UAV bầy đàn: Nga – Ukraine đốt nóng trò “mèo vờn chuột” quyết liệt
Giới chuyên gia dự đoán, trong năm 2025, việc ứng dụng máy bay không người lái trong tác chiến sẽ tiếp tục vươn lên một dấu mốc mới với chiến thuật tấ.n côn.g bầy đàn của Nga và Ukraine.
Các nhà sử học tương lai có thể sẽ gọi cuộc chiến Nga-Ukraine là “Cuộc chiến máy bay không người lái” vì vai trò then chốt của UAV trong gần 3 năm qua.
Trong những tháng đầu của cuộc chiến, những cái tên như máy bay không người lái Orlan-10 của Nga và Bayraktar TB-2 của Ukraine gây bão trên chiến trường.
Nga và Ukraine liên tục cải tiến công nghệ, trong khi Kiev nhận được sự hỗ trợ liên tục từ phương Tây, tạo ra trò “mèo vờn chuột” trong suốt những năm qua. Các mẫu UAV mới liên tiếp được tung ra, cũng như các biện pháp đối phó.
Khi chiến sự bước sang năm 2025, công nghệ UAV được dự đoán sẽ tiếp tục được nâng cấp, với cả hai bên ngày càng áp dụng nhiều hơn công nghệ tấ.n côn.g theo kiểu bầy đàn.
Tác chiến dùng UAV tấ.n côn.g “bầy đàn” được xem là một trong những chiến thuật tác chiến mới trong tương lai. Trong nhiều trường hợp, các UAV chỉ sở hữu kích thước nhỏ, nhưng lại được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như hệ thống trinh sát, tác chiến điện tử hoặc thậm chí mang theo thuố.c nổ để biến thành UAV “cảm tử”.
Một nhóm máy bay không người lái số lượng lớn lao vào mục tiêu có thể làm rối loạn lá chắn phòng không và gây ra sức sát thương lớn trong khi giá thành của chúng không cao. UAV “bầy đàn” được xem là một trong những thách thức lớn và đặc biệt của tác chiến hiện đại.
Công nghệ UAV bầy đàn cho phép nhiều máy bay không người lái hoạt động như một nhóm phối hợp thay vì những thực thể riêng lẻ.
Chúng có tiềm năng mang lại lợi thế đáng kể, đặc biệt trong việc điều phối các cuộc tấ.n côn.g và chia sẻ thông tin theo thời gian thực. Đối với một nhóm đơn giản, một UAV có thể quan sát và cung cấp thông tin cho các UAV khác thực hiện tấ.n côn.g, giúp tối ưu hóa hiệu quả.
UAV ngày càng trở nên nguy hiểm trên chiến trường (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).
Các bầy đàn tiên tiến hơn sẽ tự động hóa phần lớn quy trình này, ví dụ như khi một UAV phát hiện hệ thống chống máy bay không người lái, nó có thể chia sẻ chi tiết mối đ.e dọ.a với cả nhóm. Cả bầy đàn sau đó có thể tự động né tránh để tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, các thuật toán tự động hóa này yêu cầu khả năng ra quyết định đồng bộ nhưng phân tán trong môi trường liên tục thay đổi, thường đối mặt với biện pháp gây nhiễu từ đối phương. Nhận thức được những thách thức này, nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh vào công nghệ bầy đàn và tăng cường các biện pháp đối phó.
Xu hướng phát triển của UAV bầy đàn sẽ được tiếp sức bởi một yếu tố đặc biệt: Trí tuệ nhân tạo (AI), theo các chuyên gia công nghệ.
AI có thể góp phần giảm bớt các yêu cầu có tính truyền thống, ví dụ như cần một người điều khiển mỗi chiếc UAV. AI cũng có thể làm gia tăng hiệu quả tác chiến của một đội quân nhờ khả năng tính toán nhanh, đưa ra phương án tấ.n côn.g hiệu quả và chủ động hơn.
UAV bầy đàn tích hợp AI có thể tự đán.h giá môi trường xung quanh, chia sẻ dữ liệu mục tiêu với các UAV khác. Chúng sẽ đưa ra các quyết định ưu tiên nhiệm vụ mà không cần giao tiếp liên tục với trạm điều khiển.
Tiến bộ này giải quyết đáng kể lỗ hổng quan trọng trong các hệ thống tấ.n côn.g dựa trên bầy đàn, vốn thường bị áp đảo bởi các chiến thuật tác chiến điện tử làm gián đoạn hệ thống liên lạc.
Trên thế giới, hàng loạt bằng sáng chế về công nghệ AI tích hợp trên UAV đã được cấp trong vài năm qua, cho thấy việc các tập đoàn công nghệ quốc phòng hàng đầu đang chú ý tới tiềm năng của chiến thuật mới như thế nào.
Samuel Bendett, chuyên gia tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, cho biết các hệ thống điều khiển UAV bằng AI có thể vẫn sẽ cần con người tham gia để ngăn hệ thống mắc lỗi trong việc lựa chọn mục tiêu. Mặc dù vậy, việc ứng dụng công nghệ mới vẫn mang lại rất nhiều lợi ích
Trò “mèo vờn chuột” của Nga – Ukraine
Các UAV của Ukraine (Ảnh: AFP).
