Úc ‘nêm mắm’ với Trung Quốc, ‘bớt muối’ tại Biển Đông
Nước Úc dù không có Kevin Rudd – người theo đường lối thân Trung – thì một thái độ “lãnh đạm” trước các xung đột trong khu vực châu Á-Thái Bình Dươngsẽ vẫn được duy trì. Tân Thủ tướng Tony Abbott ngay trước khi khởi động cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thẳng thừng tuyên bố: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một “lợi ích”, chứ không phải mối đe dọa.
Ông Abbott vốn nổi tiếng là một nhân vật thân phương Tây song lại luôn tỏ ra “mang ơn” Trung Quốc khi không hề e dè tuyên bố sự thịnh vượng của nước Úc là nhờ có công rất lớn từ quan hệ thương mại giữa Úc và Trung Quốc, đồng thời bày tỏ hy vọng mối quan hệ đó sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Trung Quốc chính là đối tác thương mại lớn nhất của Úc với tổng kim ngạch hai chiều năm 2012 đạt hơn 125 tỷ USD.
Trước đó, Bắc Kinh đã đánh giá rất cao “thái độ tích cực” của Thủ tướng Abbott và sẵn sàng hợp tác để mang lại lợi ích lớn hơn nữa cho đôi bên. Và thực tế, trong cuộc gặp gần đây, hai nguyên thủ đã cùng nhất trí thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do, thậm chí ngài Abbott còn khéo léo gợi ý Trung Quốc nên chú ý đến cả phương diện văn hóa, khoa học và giáo dục nữa. Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Úc sẽ không ngần ngại mở toang cánh cửa cho các doanh nghiệp Trung Quốc, bất chấp lời cảnh báo của Kevin Rudd – nhân vật thân Bắc Kinh – cho rằng thời kỳ bùng nổ khai mỏ của Trung Quốc đã qua rồi.
Và nhân lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama không xuất hiện tại Bali để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trở thành đối tượng hội đàm đầu tiên của Úc trong một cuộc họp kín ngay khi ông Abbott vừa đặt chân đến khu nghỉ mát Nusa Dua. Thông điệp của Canberra rất đơn giản: Chính quyền mới của Úc sẽ không làm phương hại đến lĩnh vực khai thác khoáng sản và tài nguyên cùng với việc bãi bỏ thuế carbon và thuế khai thác. Hồi còn làm thủ lĩnh phe đối lập, ông Abbott cũng là một cái tên “bật đèn xanh” ủng hộ giới doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đầu tư vào Úc – một điều đến nay vẫn được xem là “tối kỵ” ở quốc gia này. Ngay trong cương lĩnh tranh cử của ông cũng thể hiện rõ: Cải cách để phù hợp với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tôn trọng sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.
Về phương diện quân sự, Phó Chỉ huy Tư lệnh quân khu Quảng Châu, đồng thời là Chỉ huy Hạm đội Nam Hải Khương Uy Liệt, từng hết lời ca ngợi mối thâm giao giữa chính quyền hai nước. Đồng thời, kêu gọi Hạm đội Nam Hải và Hải quân Hoàng gia Úc cần gia cường hợp tác và gợi mở phía Trung Quốc sẵn sàng trao đổi quân sự và hợp tác hàng hải với Úc trên Biển Đông.
Video đang HOT
Cố nhiên, Úc cũng sẽ không buông mối quan hệ với Mỹ khi bày tỏ niềm mong mỏi Washinigton sẽ tận dụng căn cứ ở Darwin trong kế hoạch “tái cân bằng” tầm ảnh hưởng ở châu Á. Trang News của Úc trích lời một quan chức cấp cao nhận định rằng: Điều này có nghĩa là Úc đang chơi trò ngồi giữa hai đầu bập bênh khi vẫn muốn là một đồng minh tốt của Mỹ, song lại còn kiêm vai “hảo bằng hữu” với người Trung Quốc.
Dù có ngả theo phía nào thì theo tờ The Age của Úc, Canberra vẫn duy trì chính sách ngoại giao mờ nhạt, thậm chí “nhút nhát”. Điều này cũng không khó hiểu khi Úc tương đối cô lập trên biển về mặt địa lý nên chủ yếu phụ thuộc vào thương mại, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa trên đường biển mà chiếm tới 60% là đi qua khu vực Biển Đông. Với Úc, bất kể là ai chiến thắng trong cuộc tranh gianh chủ quyền lãnh hải thì với tư cách một quốc gia tương đối trung lập, hàng hóa của nước này cũng chẳng bị sứt mẻ gì. Không những vậy, yếu tố dân số đang tác động không nhỏ đến chính sách ngoại giao của nước này, khi gốc rễ hệ thống chính trị – xã hội đến từ mô hình phương Tây song dân số gốc châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang phát triển cực kỳ nhanh chóng. Theo Viện Nghiên cứu Aspen, không một quan chức nào cảm thấy Trung Quốc sẽ là mối đe dọa quân sự trực tiếp đối Úc. Còn Gareth Evans – cựu Ngoại trưởng Úc – cho rằng tốt nhất Úc chỉ nên góp tiếng nói về UNCLOS.
