Tỷ phú Warren Buffett, Bill Gates đều cho rằng rèn luyện kỹ năng này giúp nâng tầm giá trị bản thân tới 50%
Giao tiếp là chìa khóa cần thiết cho các mối quan hệ nghề nghiệp và cá nhân để đi đến thành công.
Tỷ phú Warren Buffett từng nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp: “Một cách dễ dàng để trở nên đáng giá hơn ít nhất 50% so với hiện tại là trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn, cả bằng văn bản và lời nói”.
Ngay cả các tỷ phú khác như Bill Gates, Richard Branson hay nhà viên kiêm diễn giả người Mỹ Tony Robbins cũng đồng tình với quan điểm này của tỷ phú Warren Buffett. Tỷ phú Bill Gates từng có câu nói truyền động lực: “Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng bất kỳ công cụ nào giúp tăng cường giao tiếp đều có tác dụng sâu sắc, về cách mọi người có thể học hỏi lẫn nhau và cách họ có thể đạt được loại quyền tự do mà họ muốn”.
Trong khi đó, Tony Robbins cho rằng cách chúng ta giao tiếp với người khác và với chính mình sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Song một số người chưa nhận thức được những gì họ nói, cách họ nói ra và sự ảnh hưởng của giao tiếp đến cuộc sống. Họ thường mắc phải thói quen xấu và nói bất cứ điều gì nảy ra trong đầu mà không suy nghĩ.
Để tránh rơi vào tình trạng giao tiếp kém hiệu quả, bạn nên thành thục 3 kỹ năng dưới đây.
Lắng nghe thành thạo
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng ai cũng cần giỏi, bất kể họ làm nghề gì. Song trước khi trở thành người giao tiếp tốt, bạn cần thành thạo kỹ năng lắng nghe. Nếu không, bạn sẽ hạn chế khả năng giao tiếp thành công với người khác và cuối cùng đánh mất uy tín.
Mọi người tin vào những gì họ thấy hơn là những gì họ nghe được. Vì vậy, hành động của bạn trong quá trình lắng nghe là điều tối quan trọng. Chẳng hạn, khi nghe người khác nói, bạn nên chú ý đến những chi tiết quan trọng và đưa ra câu hỏi về những chi tiết này. Chúng giúp cuộc trò chuyện đi sâu và hai bên có thể khám phá được nhiều thông tin hơn.
Để tránh bỏ sót và lãng quên, bạn cũng có thể viết ra giấy những điều quan trọng mà đối phương đang nói. Điều này giúp người nói tự tin hơn và cảm thấy đang được lắng nghe thực sự.
Người lắng nghe tốt có khả năng duy trì giao tiếp bằng mắt, tập trung hoàn toàn vào người nói. Đồng thời họ có thể diễn đạt lại những gì đã nghe, đặt câu hỏi mở và thể hiện ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên nhìn chằm chằm vì điều này có thể gây khó chịu cho người đối diện.
Video đang HOT
Trước khi thành thục kỹ năng nói, bạn cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác. Ảnh: LiveAbout.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Làm chủ tính cách và khả năng truyền cảm xúc
Bạn là người “dễ nói chuyện” hay “khó gần” một phần phụ thuộc vào tính cách của bạn. Điều quan trọng là phải hiểu mức năng lượng của bạn trong quá trình giao tiếp. Bởi mức năng lượng đó tạo ra ấn tượng ban đầu đối với người khác, quyết định xem họ có nên trò chuyện với bạn hay không.
Ngoài ra trong bất kỳ tình huống nào, hãy là chính mình và thể hiện phiên bản tốt nhất của bản thân. Bạn sẽ tạo được uy tín tốt hơn nếu tính cách của bạn tỏa sáng. Người nghe sẽ cảm thấy bạn đáng tin hơn khi họ có thể nhìn nhận bạn với tính cách thật.
