Úc tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Trung Quốc
Ngoại trưởng Marise Payne khẳng định chính quyền Canberra sẽ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về vấn đề nhân quyền. Bà nhấn mạnh giữ im lặng trước vấn đề nhạy cảm không phù hợp với lợi ích quốc gia Úc.
Ngoại trưởng Marise Payne là quan chức Úc mới nhất đưa ra phát ngôn cứng rắn với Trung Quốc – Ảnh: The Guardian
Vì cáo buộc can thiệp chính trị và tranh giành ảnh hưởng tại Thái Bình Dương mà quan hệ Úc – Trung vài năm qua khá căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại song phương. Trước tình hình này nhiều doanh nghiệp lên tiếng kêu gọi chính quyền Canberra nên ưu tiên chính sách kinh tế hơn là bảo vệ lợi ích cho nhóm người nào đó.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Payne ngày 29.10 tuyên bố: “Ta cần tôn trọng chủ quyền nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nêu những vấn đề như nhân quyền với Trung Quốc. Nhắm mắt làm ngơ trước vi phạm nhân quyền nghĩa là chấp nhận hành vi phá hoại nền tảng hòa bình – ổn định quốc tế. Không có thách thức thì không có tiến bộ”.
“Chúng tôi đã từng đề cập chuyện đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Và tôi sẽ luôn ủng hộ mạnh mẽ việc đối xử công bằng, minh bạch với người Úc ở nước ngoài, chẳng hạn như ông Dương Hằng Quân – người phải được bảo vệ theo luật pháp quốc tế”, theo Ngoại trưởng Payne.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra từ chối bình luận về phát ngôn cứng rắn mới nhất từ Ngoại trưởng Payne.
Video đang HOT
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương năm 2018 đạt đến hơn 123 tỉ USD. Mặc dù vậy không ít chính trị gia thời gian gần đây lên tiếng chỉ trích bất chấp nguy cơ bị trả đũa kinh tế, Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton đầu tháng 10 nhận xét Trung Quốc đang hành xử không phù hợp khi nhắm vào các đảng phái chính trị và trường đại học Úc.
Hãng Reuters trong tháng 9 từng đưa tin cơ quan tình báo Úc xác định Trung Quốc đứng sau cuộc tấn công mạng vào Quốc hội và 3 đảng chính trị lớn nhất trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 vừa qua.
Cẩm Bình (theo Reuters, The Guardian)
Theo motthegioi
Làm ăn với Trung Quốc ở Úc: Trên bảo dưới không nghe
Trong khi các chính quyền địa phương ở Úc quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc thì chính phủ liên bang nước này tỏ ra dè dặt vì lo ngại về an ninh.
Ngay khi thông báo chương trình nghị sự trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 6 hồi đầu tuần này, Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã không ngần ngại đề cập đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh.
Một tuần trước lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc, Thủ hiến vùng lãnh thổ phía Bắc Michael Gunner khen ngợi BRI là cơ hội kinh tế cho khu vực phía Bắc khô cằn và bị cô lập của Úc. Lấy ví dụ về thỏa thuận cùng có lợi của chính phủ Úc và Trung Quốc, ông Gunner chỉ ra thỏa thuận được ký kết năm 2015 trị giá 343 triệu USD, theo đó một công ty Trung Quốc được cho phép thuê cảng Darwin trong 99 năm.
Cảng Darwin ở vùng lãnh thổ Bắc. Ảnh:SCMP
Trong khi chính phủ Úc cẩn trọng trước các khoản đầu tư của Trung Quốc, từ chối ký thỏa thuận BRI và ngăn các cuộc đấu thầu của Trung Quốc liên quan đến mạng 5G cũng như mạng lưới điện của nước này, không ít các bang và vùng lãnh thổ trải thảm đỏ chào đón Trung Quốc mà phớt lờ những lo ngại của giới hoạch định chính sách quốc gia về tham vọng chiến lược của Bắc Kinh.
Ông Nick Bisley, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường ĐH La Trobe (Úc), nhận định: "Phần lớn là vì các bang và vùng lãnh thổ tập trung rất nhiều vào các vấn đề kinh tế hơn an ninh hoặc chiến lược, trong khi cách tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Canberra ngày càng bị ảnh hưởng nhiều từ các cơ quan an ninh".
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews. Ảnh: EPA
Victoria, bang đông dân thứ hai của Úc, đã xuất khẩu 6,8 tỉ USD hàng hóa sang Trung Quốc vào năm ngoái, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác và nhận trong tổng số các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Úc. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của vùng lãnh thổ phía Bắc trong năm tài chính 2018-2019, với giá trị hàng hóa lên đến 1,8 tỉ USD.
Động thái hoanh nghênh BRI của các chính quyền địa phương khiến chính phủ Úc và Mỹ, đồng minh quân sự chính của Úc, lo ngại bởi Washington vốn xem sáng kiến này là phương tiện tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp châu Á và hơn thế nữa.
Thủ tướng Úc Scott Morrison đã chỉ trích chính quyền bang Victoria về việc ký kết thỏa thuận với phía Trung Quốc mà không có sự tham vấn đúng đắn, mô tả động thái này là thiếu sự hợp tác cũng như không hữu ích trong việc giải quyết các mối quan hệ quốc tế.
Ông John Garrick, người chuyên nghiên cứu về chính sách Trung Quốc tại Trường ĐH Charles Darwin, cho rằng chính quyền khu vực có nguy cơ gây rạn nứt với chính phủ khi làm mờ ranh giới giữa sự phát triển kinh tế và các vấn đề đối ngoại.
"Một số quan chức, đặc biệt ở cấp địa phương, rất muốn củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với lợi ích thương mại của Trung Quốc để đôi bên cùng có lợi nhưng ở khía cạnh BRI họ không có thẩm quyền. Không có dấu hiệu rõ ràng nào từ phía chính quyền liên bang cho thấy BRI nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Úc" - ông Garrick cho hay.
Xuân Mai (Theo SCMP)
Theo nld.com.vn
Kinh hoàng địa ngục trần gian trong trại cô dâu IS ở Syria Trại al-Hol ở Syria - nơi ở của hàng chục nghìn vợ con của các chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được mô tả là "quả bom hẹn giờ" vì tình trạng bạo lực, cực đoan ngày càng gia tăng ở đây. Cô dâu IS trong trại al-Hol ở Syria "Hãy lấy tiền của chúng tôi và đưa...