới 200 triệu USD so với các đợt cung cấp vũ khí trước đó có tổng trị giá từ 1 tỷ USD trở lên.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cam kết với các quan chức Ukraine, trong đó có cả Chánh Văn phòng Tổng thống, ông Andriy Yermak, rằng, Washington sẽ tiếp tục tài trợ cho Ukraine vượt qua một mùa Đông khó khăn nữa. Về phần minh, ông Andriy Yermak nói tại Viện Hudson nhân chuyến thăm Mỹ mới đây: “Một bước ngoặt trong cuộc chiến đang đến gần. Năm tới sẽ mang tính quyết định”, lưu ý rằng, Ukraine cần vũ khí ngay bây giờ. Nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu quan chức này có thể đảm bảo bất kỳ viện trợ quân sự hoặc viện trợ bổ sung nào khác hay không.
Video đang HOT
Châu Âu cũng khó có khả năng bù trừ vào khoảng trống của Mỹ liên quan đến vấn đề Ukraine. EU hiện đang có rất nhiều điều “không vừa lòng” với Kiev. Việc Ukraine chưa gia nhập được EU và NATO cũng là do nước này chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà phương Tây đòi hỏi ở họ. EU đã khẳng định rõ rằng, Chính phủ Ukraine phải chứng minh họ đang tiến hành các cải cách về thể chế, bao gồm lĩnh vực tư pháp và chống tham nhũng, tôn trọng chế độ pháp quyền, thể hiện cam kết quản trị hiệu quả, hiện đại hóa các thể chế quốc gia và địa phương.
Cụ thể, Kiev phải đáp ứng 3 tiêu chí chính, còn gọi là “Tiêu chí Copenhagen”, bao gồm việc xây dựng được các thể chế ổn định và dân chủ và hình thành được nền kinh tế thị trường vận hành ổn. Tuy nhiên, EU chỉ ra rằng Ukraine còn nhiều yếu kém trong các khía cạnh nêu trên. EU cũng không hài lòng về việc Ukraine chưa hình thành được một hệ thống đảng phái theo kiểu EU dựa trên các lợi ích và giá trị kinh tế – xã hội. Họ cho rằng, các chính trị gia đắc cử tại Ukraine thường sau đó sẽ không thực hiện đúng cải cách mà họ đã cam kết với EU. EU cũng đánh giá nền kinh tế của Ukraine chưa thực sự thị trường và khó hấp thụ cạnh tranh trong khối. EU đã thừa nhận rằng, họ có nguy cơ không cung cấp cho Ukraine 1 triệu viên đạn cho tiền tuyến của Ukraine vào mùa xuân năm sau.
Mặc dù vậy, trong chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Ukraine, tân Ngoại trưởng Anh David Cameron đã tuyên bố rằng, London sẽ duy trì hỗ trợ quân sự cho Kiev “dù phải mất bao lâu”, một nỗ lực nhằm đưa ra sự trấn an trong bối cảnh lo ngại rằng Ukraine đang bị lãng quên khi phần lớn sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc chiến ở Gaza. Ông David Cameron đã chọn Kiev làm điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi trở lại Nội các Anh.
Cùng với đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky đảm bảo với các đối tác phương Tây rằng quân đội nước này đang chuẩn bị tiến hành cuộc chiến với Nga nhằm tạo rao một số kết quả nhất định: “Sẽ không dễ dàng, chúng tôi biết điều này. Nhưng chúng tôi đang làm mọi thứ để đảm bảo rằng thế trận của Ukraine vẫn vững chắc”. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, nếu không tiếp tục nhận được hỗ trợ quân sự từ phương Tây, Ukraine sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nói rằng việc các đồng minh chuyển trọng tâm sang cuộc chiến Israel – Hamas đã làm chậm quá trình vận chuyển đạn pháo tới Kiev.
Chưa hết, việc Tổng thống Volodymyr Zelensky mới đây tuyên bố hoãn cuộc bầu cử tổng thống sắp tới (theo kế hoạch ban đầu là sẽ tổ chức vào tháng 3/2024) được cho là có khả năng sẽ làm phức tạp thêm các nỗ lực của Kiev trong tìm kiếm thêm tiền bạc và viện trợ quân sự của phương Tây. Thông thường bầu cử tổng thống tại Ukraine diễn ra cứ 5 năm một lần.
Ông Volodymyr Zelensky tuyên thệ Tổng thống Ukraine vào tháng 5/2019, nghĩa là nhiệm kỳ của ông sắp kết thúc trong vài tháng nữa. Tuy nhiên, Ukraine đang trong trạng thái thiết quân luật và ông Volodymyr Zelensky đã vận dụng Hiến pháp Ukraine để trì hoãn cuộc bầu cử kế tiếp. Theo luật Ukraine, khi tình trạng quân luật được ban bố, người ta có quyền cấm tổ chức bầu cử Tổng thống Ukraine, Quốc hội Ukraine, và các chính quyền tự trị.
Đối với đương kim Tổng thống Ukraine, bất cứ lời bàn nào về bầu cử lúc này sẽ làm tăng “các vấn đề chia rẽ chính trị” có thể ảnh hưởng đến nước này trong cuộc xung đột vũ trang với Nga. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền hình, nhà lãnh đạo này nói: “Chúng ta phải nhận thức rằng bây giờ là thời kỳ phòng thủ, thời kỳ chiến trận quyết định số phận của quốc gia và dân tộc, chứ không phải thời gian cho sự thao túng mà phía Nga có thể tận dụng. Tôi tin rằng bây giờ không phải là lúc cho chuyện bầu cử”. Nhưng đấy chưa phải là tất cả.
