Ukraine chịu áp lực từ phương Tây về các điều kiện viện trợ vũ khí
Để tiếp tục nhận viện trợ quân sự từ các nước phương Tây, Kiev phải tuân thủ các điều kiện cụ thể do những nước ủng hộ Ukraine đặt ra.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko thảo luận với đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc về về hỗ trợ tài chính cho Kiev. Ảnh: ukrinform.net
Theo bình luận của tờ báo điện tử Echo24.cz của CH Séc mới đây, hình thức hỗ trợ quân sự “không hạn chế” cho Ukraine, bao gồm đạn dược, vũ khí, xe tăng và xe bọc thép quan trọng, dường như sắp kết thúc. Để tiếp tục nhận viện trợ quân sự từ các nước phương Tây, Kiev phải tuân thủ các điều kiện cụ thể do những nước ủng hộ Ukraine đặt ra. Những điều kiện này bao gồm việc thực hiện cải cách nhà nước và các biện pháp chống tham nhũng.
Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm rưỡi, với sự thành công từ cuộc phản công, được phát động vào đầu tháng 6 năm nay, vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực phía Đông. Ngoài ra, Ukraine phải đối mặt với một số thách thức do điều kiện thời tiết theo mùa đặt ra, với những cơn mưa xuất hiện khiến địa hình trở nên lầy lội và khó cơ động liên quan đến các trang thiết bị hạng nặng. Điều này có thể mang lại lợi thế cho các lực lượng Nga khi họ được củng cố để sẵn sàng cho chiến lược phòng thủ.
Tình trạng khó khăn của Ukraine càng trở nên phức tạp hơn khi Mỹ, nhà hỗ trợ chính của nước này, tuyên bố rằng vấn đề viện trợ quân sự tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc đáp ứng một loạt điều kiện tiên quyết cụ thể. Mỹ là nước ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine kể từ khi nổ ra xung đột và đã cung cấp viện trợ đáng kể với tổng trị giá hơn 43 tỷ USD.
Video đang HOT
Thông báo trên được đưa ra trực tiếp từ Nhà Trắng cách đây vài ngày, nêu rõ những cải cách mà chính quyền Ukraine cần thực hiện để nhận thêm hỗ trợ tài chính từ Mỹ, EU, các quốc gia G7 và các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Tài liệu đã được Mike Pyle, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng về Kinh tế Quốc tế, gửi cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Denys Shmyhal và Cơ quan Điều phối các nhà tài trợ cho Ukraine.
Những đề xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của các cơ quan, tổ chức và ngành khác nhau trong chính phủ Ukraine. Các tổ chức này bao gồm Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, văn phòng công tố và toàn bộ ngành tư pháp. Những cải cách trong Bộ Quốc phòng và tất cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng được yêu cầu.
Tài liệu nêu ra một chuỗi cải cách ưu tiên mà Ukraine phải thực hiện trong các khung thời gian khác nhau từ 0 đến 3 tháng, 3 đến 6 tháng, một năm và 18 tháng. Nhà lập pháp Ukraine Yaroslav Zheleznyak cho biết khoản viện trợ trị giá 42 tỷ USD từ các nhà tài trợ khác nhau phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu này.
Trong khi đó, tính khả thi của việc Ukraine đáp ứng những cải cách cụ thể này với khung thời gian được chỉ định vẫn chưa chắc chắn. Ukraine cũng đã nhận được một danh sách tương tự từ EU, với 7 điều kiện cần phải đáp ứng vào cuối tháng 10 này để bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU. Những điều kiện này liên quan đến việc giảm ảnh hưởng của những đối tượng là “đầu sỏ chính trị” và loại bỏ những nơi sản sinh ra tham nhũng.
Tuy nhiên, Ukraine mới chỉ hoàn thành được 2 trong số 7 điểm cho đến nay. Ví dụ, Brussels đang yêu cầu khôi phục việc kê khai tài sản điện tử cho các quan chức nhà nước và chính trị gia, điều mà Ukraine đã bãi bỏ ngay sau khi xung đột bắt đầu. Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu và châu Âu – Đại Tây Dương, Olha Stefanishina, đã thừa nhận sẽ mất vài năm để hoàn thành toàn bộ danh sách các yêu cầu.
Tướng Không quân Mỹ cảnh báo kho dự trữ vũ khí của NATO thấp ở mức 'nguy hiểm'
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây.
