Nền kinh tế thế giới có thể chia rẽ thành các khối đối đầu
Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Âu cho rằng nền kinh tế bị chia rẽ sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính và thương mại toàn cầu.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) Christine Lagarde. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng RT dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng có thể đẩy nhanh quá trình phi toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Đáng chú ý, những tác động của tình trạng trên có thể ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi người.
Theo bà Lagarde, châu Âu đang ở thời điểm quan trọng và phải đối mặt với một loạt thách thức chung, trong đó có mất cân bằng toàn cầu hóa, nhân khẩu học và vấn đề khử cacbon.
Video đang HOT
Phát biểu tại Đại hội Ngân hàng châu Âu ngày 17/11, bà Lagarde nói rằng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phân mảnh thành các khối cạnh tranh.
Tập trung vào châu Âu, người đứng đầu ECB chỉ ra yếu tố dân số trong độ tuổi lao động sụt giảm liên tục, dự kiến bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025.
“Khi các rào cản thương mại mới xuất hiện, chúng ta sẽ cần đánh giá lại chuỗi cung ứng và đầu tư vào những chuỗi cung ứng mới an toàn hơn, hiệu quả hơn và gần hơn. Khi xã hội của chúng ta già đi, chúng ta sẽ cần triển khai các công nghệ mới để có thể tạo ra sản lượng lớn hơn với ít công nhân hơn”, bà nhấn mạnh.
Chủ tịch ECB cũng lưu ý về việc các chính phủ có mức nợ cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai và nguồn tài trợ phục hồi của châu Âu sẽ kết thúc vào năm 2026.
Trước đó, ECB đã cảnh báo về nền kinh tế toàn cầu đang trải qua thời kỳ “chuyển đổi”. Theo ECB, một thế giới bị phân mảnh sẽ đồng nghĩa với môi trường lạm phát cao hơn và tình trạng tài chính bất ổn.
ECB cảnh báo chuyển biến trong nền kinh tế toàn cầu làm tăng nguy cơ lạm phát
Ngày 25/8, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde nhận định những thay đổi sâu sắc trong cách thức vận hành của nền kinh tế toàn cầu, từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đến quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể làm tăng nguy cơ lạm phát và sức ép giá cả dai dẳng hơn.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu Christine Lagarde . Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch ECB đưa ra ý kiến trên trong bối cảnh đa số các nước phát triển phải ứng phó với tình trạng giá cả tăng cao kỷ lục trong 2 năm qua và sức ép lạm phát dai dẳng hơn dự đoán ban đầu của các chuyên gia. Từ thực tế mới này, bà Lagarde nhận định thị trường lao động đang trải qua những thay đổi sâu sắc, quá trình chuyển đổi năng lượng tạo ra nhu cầu đầu tư mới trong khi sự chia rẽ địa chính trị ngày càng sâu sắc sẽ dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed-ngân hàng trung ương) tổ chức tại bang Wyoming, bà Lagarde cho rằng môi trường mới hiện nay tạo tiền đề cho những cú sốc về giá mạnh hơn so với thời điểm trước đại dịch COVID-19. Hiện chưa rõ tất cả những thay đổi này có kéo dài hay không, song rõ ràng những tác động đang dai dẳng hơn dự kiến ban đầu của giới chuyên gia.
Bà Lagarde cảnh báo nhu cầu đầu tư tăng cao hơn và nguồn cung căng thẳng hơn có thể dẫn đến sức ép giá cả mạnh hơn. Một vấn đề khác có thể làm tăng sức ép giá cả là các lao động hiện có lợi thế hơn về đàm phán lương trong bối cảnh nhu cầu lao động tăng và các công ty khẩn trương điều chỉnh giá. Những thay đổi này có thể vẫn được cho là tạm thời, song các ngân hàng trung ương cần đề phòng khả năng một số thay đổi sẽ kéo dài.
Cũng tại hội nghị này, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương này có thể tăng thêm lãi suất và dự định duy trì chính sách này ở mức hạn chế cho đến khi lạm phát giảm dần xuống mức mục tiêu 2% của Fed.
Mặc dù vậy, ông Powel nhấn mạnh cần thận trọng trong vấn đề này, cũng như đánh giá kỹ lưỡng các triển vọng và rủi ro của nền kinh tế.
Sau 11 lần tăng lãi suất trong chưa đầy 18 tháng, lãi suất cho vay của Mỹ hiện trong khoảng 5,25 - 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm. Tuy nhiên, chu kỳ tăng lãi suất nhanh không ngăn được đà tăng của lạm phát và đã lên tới mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Dù đã giảm trong thời gian gần đây, lạm phát của Mỹ vẫn cao hơn mục tiêu của Fed.
Chủ tịch ECB để ngỏ 2 kịch bản về chính sách lãi suất Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể tăng lãi suất lần nữa hoặc dừng chu kỳ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tới và bất kỳ quyết định nào của ECB đều sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế mới nhất. Trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Đây...