Úc: Chứng trầm cảm và lo lắng ở giáo viên cao gấp 3 lần mức trung bình
Học sinh nghịch ngợm và những bậc phụ huynh nóng tính đang đẩy các giáo viên Úc tới những thói quen đáng báo động.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bond, cho thấy chứng trầm cảm và lo lắng trong giáo viên cao gấp ba lần so với mức trung bình của dân số Úc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khối lượng công việc ngày càng tăng, những đòi hỏi ngày càng cao của phụ huynh và căng thẳng nơi làm việc là những tác nhân chính gây ra trầm cảm và lo lắng của giáo viên.
Các giáo viên đang có xu hướng sử dụng các chất kích thích để đối phó với các vấn đề về tâm thần và đó là một điều đáng lo ngại, Giáo sư Stapleton, tác giả của nghiên cứu nói. “Những giáo viên tham gia cuộc nghiên cứu đã gặp các triệu chứng trầm cảm và lo lắng gấp ba lần mức trung bình của cả nước”.
Báo cáo cho thấy 18% giáo viên tham gia nghiên cứu bị trầm cảm và 17% có khả năng lớn mắc chứng nghiện rượu. (Ảnh: Freepik)
Giáo sư St. Kevin Bates, chủ tịch của Liên minh giáo viên Queensland, cho biết hầu hết các giáo viên làm việc tới 55 giờ một tuần, hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, chấm điểm bài tập về nhà hoặc viết giáo án bài học.
Ông nói rằng xung đột trong lớp học và hành vi không đúng mực cũng là một trong những tác nhân chính gây ra cho giáo viên tình trạng trầm cảm và lo lắng gia tăng. “Tỷ lệ học sinh xúc phạm giáo viên bằng lời nói và cả hành động đang gia tăng”, ông Bates nói thêm. Ông cũng cho rằng sự trầm cảm của rất nhiều giáo viên cho các bậc cha mẹ vốn dành rất ít sự tôn trọng cho giáo viên.
Video đang HOT
Ông Bates nói thêm rằng những khiếu nại nhắm vào trường học theo cách đặt học sinh lên hàng đầu: “Cha mẹ sẽ bảo vệ con mình bằng mọi giá, bất chấp mọi bằng chứng rằng họ đã sai. Những bậc phụ huynh thậm chí sẽ không bao giờ thừa nhận việc con cái của họ phạm phải sai lầm”.
Trong một tuyên bố hồi đầu năm nay, Công đoàn Giáo dục Úc (AEU) đã cảnh báo rằng việc làm quá giờ là nguyên nhân chính khiến tinh thần của các giáo viên trường công lập ở Úc đi xuống.
Gần 92% giáo viên bày tỏ lo ngại rằng họ không có đủ thời gian để lập giáo án, chấm bài, viết báo cáo và các nhiệm vụ hành chính khác, báo cáo cho biết.
Một cuộc khảo sát của AEU cho thấy gần một nửa trong số 478 hiệu trưởng nói rằng họ đã làm việc từ 56 giờ trở lên mỗi tuần. Chủ tịch AEU Correna Haythorpe cho biết khối lượng công việc quá mức đang buộc giáo viên rời khỏi ngành. “Gánh nặng công việc đối với giáo viên ở Úc là rất lớn”, cô Haythorpe nói.
Trong một nghiên cứu về khối lượng công việc của AEU, 90% giáo viên chỉ ra rằng khối lượng công việc của họ trong một giai đoạn nào đó có ảnh hưởng tiêu cực đến việc giảng dạy của họ.
Đáng báo động nhất là một nghiên cứu khác cũng đã tiết lộ rằng hơn 1/3 giáo viên trong tất cả các trường học đã phản ánh khối lượng công việc tại trường thường xuyên hoặc gần như luôn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.
Thái Hằng
Theo News/Dân trí
Thanh Hóa: Thiếu hơn 5.000 giáo viên, nhân viên ở nhiều cấp học
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu hơn 5.000 giáo viên và nhân viên hành chính ở nhiều cấp học.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa, trong thời gian qua, toàn ngành đã từng bước khắc phục bước đầu về tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế trong ngành giáo dục theo Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Thanh Hóa còn thiếu hơn 5.000 giáo viên, nhân viên nhiều cấp học trong năm học 2019 - 2020.
Đến nay, ngành giáo dục Thanh Hóa đã thực hiện tinh giản biên chế được 227 người; trong đó Mầm non 27 người, Tiểu học 119 người, THCS 72 người và THPT 9 người.
Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Cụ thể, khối trường trực thuộc UBND huyện quản lý thiếu 2.783 giáo viên Mầm non; thiếu 1.753 giáo viên Tiểu học; khối trường THPT thiếu 280 giáo viên và hơn 200 nhân viên hành chính; riêng khối THCS dư 948 giáo viên.
Như vậy, trước thềm năm học mới 2019 - 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa còn thiếu 5.016 giáo viên, nhân viên hành chính các cấp học so với quy định.
Năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định phê duyệt đề án nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
Để bổ sung đội ngũ giáo viên tiếng Anh vào giảng dạy, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong các trường Tiểu học, THCS, đã có 104 giáo viên tiếng Anh được UBND tỉnh cho phép các huyện tuyển dụng bổ sung.
Trong năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc đảm bảo các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo, các chuẩn được ban hành; phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp.
Theo đó, sẽ sắp xếp, điều chuyển cán bộ, giáo viên, nhân viên từ nơi thừa sang nơi thiếu để khắc phục tình trạng thừa, thiếu hiện nay đối với các trường Tiểu học, THCS; bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính của 8 trường THPT giải thể, sáp nhập năm 2019, hoàn thành trong tháng 8/2019.
Trên cơ sở rà soát thực tế, ngành giáo dục sẽ tham mưu với UBND tỉnh Thanh Hóa kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên hiện còn thiếu so với quy định.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
"Đòn bẩy" cho chương trình giáo dục phổ thông mới Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, mô hình trường học mới (MHTHM) được nghiên cứu triển khai ở cấp tiểu học từ 12/2012 đến 5/2016. Mối quan hệ giữa GV với HS, nhà trường với cộng đồng, môi trường học tập cải thiện theo hướng tích cực Từ năm học 2016-2017 đến nay, MHTHM được thực...