Hiện tại, Ukraine phát triển công nghệ bầy đàn nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ khả năng ra quyết định của cả nhóm UAV.
Trong năm qua, Ukraine đã triển khai các bầy đàn từ 3 đến 10 UAV để tấ.n côn.g Nga, mặc dù mức độ phối hợp tự động giữa các thiết bị này vẫn chưa rõ ràng. Theo xu hướng hiện tại, quy mô bầy đàn và mức độ tự động hóa của chúng dự kiến sẽ tăng trong năm 2025.
Vào tháng 7 năm ngoái, theo Reuters, một số công ty khởi nghiệp Ukraine đã bắt đầu phát triển hệ thống AI để giúp điều khiển đội UAV, trong nỗ lực chạy đua để giành được lợi thế về công nghệ trong chiến đấu.
Một công ty đang nghiên cứu lĩnh vực này là Swarmer, bên phát triển phần mềm liên kết các máy bay không người lái trong một hệ thống. Với phần mềm, Swarmer kỳ vọng có thể giúp bầy đàn UAV thực hiện cuộc tấ.n côn.g tự động khi được người điều khiển “bật đèn xanh”.
Giám đốc điều hành Swarmer Serhiy Kupriienko cho biết, phần mềm có thể điều phối cùng lúc 10-20 UAV hoặc robot chiến đấu, điều mà con người khó có thể thực hiện được một cách hiệu quả.
Ông Kupriienko nói rằng trong khi con người gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động điều phối 5 máy bay không người lái cùng lúc, thì AI sẽ có thể xử lý hàng trăm chiếc.
Reuters dẫn nguồn tin nói rằng, Ukraine dường như đã dùng AI trong các vụ tấ.n côn.g bằng UAV tầm xa vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Một quan chức Ukraine giấu tên nói với Reuters rằng các cuộc tấ.n côn.g đôi khi có sự tham gia của một bầy đàn khoảng 20 máy bay không người lái.
Max Makarchuk, trưởng nhóm AI của Brave1, một công ty công nghệ quốc phòng do chính phủ Ukraine thành lập, cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu ý tưởng rằng trong tương lai gần, sẽ không cần phải duy trì kết nối giữa UAV và người điều khiển trên tiề.n tuyến”.
Theo ông Makarchuk, tỷ lệ UAV bắ.n trúng mục tiêu đang liên tục giảm. Hầu hết các đơn vị UAV hiện có tỷ lệ tấ.n côn.g là 30-50%, trong khi đối với các người điều khiển mới, tỷ lệ này có thể thấp tới 10%.
Ông dự đoán rằng nhóm UAV do AI vận hành có thể đạt tỷ lệ bắ.n trúng khoảng 80%.
Trong khi đó, Nga cũng không ngồi yên. Alexei Rogozin, một nhân vật quan trọng trong ngành công nghiệp drone và hàng không của Nga, gần đây cho biết Moscow sẽ bắt đầu tăng tốc triển khai các hệ thống bầy đàn trong năm nay để tạo ưu thế trên chiến trường.
Nga đã bắt đầu sử dụng chiến thuật UAV bầy đàn từ năm ngoái. Nga thường dùng UAV mồi nhử giá rẻ như Gerbera để làm quá tải hệ thống phòng không của phía Kiev, theo cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR).
Trong một cuộc tấ.n côn.g, Nga sẽ dùng UAV giá rẻ đán.h ồ ạt theo từng đợt, làm phòng không Ukraine bị kéo căng để đối phó, sau đó phóng ra UAV uy lực hơn hoặc tên lửa vào mục tiêu quan trọng của đối phương.
Các UAV giá rẻ có thể chiếm tới hơn 50% số UAV tham gia một đợt tấ.n côn.g. Ngoài tác dụng làm rối loạn hệ thống phòng thủ của Ukraine, nó còn đảm nhận nhiệm vụ thu thập thông tin về vị trí các tổ hợp phòng không của Kiev để Moscow có thể tấ.n côn.g phá hủy hiệu quả hơn.
Chạy đua ứng phó
Ba UAV Gerbera của Nga (Ảnh: Defense Express).
Việc công nghệ UAV biến đổi không ngừng trong những năm qua là điều không phải bàn cãi. Do Nga và Ukraine liên tục tung ra công nghệ tấ.n côn.g và phòng thủ mới, vì vậy việc vũ khí cũng phải thay đổi theo thực tế chiến trường là điều phù hợp với xu hướng.
Với công nghệ UAV bầy đàn, cả Nga và Ukraine đều triển khai các hệ thống phòng thủ chống UAV phân theo nhiều lớp, bao gồm các biện pháp động học và phi động học.