Binh sĩ Mỹ bắn tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận bắn đạn thật phòng không. Ảnh: US Army
Theo một chỉ huy hàng đầu của lực lượng Không quân Mỹ, kho dự trữ vũ khí của nước này và các đồng minh NATO đang trở nên "thấp đến mức nguy hiểm" mà không có giải pháp "ngắn hạn".
Tướng James Hecker, chỉ huy lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu đã đưa ra cảnh báo trên tại Hội nghị cấp Chỉ huy trưởng Không quân & Không gian Toàn cầu ở London, trang tin Breaking Defense mới đây đưa tin. Vị tướng Mỹ này cũng kêu gọi các đồng minh NATO "suy nghĩ nghiêm túc về kho dự trữ của họ".
"Tôi nghĩ điều rất quan trọng là chúng ta phải đánh giá tình trạng vũ khí của mình ở tất cả các thành viên NATO trong bối cảnh kho dự trữ đang suy giảm. Vấn đề có thể sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn, nhưng chúng ta phải đảm bảo về lâu dài. Chúng ta có cơ sở công nghiệp mạnh để có thể tăng những gì chúng ta cần", Tướng Hecker nói, lưu ý tất cả các quốc gia NATO nên bắt đầu đầu tư mạnh hơn.
Theo ông Hecker, số lượng phi đội máy bay chiến đấu của Mỹ hiện chỉ bằng "khoảng một nửa" so với khi tham gia Chiến dịch Bão táp Sa mạc, một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu năm 1991 như một phần của phản ứng đối với cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Ông cho biết thêm đã có sự sụt giảm tương tự trong các phi đội máy bay chiến đấu của Anh.
Ông Hecker nêu rõ: "Vì vậy, chúng ta gần như không có những gì như đã từng có ở thời kỳ trung tâm của Chiến tranh Lạnh. Bây giờ, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều đạn dược cho Ukraine, điều mà tôi nghĩ là cần làm, nhưng hiện tại kho vũ khí trang bị của chúng tôi đang ở mức thấp một cách nguy hiểm".
Tính đến ngày 7/7, Washington Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 41 tỷ USD hỗ trợ an ninh kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2 năm 2022, phần lớn dưới hình thức chuyển giao từ các kho dự trữ hiện tại thay vì sản xuất mới. Ví dụ, hơn 2.000 hệ thống phòng không Stinger do RTX sản xuất đã được gửi đến Ukraine, khiến Lầu Năm Góc phải vật lộn để bổ sung kho dự trữ hiện tại khi tìm kiếm hệ thống thay thế thế hệ tiếp theo.
Nhu cầu vũ khí ngày càng tăng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây căng thẳng cho cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây. Heidi Grant, Giám đốc phát triển kinh doanh của Boeing và là cựu quan chức hàng đầu về bán vũ khí của Lầu Năm Góc, cho biết ngành công nghiệp cần nhiều hơn là chỉ tuyên bố từ các quan chức quân sự về mức độ sản xuất để đáp ứng mong muốn của họ.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN hôm 17/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng thừa nhận rằng Mỹ đang cạn kiệt đạn dược trong kho vũ khí trong bối cảnh viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo ông Sullivan, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã phát hiện ra rằng kho dự trữ đạn 155 mm theo tiêu chuẩn của NATO tương đối thấp và sẽ mất nhiều năm chứ không phải vài tháng để bổ sung nguồn cung đến mức chấp nhận được.
Hãng tin Reuters ngày 18/7 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Washington sẽ công bố cam kết mới cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ukraine trong những ngày tới. Việc mua vũ khí được tài trợ bởi chương trình Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), cho phép chính phủ Mỹ mua vũ khí từ ngành công nghiệp quốc phòng thay vì lấy từ kho dự trữ hiện có của chính họ.
Viện trợ quân sự cho Ukraine mang lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ Trợ cấp cho năng lượng xanh và lôi kéo các doanh nghiệp quay trở lại Mỹ cũng thúc đẩy nhu cầu hiện nay của cường quốc số 1 thế giới. Ukraine đã nhận xe tăng Abrams và chuẩn bị tiếp nhận máy bay chiến đấu của Mỹ như F-16. Ảnh: marketwatch.com Theo mạng tin marketwatch.com ngày 27/9, sự hỗ trợ quân sự của...