U19 Việt Nam đối đầu U19 Thái Lan tại Bangkok Cup 2019
Là thăm may rủi đã khiến đội tuyển U19 Việt Nam sẽ đụng độ với U19 Thái Lan trong ngày ra quân tại Cup tứ hùng U19 Bangkok 2019 vào tháng 10 tới đây. Đây cũng sẽ là trận đấu đầu tiên của tân HLV Philippe Troussier dẫn dắt U19 Việt Nam thi đấu quốc tế
Cũng như King’s Cup 2019 diễn ra hồi tháng 5, lá thăm “may rủi” đã giúp đội tuyển Thái Lan chạm trán đội tuyển Việt Nam thì Bangkok Cup 2019 một lần nữa hai đối thủ đầy duyên nợ ở Đông Nam Á lại tiếp tục gặp nhau, trong khi cặp đấu còn lại là cuộc so tài giữa U19 Hàn Quốc với U19 Uzbekistan.
Xuân Tạo là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất giúp đội tuyển U19 Việt Nam đánh bại U19 Thái Lan hồi tháng 3/2019
Ngày 12/9 vừa qua, tân HLV U19 Việt Nam Philippe Troussier đã công bố bản danh sách 36 cầu thủ được triệu tập để chuẩn bị cho Vòng loại U19 Châu Á đồng thời các cầu thủ đã bước vào tập luyện trước khi chốt danh sách 23 cầu thủ tham dự chính thức.
Video đang HOT
Những gương mặt nòng cốt cho đội tuyển U19 lần này vẫn là những cầu thủ quen thuộc vừa tham dự giải U18 Đông Nam Á mới đây, cùng với sự bổ sung một số nhân tố mới như Lê Văn Đô (PVF), Hoàng Văn Toản, Giáp Tuấn Dương (CAND) hay Lê Quốc Nhật Nam (Viettel).
Cúp tứ hùng Bangkok 2019 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 10/10 đến 12/10. Trận đấu giữa U19 Thái Lan và U19 Việt Nam sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 10/10. Trước đó ba giờ đồng hồ, U19 Hàn Quốc sẽ thi đấu với U19 Uzbekistan. Hai đội giành chiến thắng sẽ bước vào trận chung kết tranh chức vô địch.
Tuy chỉ là giải đấu giao hữu ở cấp độ trẻ nhưng với người Thái, chắc chắn họ sẽ đặt rất nhiều quyết tâm ở cuộc chạm trán với U19 Việt Nam khi trong năm 2019, “Bầy Voi chiến” chỉ toàn hòa và thua “đội tuyển Rồng vàng” ở mọi cấp độ đội tuyển. Riêng lứa U19, Thái Lan cũng nhận thất bại 0-1 trước Việt Nam ở giải giao hữu quốc tế hồi tháng ba.
Theo Sông Lam (Dantri)
Buồn nhiều hơn vui
Cựu HLV đội tuyển Nhật Bản Philippe Troussier vừa đồng ý trở thành HLV đội tuyển U19 Việt Nam, đó quả là một tin rất vui. Nó cho thấy vị thế của bóng đá Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện được tầm nhìn và quyết tâm đầu tư của VFF, đặc biệt là với bóng đá trẻ.
Nhưng vui cho cái chung, thì lại buồn cho một phần khác của bóng đá Việt Nam. Cái ghế mà ông Troussier vừa tiếp quản vốn từng được HLV Hoàng Anh Tuấn ngồi suốt từ năm 2015 đến nay, trước khi nhà cầm quân người Khánh Hòa từ chức sau thất bại ở giải U18 Đông Nam Á vừa qua.
Nếu cho rằng bóng đá Việt Nam đang tiến bộ, thì có lẽ cũng phải thấy đáng lo khi các HLV Việt Nam hiện nay đều mất đi sự tín nhiệm ở môi trường mà lẽ ra thuộc về họ.