Bên cạnh đó, âm sắc trong giao tiếp giúp truyền đạt cảm xúc của người nói. Thông qua giọng điệu thân thiện, một câu hỏi cá nhân hay đơn giản là nụ cười, bạn sẽ khuyến khích người đối diện tham gia giao tiếp cởi mở và trung thực. Bạn cũng đừng quên thể hiện thái độ lịch sự trong khi giao tiếp.
Người giao tiếp khéo léo biết cách điều chỉnh giọng điệu một cách có chủ đích với từ ngữ phù hợp. Điều này cho phép họ truyền đạt chính xác những gì họ muốn.
Thái độ tích cực cùng giọng nói tươi vui giúp người đối diện chú ý lắng nghe hơn. Ảnh: Harvard University.
Thành thạo khả năng nói trước công chúng
Bạn không nên lười biếng trong khi giao tiếp, ngay cả với những cuộc hội thoại ngắn như nhắn tin. Bạn cần đảm bảo những gì được nói ra có ý nghĩa và không phải từ ngữ sáo rỗng. Người giao tiếp giỏi tôn trọng sức mạnh của lời nói và học cách giao tiếp với sự chính xác, chu đáo.
Ngoài ra, giao tiếp tốt nghĩa là nói vừa đủ, không quá nhiều hoặc quá ít. Nếu nói quá lan man, người nghe sẽ không nắm được trọng tâm thông tin đang truyền đạt. Ngược lại, thông tin quá ít sẽ tạo sự nhàm chán, khiến cuộc trò chuyện nhanh chóng kết thúc.
Người giao tiếp tốt tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào với sự linh hoạt và cởi mở. Hãy cởi mở để lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác, thay vì chỉ đơn giản là truyền tải thông điệp của bạn.
Không chỉ lời nói, ngôn ngữ cơ thể còn là cách truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Ngôn ngữ cơ thể là yếu tố quan trọng khi tạo ấn tượng đầu tiên, tác động đến thông điệp của người nói và chiếm được lòng tin của người nghe.
Điều quan trọng là phải lựa chọn từ ngữ cẩn thận và khôn ngoan, lắng nghe bản thân, nhận thức được những gì bạn nói và thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe. Bạn càng tạo được hiệu quả giao tiếp, bạn càng trở nên tự tin trong cuộc sống. Sự tự tin đó có thể đem về cho bạn những cơ hội làm quen với người mới hay sự thăng tiến trong công việc…
Không chỉ lời nói, ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố quan trọng giúp đạt hiệu quả giao tiếp. Ảnh: Forbes.
Giáo dục kĩ năng sống, phòng chống bạo lực cho trẻ khuyết tật
Mong muốn trẻ khuyết tật hòa nhập, không mặc cảm với số phận, giáo viên giáo dục các em kĩ năng sống, cách phòng chống bạo lực...
Các em nhỏ tại Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum được tham quan, giáo dục kĩ năng tại siêu thị.
Giúp trẻ khuyết tật tự tin, mạnh dạn
Rèn luyện kỹ năng, đạo đức lối sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Đặc biệt là với trẻ chậm phát triển trí tuệ - tự kỉ thì việc giáo dục lại càng quan trọng, cần thiết. Cũng vì thế việc dạy dỗ, giáo dục lại khó khăn hơn so với những trẻ bình thường. Nếu các em được quan tâm, hỗ trợ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn để tự lập, hòa nhập xã hội.
Cô Mai Thị Dung, Hiệu trưởng điểm trường Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum - Trường Tiểu học Quang Trung cho biết, năm học 2022-2023 có 50 trẻ khuyết tật theo học. Học sinh nơi đây chủ yếu bị đa khuyết tật, như: khuyết tật vận động, trí tuệ...
Theo cô Dung, với những đứa trẻ "đặc biệt" ở đây, thầy cô không chỉ dạy kiến thức còn hỗ trợ, giúp đỡ để các em có thể hòa nhập với xã hội. Do đó, đan xen với kiến thức dạy trên trường giáo viên còn giới thiệu cho các em biết về Thế giới bên ngoài. Những năm qua, nhà trường cũng phối hợp, tổ chức cho các em đi tham quan, mua sắm... nhằm mở mang kiến thức và phát triển năng lực của bản thân.