Do đó, Canberra sẽ không có ý định “mua dây buộc mình” làm mếch lòng các nước lớn. Và thực tế ngay cả người dân Úc cũng vậy. Theo khảo sát của Viên nghiên cứu Lowy, chỉ có 38% người Úc ủng hộ Chính phủ hỗ trợ động thái quân sự của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong những trường hợp như Nhật-Trung xảy ra xung đột, song có đến 48% người ủng hộ Canberra tiếp sức cho quân đội Mỹ ở Trung Đông. Aspen cho rằng: Đừng hy vọng vào những định chế quân sự Úc tham gia sẽ mang lại điều gì khác biệt trên Hoa Đông cũng như Biển Đông, và những bài hùng biện của Úc về một “trật tự khu vực” chỉ mang màu sắc ngoại giao thôi. Điều duy nhất Úc mang lại cho ASEAN là hợp tác chống… di cư bất hợp pháp.
Theo Songmoi
Lãnh đạo đối lập trở thành tân Thủ tướng Úc
Với 90% số phiếu đã được kiểm, liên minh đối lập theo đường lối bảo thủ tại Úc đã giành được 53% số phiếu, bỏ xa đảng Lao động cầm quyền của Thủ tướng Kevin Rudd với 47%. Như vậy ông Tony Abbott, lãnh tụ đối lập sẽ trở thành Thủ tướng Úc.
Với chiến thắng này, liên minh bảo thủ đối lập do đảng Tự do dẫn đầu đã chấm dứt 6 năm cầm quyền của đảng Lao động.
Liên minh của ông Tony Abbott đã chiến thắng áp đảo
Chiến thắng đến với liên minh bảo thủ giữa lúc cử tri Úc vỡ mộng trước những hứa hẹn của đảng Lao động, và nhờ những cam kết chấm dứt việc đánh thuế phát thải khí carbon, một loại thuế bị người dân nước này phản đối. Ngoài ra liên minh bảo thủ cũng cam kết thúc đẩy nền kinh tế và ổn định chính trị sau nhiều năm đấu đá nội bộ của đảng Lao động.
"Tôi biết rằng những trái tim của đảng Lao động đều đang nặng nề trong tối nay, và với tư cách Thủ tướng và là lãnh đạo tại quốc hội của đảng Lao động Úc vĩ đại, tôi thừa nhận trách nhiệm", thủ tướng Kevin Rudd phát biểu trước những người ủng hộ, sau khi gọi điện cho lãnh đạo phe đối lập Tony Abbott để thừa nhận thất bại. "Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng như vậy là chưa đủ để giúp chúng ta chiến thắng".
Liên minh đối lập vẫn chiến thắng cho dù ông Abbott, một chính trị gia 55 tuổi, từng là học sinh trường đạo Thiên Chúa, gặp khó khăn trong việc kết nối với các cử tri nữ. Ông Abbott từng bị những người đối lập và cả một số người ủng hộ xem là "không thể bầu nổi".
Nhưng các cử tri Úc đã không còn tin tưởng đảng Lao động và ông Rudd sau nhiều năm đấu đá trong nội bộ đảng này, giữa ông và bà Julia Gillard, người từng là cấp phó của ông Rudd. Bà Gillard trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Úc sau khi vượt qua Rudd trong cuộc bầu cử trong đảng năm 2010. Nhưng đầu năm nay, bà đã thất bại trước ông Rudd trong một cuộc "đảo chính" nội bộ tương tự.
Ông Kevin Rudd đã tuyên bố từ bỏ chức chủ tịch đảng Lao động
Những diễn biến này, cộng với sự bội ước của đảng Lao động khi áp dụng luật thuế phát thải khí carbon đối với các công ty gây ô nhiễm lớn nhất nước, đã là đòn "chí tử" với cơ hội tái cử của đảng này.
Cựu thủ tướng của đảng Lao động Bob Hawke thì khẳng định thất bại của đảng mình chính là do không thể đoàn kết. "Đây là thất bại bầu cử của chính phủ thay vì Tony Abbott đã chiến thắng", Hawke tuyên bố với Sky News.
Với hơn 90% số phiếu đã được kiểm tính đến tối muộn ngày 7/9, số liệu từ Ủy ban cầu cử Úc cho thấy đảng Tự do giành được 53% số phiếu, so với tỷ lệ 47% của đảng Lao động. Liên minh đối lập sẽ có thể giành được 91/150 ghế tại Hạ viện, trong khi đảng Lao động chỉ giành 54 ghế.
Thanh Tùng
Theo AP
Australia bắt đầu tổng tuyển cử Hôm nay cử tri Australia sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lựa chọn chính đảng lãnh đạo đất nước trong 3 năm tới. 150 ghế Hạ viện và 40/76 ghế Thượng viện sẽ được các cử tri bầu chọn lần này. Các điểm bỏ phiếu được mở cửa từ 8 giờ sáng nay theo giờ địa phương. Theo thống kê,...