Ở cấp độ đội tuyển, xung quanh HLV Park Hang-seo là 4 trợ lý người Hàn Quốc giữ những vị trí quan trọng nhất. Sự có mặt của các HLV Việt Nam chủ yếu giữ vai trò hô hào, quản lý nội bộ hoặc chuyên trách thủ môn. Bây giờ, đến đội U19 cũng giao cho HLV ngoại và có thể sắp đến là U16.
Dùng chuyên gia ngoại đương nhiên là an tâm. Họ là những người chuyên nghiệp, nhận lương cao và làm việc hết sức. Những gì mà HLV Park Hang-seo đã làm, càng cho thấy giá trị của người đứng đầu tài năng ra sao. Cũng đội tuyển đó, dưới tay HLV Nguyễn Hữu Thắng khác, bây giờ khác.
Hoặc đội U22 đá hồi đầu năm rất kém khi còn HLV Quốc Tuấn làm, nhưng với HLV Park Hang-seo thì đã thắng U22 Trung Quốc ngay trên sân khách. Nhưng công bằng mà nói, không phải dùng chuyên gia ngoại là tốt, hoặc bảo đảm thành công dài hạn. Những Lippi, Guus Hiddink nổi tiếng cũng chưa giúp cho bóng đá Trung Quốc tốt hơn. HLV nội vẫn có vai trò riêng, đặc biệt là với bóng đá trẻ, bởi sự gần gũi về tâm lý và sinh hoạt.
Chính vì thế, nếu HLV nội không đủ khả năng và uy tín để dẫn dắt một đội tuyển trẻ thì đó là một câu chuyện không vui chút nào. Không ai biết ông Troussier có thành công với đội U19 hay không, nếu ông ta thất bại, liệu VFF có can đảm quay lại với HLV nội? Nếu thế, ai sẽ làm tốt hơn ông Tuấn?
Nói đi cũng phải nói lại, đúng là chất lượng của HLV nội có vấn đề và thực tế cũng đang dần khan hiếm. V-League hiện có nhiều HLV trẻ, nhưng tạo ra được thành tích nổi bật thì lại ít. Thành công như ông Chu Đình Nghiêm tại Hà Nội cũng nhờ sở hữu một đội hình quá mạnh. Những gương mặt mới như Vũ Hồng Việt, Nguyễn Đức Thắng, vẫn chờ thời gian kiểm chứng. Trong khi đó, cựu HLV đội tuyển Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đã chuyển sang làm quản lý.
HLV ngoại được trọng dụng phần lớn nhờ vào chất lượng công việc và các yếu tố chuyên môn mới mẻ mà họ đem đến cho bóng đá Việt Nam. Trong khi đó, các HLV người Việt cho đến nay hầu như tự học, đi thi lấy bằng rồi chuyển sang thực địa cầm quân.
Trường hợp của HLV Hoàng Anh Tuấn, tự sang châu Âu du học, đạt chứng chỉ Pro, là hiếm hoi. Lẽ ra các HLV trẻ hiện nay có nhiều điều kiện hơn thời của Lê Thụy Hải, Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phú ..., nên dành thêm thời gian tu nghiệp thay vì lao vào nghề quá nhanh. Đó chính là giới hạn của HLV nội, khiến họ thất bại khi nhận những thách thức ở đẳng cấp cao, đồng thời cũng khiến bóng đá Việt Nam lệ thuộc nhiều hơn vào thầy ngoại.
Theo SGGPO
Đây! Với người này, Việt Nam đã hết hẳn "hội chứng sợ Thái" Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, ĐT Việt Nam nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung đã không còn sợ Thái Lan như trong quá khứ. Đã hơn 1 lần HLV Park Hang-seo tuyên bố trước truyền thông rằng bóng đá Việt Nam "không còn sợ Thái Lan". Không chỉ ông Park mà truyền thông Thái Lan cũng cay...