Trong cuộc phỏng vấn khác, ông nói rằng một cuộc bầu cử sẽ tốn khoảng 135 triệu USD. Ngoài ra, theo ông, nếu tổ chức bầu cử, sẽ đòi hỏi phải thay đổi luật bầu cử cấm bỏ phiếu trong thời gian thiết quân luật, bảo đảm quá trình bầu cử công bằng cho những ai phục vụ ngoài mặt trận và tiếp cận được hàng triệu cử tri Ukraine đã phải di tản trong thời chiến.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ và EU có tài trợ cho bầu cử ở Ukraine hay không? Khả năng cao là không do các nước phương Tây e ngại ông Volodymyr Zelensky có thể tận dụng các phương tiện truyền thông trong tay để thúc đẩy các mục tiêu chính trị và gây sức ép để các nước này cung cấp thêm cho Ukraine vũ khí đạn dược và tiền bạc
EU 'bật đèn xanh' cho gói viện trợ mới và huấn luyện binh sĩ Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gửi các chuyên gia quân sự và bơm cho Ukraine hàng trăm triệu USD vũ khí.
Các tân binh Ukraine tham gia một cuộc huấn luyện tác chiến tại một căn cứ quân sự ở miền Nam nước Anh hồi tháng 8/2022. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik, tại cuộc họp ở Luxembourg, các ngoại trưởng EU đã thống nhất về một sứ mệnh huấn luyện cho khoảng 15.000 binh sĩ Ukraine. Bên cạnh việc ký kết thành lập Phái bộ hỗ trợ quân sự cho Ukraine (EUMAM Ukraine), họ cũng đã thông qua khoản viện trợ 500 triệu euro cho Quỹ Hòa bình châu Âu cho Ukraine.
"Mục đích của sứ mệnh là góp phần nâng cao khả năng quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine để tiến hành các hoạt động quân sự một cách hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ quân sự của Ukraine, EUMAM Ukraine sẽ cung cấp các khóa đào tạo cá nhân, tập thể và chuyên ngành cho lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cho cả Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của họ, đồng thời phối hợp và đồng bộ hóa các hoạt động của các quốc gia thành viên hỗ trợ đào tạo", Hội đồng châu Âu nêu rõ trong thông cáo báo chí.
Ông Josep Borrell, Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU, nhấn mạnh: "Phái đoàn hỗ trợ quân sự của EU không chỉ là một nhiệm vụ huấn luyện, mà nó là bằng chứng rõ ràng cho thấy EU sẽ sát cánh với Ukraine trong thời gian này".
EUMAM Ukraine sẽ hoạt động trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên EU và thành lập trụ sở chính tại Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) ở Brussels. Phó Đô đốc Herve Blejean - Giám đốc Kế hoạch và Triển khai Quân sự (MPCC) trong EEAS - sẽ đảm nhiệm vị trí chỉ huy sứ mệnh. Sứ mệnh này dự kiến kéo dài hai năm, với chi phí ước tính lên khoảng 106,7 triệu euro. Các nước thứ 3 cũng có thể tham gia sứ mệnh.
Hungary là quốc gia EU duy nhất bày tỏ sự không ủng hộ đối với ý tưởng đào tạo binh sĩ Ukraine ở châu Âu. Sau cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto phát biểu với báo chí: "Hôm nay đại diện các nước EU quyết định sẽ tiến hành huấn luyện cho quân đội Ukraine. Tôi muốn nói rằng Hungary đã không bỏ phiếu cho sáng kiến này. Chúng tôi sẽ không tham gia vào sứ mệnh".
Nhà ngoại giao cấp cao nhấn mạnh Hungary là quốc gia EU duy nhất áp dụng lập trường như vậy, vì nước này không ủng hộ các hành động dẫn đến xung đột leo thang. Thay vào đó, Budapest ủng hộ việc sớm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.
Một số thông tin trước đó tiết lộ dự án huấn luyện quân sự sẽ bắt đầu vào giữa tháng 11 và diễn ra trên lãnh thổ EU, với Ba Lan được đặt làm trung tâm sứ mệnh. Đức cũng được cho là nhân tố hậu thuẫn chủ chốt cho việc huấn luyện. Các chương trình đào tạo do các quốc gia châu Âu vận hành riêng rẽ sẽ tiếp tục hoạt động độc lập cho đến khi các chương trình này được hợp nhất vào phái bộ EU ở giai đoạn sau.
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, phương Tây đã đồng loạt áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva, cũng như cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật cho Kiev. Mặc dù các quốc gia đã trừng phạt Nga nhiều lần tuyên bố rằng họ không có ý định điều quân đến Ukraine và trở thành một phần của cuộc xung đột, song họ vẫn cử người hướng dẫn đến Ukraine và hỗ trợ binh sĩ Ukraine đến các quốc gia khác để tập huấn.
Ngoài Mỹ, Canada và Anh, những quốc gia đã và đang huấn luyện hàng nghìn binh sĩ Ukraine, một số quốc gia EU khác như Đức và Pháp cũng hướng dẫn quân đội Ukraine sử dụng các hệ thống pháo, bệ phóng tên lửa và hệ thống phòng không hiện đại mà họ đã chuyển giao cho Kiev.
Về phần mình, Nga nhiều lần chỉ trích phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev, đồng thời cảnh báo rằng các nước phương Tây "đang đùa với lửa". Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cảnh báo bất kỳ vũ khí nào được chuyển tới lãnh thổ Ukraine sẽ bị quân đội Nga coi là mục tiêu hợp pháp.
EU cảnh báo siết chặt viện trợ cho Ba Lan Ngày 17/10, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ không giải ngân phần lớn trong số tiền viện trợ phát triển trị giá 75 tỷ euro (73 triệu USD) dành cho Ba Lan, nếu nước này không cải cách hệ thống tư pháp. Cờ EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh...