Ù tai là bệnh gì, có đáng lo?
Ù tai là vấn đề hay gặp, có thể ù ở một hoặc cả hai tai. Ù tai có thể xảy ra do một số tình trạng như mất thính lực, tổn thương tai hoặc rối loạn mạch máu.
Các nguyên nhân gây ù tai
Ù tai có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp ở những cá nhân tiếp xúc âm thanh lớn thường xuyên, có thể gây tổn thương các tế bào lông nhạy cảm ở tai trong. Hiện tượng này cũng do một số nguyên nhân khác như viêm mê nhĩ, lão hóa, căng thẳng, quá nhiều ráy tai, tăng huyết áp, rối loạn thần kinh cảm thụ…
Các hoạt động như hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hoặc cafein, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc kháng sinh có thể khiến hiện tượng ù tai trở nên trầm trọng hơn.
Ù tai có thể do tai hoặc do các bệnh lý nội khoa khác: Đây là tình trạng ù tai hay gặp nhất, xảy ra khi không có âm thanh vật lý nào đến tai và chỉ có bệnh nhân mới nghe thấy.
Nếu bị ù tai to hoặc kéo dài có thể gây mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng.
Với các nguyên nhân do tai thì ù tai thường đi cùng với nghe kém, tuy nhiên cũng có thể gặp ở các bệnh nhân có sức nghe bình thường.
Ngoài ra ù tai chủ quan có do liên quan đến các bệnh lý nội khoa khác, bao gồm: thiếu vitamin, thiếu kẽm, các bệnh lý như đột quỵ, đái tháo đường, tuyến giáp, tăng lipid máu và các rối loạn hệ thần kinh như bệnh xơ cứng rải rác, chấn thương vùng đầu hoặc viêm màng não.
Ù tai cũng có thể là biến chứng của một số loại thuốc điều trị gây độc đến tai như các thuốc nhóm NSAIDs, quinine, thuốc lợi tiểu quai, các thuốc điều trị ung thư như Cisplatin…
Ngoài ra, ù tai còn do nguyên nhân mạch máu, thường gặp nhất là dị dạng động tĩnh mạch. Các bất thường hệ mạch cảnh như xơ vữa động mạch, túi phình động mạch, u cuộn cảnh cũng gây ù tai theo nhịp mạch đập.
Tăng huyết áp nội sọ lành tính được xem là nguyên nhân lớn gây ù tai ở các phụ nữ trẻ, có thể phát hiện tình trạng này khi soi đáy mắt và thấy phù gai thị. Các nguyên nhân khác của ù tai khách quan không theo nhịp mạch đập bao gồm giật cơ tai giữa.
Ù tai có đáng lo?
Đa số bệnh nhân chỉ bị ù tai tạm thời lúc này hay lúc khác, đặc biệt sau khi tiếp xúc với âm thanh lớn. Khoảng 10% dân số bị ù tai kéo dài và khoảng 1 % bị ù tai nặng đến mức ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ. Tỉ lệ ù tai sẽ gia tăng theo tuổi, mặc dù ù tai cũng thường gặp ở trẻ em.
Ù tai có thể một bên, hai bên hoặc sâu trong đầu, đa số cảm thấy tăng lên khi trong không gian yên tĩnh. Cảm giác ù tai có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là tiếng róc rách liên tục hoặc từng cơn, tiếng chuông, tiếng huýt gió, tiếng vo ve.
Video đang HOT
Hầu hết các loại ù tai không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chỉ gây khó chịu. Nhưng nếu ù tai to hoặc kéo dài có thể gây mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung.
Nếu bị ù tai, nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu xem vấn đề gì đang xảy ra. Nhất là khi xuất hiện tình trạng sau:
Thường xuyên ù tai.
Ù tai kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng.
Ù tai ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự tập trung.
Ù tai khiến bạn bị căng thẳng, lo lắng.
Tiếng ù tai theo tiếng mạch đập.
Ù tai sau chấn thương đầu.
Ù tai kèm theo các triệu chứng nghe và tiền đình khác (nghe kém, áp lực tai, chóng mặt).
Điều trị ù tai
Nếu bị ù tai, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Phương pháp điều trị ù tai phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu ù tai là do một số tình trạng bệnh lý gây ra thì việc điều trị bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng ù tai. Nếu ù tai là do tác dụng phụ của thuốc thì bác sĩ có thể thay đổi một loại thuốc khác cho bạn, nhưng đừng tự ý ngưng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị ù tai, nhất là các ù tai có nguồn gốc cơ học hoặc ù tai kèm theo điếc dẫn truyền. Tùy vào nguyên nhân gây ù tai mà sẽ tiến hành các loại phẫu thuật khác nhau.
Các thuốc để điều trị ù tai gồm thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù. Và cũng tùy vào nguyên nhân ù tai mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.
Lấy ráy tai không đúng cách nguy hiểm như thế nào?
Thói quen thường xuyên ngoáy tai với bất kỳ đồ vật nào như bút bi, chìa khóa, tăm... kể cả khi không ngứa rất hay gặp.
Việc làm này khiến bạn chỉ 'đã' ngay lúc đó nhưng gây nhiều hiểm họa cho thính giác và sức khỏe.
Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai.
Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường.
Ngoài ra, ráy tai còn có tác dụng dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.
Không nên lấy ráy tai với bất kỳ đồ vật gì như bút bi, chìa khóa, tăm..
Ráy tai là gì? Có cần phải thường xuyên loại bỏ?
Ráy tai được tạo thành từ các tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi tiết ra từ ống tai và các bụi bẩn. Sau khi hình thành, ráy tai được đẩy ra bên ngoài ống tai ngoài dưới tác động của lớp nhung mao của tế bào tuyến. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai không bị nhiễm trùng.
Thông thường, ráy tai sẽ tự khô và xảy ra hiện tượng bong tróc ở tai ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm.
Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn. Vì thế, chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng.
Tác hại việc lấy ráy tai không đúng cách
Xước ống tay, gây viêm nhiễm
Ngoáy tai có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai
Việc ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Khi vết thương xuất hiện trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài ra còn làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém.
Gây thủng màng nhĩ, mất thính lực
Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực. Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày nếu sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan tỏa vào các vùng cận kề kề. Một số trường hợp nặng còn có thể gây viêm tai giữa.
Lây nhiễm mầm bệnh
Một số trường hợp có thói quen ngoáy tai để lấy ráy tai sau khi cắt tóc cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ dụng cụ lấy ráy tai dùng chung với nhiều người nhưng không được vệ sinh sạch sẽ.
Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực.
Cách lấy ráy tai đúng cách tại nhà
Lấy ráy tai thực hiện và các cách lấy, loại bỏ ráy tai đúng cách là vô cùng quan trọng. Để lấy ráy tai đúng cách, an toàn, hãy thực hiện:
Nhúng ướt bông gòn sạch vào nước muối sinh lý. Nằm nghiêng người sang một bên. Cho miếng bông gòn đã được làm ướt vào tai và để nguyên trong vòng 5 phút. Sau 5 phút, nằm nghiêng người lại so với hướng ban đầu để phần nước và ráy tai chảy ra ngoài. Dùng tăm bông sạch và khăn mềm để thấm và làm sạch cho tai. Tiếp tục thực hiện các bước tương tự với bên tai còn lại.
Sử dụng thuốc nhỏ tai. Các loại thuốc nhỏ tai có chứa chất chống viêm tai, thường được sử dụng khi cần lấy ráy tai khô và cứng. Cần lưu ý trong quá trình vệ sinh, lấy ráy tai để an toàn và giảm tối thiểu các rủi ro, không sử dụng các loại que nhọn hoặc tăm bông để ngoáy sâu vào trong tai.
Dùng tăm bông, bông gòn hoặc khăn mềm để lau và loại bỏ ráy tai tại phía bên ngoài sau khi vệ sinh.
Không nên lấy ráy tai quá thường xuyên. Với trẻ nhỏ, nên thực hiện với tần suất từ 2 - 3 lần/tháng.
Khi thực hiện loại bỏ ráy tai, nên tiến hành với các thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận.
Trong và sau quá trình lấy ráy tai hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tai nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán tình trạng và có hướng điều trị thích hợp.
Uống quá nhiều caffeine, chuyện gì xảy ra với sức khỏe? Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như lo lắng, mất ngủ, các vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch và rối loạn lượng đường trong máu. Caffeine, một chất kích thích phổ biến có trong cà phê, trà và nước tăng lực, được tiêu thụ rộng rãi vì tác dụng...