"Khi được tham quan, mua sắm học sinh rất vui và thích thú. Giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách chi tiêu, mua sắm những vật dụng thiết yếu cho bản thân. Từ đó giáo dục học sinh cách tính toán, sử dụng đồng tiền một cách hợp lý", cô Dung nói.
Cũng theo cô Dung, bước vào năm học mới này cô dự định sẽ tổ chức cho học sinh khuyết tật đến tìm hiểu về cơ quan hành chính, nhà nước và tham quan di tích lịch sử. Qua đó, cho học sinh biết mỗi cơ quan hành chính có một nhiệm vụ khác nhau, như: liên quan đến vấn đề an ninh trật tự - xã hội và quản lý nhân thân thì đến Công an....Bên cạnh đó, các em biết được quyền lợi của mình như thế nào, khi bị xâm hại... sẽ phải liên hệ cho ai, cơ quan nào để được hướng dẫn, xử lý.
Quyền lợi công dân của người khuyết tật
Những em nhỏ ở Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội giao lưu với học sinh trường THCS-THPT Liên Việt.
Cô Dung cũng dự định, cận kề ngày 22/12 nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh tham quan di tích văn hóa, cầu treo KonKlor, ngục Kon Tum... Từ những hoạt động này thầy, cô muốn học sinh tự tin, mạnh dạn và biết được quyền lợi của mình khi ra ngoài xã hội.
"Tôi muốn cho học sinh tìm hiểu, khám phá Thế giới xung quanh chứ không chỉ gói gọn trong trường học. Hiện tại nhà trường, giáo viên có thể hỗ trợ các em nhiều thứ. Tuy nhiên, về lâu về dài thầy cô không thể đồng hành, giúp đỡ học sinh được nên muốn hướng dẫn, giáo dục để các em chủ động trong mọi việc. Đến khi ra đời các em sẽ có những kĩ năng nhất định và không trở thành gánh nặng của xã hội. Đặc biệt người khuyết tật cũng có các quyền lợi của công dân", cô Dung tâm sự.
Không chỉ vậy, trong quá trình dạy kiến thức trên trường lớp, giáo viên còn giáo dục học sinh cách tự phục vụ bản thân, như: tự vệ sinh cá nhân, tắm, giặt, đi dép đúng bên, sắp xếp sách vở, đánh răng, rửa mặt... Thế nhưng, vấn đề này tuy đơn giản nhưng lại khá khó khăn với những đứa trẻ khiếm khuyết.
Theo cô Trần Thị Quyên, giáo viên Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum tâm sự, trẻ khuyết tật cũng có quyền học tập, vui chơi như bao trẻ em khác. Nhưng việc học của trẻ khiếm khuyết lại có sự khác biệt so với trẻ em bình thường. Do bị hạn chế về trí tuệ nên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân.
Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các môn vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Do đó, trẻ khuyết tật luôn được học tập theo chương trình phù hợp với trình độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phát triển theo chiều hướng khác so với trẻ bình thường.
Cô Quyên bộc bạch, hàng ngày và hàng tuần giáo viên đều nhắc nhở học sinh những kiến thức cơ bản và kĩ năng sống - giao tiếp, ứng xử. Thế nhưng chỉ được ít hôm các em lại quên.
"Với những đứa trẻ bình thường thì việc hướng dẫn cách tự phục vụ bản thân sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Thế những với trẻ khuyết tật thì việc này khá khó khăn và đòi hỏi kéo dài trong nhiều ngày. Do đó, cần sự kiên trì, nhẫn nại và yêu trẻ của giáo viên", cô Quyên tâm sự.
HV Tài chính thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ với K57, SV lo lắng, hoang mang 'Chúng em phải thi chuẩn đầu ra 4 kỹ năng mà điểm số tối thiểu cần đạt của các kỹ năng đó được quy định rất cao so với năm trước', Vũ L. cho hay. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của một số sinh viên Học viện Tài chính về việc nhà trường thay đổi quy...