Hệ thống phi động học sử dụng tác chiến điện tử để khai thác lỗ hổng trong tín hiệu điều khiển và định vị của UAV. Tuy nhiên, những hệ thống này thường chỉ hiệu quả trong vài tuần, sau đó các UAV sẽ được cập nhật để khắc phục lỗ hổng.
Những hệ thống này được kết hợp với các hệ thống phòng thủ, sử dụng đạn để vô hiệu hóa UAV. Chúng đang được tích hợp vào mạng phòng không tầm ngắn với các hệ thống nhỏ hơn được triển khai tới các đơn vị tiề.n tuyến.
Phòng thủ truyền thống của Nga và Ukraine sẽ gặp nhiều thách thức khi đối đầu với UAV bầy đàn. Dù các hệ thống phi động học có khả năng vô hiệu hóa các nhóm UAV quy mô lớn, như Nga từng làm trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, công nghệ bầy đàn làm phức tạp cách tiếp cận này bằng cách yêu cầu gây nhiễu đồng thời nhiều dải tín hiệu.
Các bầy đàn thường hoạt động theo mạng lưới nút thắt, cho phép một UAV nhận thông tin quan trọng từ các UAV ngay cả khi một kênh liên lạc bị gây nhiễu. Khoảng cách ngắn giữa các UAV giúp tín hiệu mạng giữa chúng khó bị đứt gẫy, khiến việc gây nhiễu trở nên khó khăn hơn.
Các hệ thống động học cũng gặp khó khăn, vì chúng chỉ có thể nhắm mục tiêu một số lượng hạn chế UAV cùng lúc. Điều này buộc hệ thống phải ưu tiên UAV nào cần tấ.n côn.g, trong khi các drone khác trong bầy điều chỉnh quỹ đạo bay để né tránh bị nhắm mục tiêu.
Ngoài ra, để đối phó với UAV bầy đàn, nhiều công nghệ mới đã bắt đầu được thử nghiệm, ví dụ dùng laser. Hệ thống laser có thể tiê.u diệ.t hoặc làm hỏng các UAV khi chúng tiếp cận các mục tiêu. Laser hoạt động nhanh và có thể phá hủy các UAV nhỏ trong phạm vi ngắn.
Các bên cũng bắt đầu phát triển radar chuyên dụng để phát hiện mục tiêu cỡ nhỏ số lượng lớn để lực lượng phòng không có chiến lược đán.h chặn nhanh chóng.
Một biện pháp khác chính là dùng UAV trị UAV. Cả Nga và Ukraine đều phát triển UAV đán.h chặn máy bay không người lái của đối phương ngay trên không. UAV đán.h chặn loại này có thể được trang bị hỏa lực hoặc thiết bị gây nhiễu.
Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày
Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức.
"Đây là cuộc chiến cần phải chấm dứt, và tôi nghĩ ông ấy có thể làm được điều đó trong thời gian tới", ông Kellogg nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. Theo đặc phái viên hòa bình Ukraine do ông Trump chọn, đội ngũ của vị tổng thống đắc cử Mỹ sẽ nỗ lực tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho cả Nga và Ukraine.
"Tôi nghĩ họ sẽ tìm ra giải pháp khả thi trong thời gian tới. Hãy đặt mục tiêu là 100 ngày", ông Kellogg cho hay. Ông Kellogg không nêu chi tiết về bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào đang được chính quyền Mỹ mới xem xét.
Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong 100 ngày
"Mọi người cần phải hiểu rằng, ông ấy không cố gắng trao cho ông Putin hay người Nga bất cứ điều gì, ông ấy thực sự đang cố gắng cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của họ. Ông ấy sẽ đảm bảo rằng đó là một giải pháp công bằng và bình đẳng", ông Kellogg nói.
Trong bài phát biểu, ông Kellogg cũng khen ngợi ông Trump vì sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cho rằng việc Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chối làm việc với nhà lãnh đạo Nga là "sai lầm lớn".
Ông Keith Kellogg, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn làm đặc phái viên hòa bình Ukraine. ẢNH: AFP
Theo The Kyiv Independent, những phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố rằng ông sẽ không khởi động các cuộc đàm phán hòa bình cho đến sau lễ nhậm chức của mình. Ông Trump sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20.1.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 7.1, ông Trump đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Biden về việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và nói rằng việc Mỹ ủng hộ mong muốn gia nhập NATO của Ukraine là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.
Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ông nhiều lần nói rằng ông sẽ đàm phán để kết thúc xung đột Nga - Ukraine ngay khi ông đắc cử. Theo The Wall Street Journal, nhóm của ông Trump đang nghiên cứu kế hoạch trì hoãn việc Ukraine gia nhập NATO ít nhất 20 năm, đổi lại phương Tây sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine để giám sát một lệnh ngừng bắ.n tiềm tàng với Nga.
Ông Trump xác nhận đang bố trí cuộc gặp với Tổng thống Putin Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 đã tiết lộ về khả năng diễn ra cuộc gặp trực tiếp giữa ông và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và ông Donald Trump trong một cuộc gặp năm 2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ông Trump chia sẻ với phóng viên của hãng Fox News: "Tổng thống...