Tỷ phú Elon Musk ủng hộ ý tưởng Mỹ thâu tóm Greenland
Người giàu nhất thế giới ủng hộ ý tưởng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc Washington kiểm soát đảo lớn nhất thế giới Greenland.
Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Getty).
“Nếu người dân Greenland muốn trở thành một phần của nước Mỹ, điều mà tôi hy vọng họ sẽ làm, họ sẽ được chào đón nhiều nhất!”, tỷ phú Elon Musk bình luận trên tài khoản X ngày 12/1.
Bình luận của tỷ phú Musk được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đặt vấn đề Mỹ mua lại Greenland, đảo lớn nhất thế giới và là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.
Ông Trump mô tả việc sở hữu Greenland là “tuyệt đối cần thiết đối với an ninh quốc gia”. Ông tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp quân sự để buộc Greenland sáp nhập.
Tổng thống đắc cử lần đầu tiên đề xuất mua Greenland trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2019, nhưng ý tưởng này không thành công do vấp phải sự phản đối của cả Greenland và Đan Mạch.
Lãnh đạo Greenland Mute Egede đã bác bỏ khả năng bán hòn đảo này cho Mỹ, nhưng cuối tuần trước cho biết Greenland sẵn sàng đàm phán với chính quyền sắp tới của ông Trump. Ông nói: “Hòn đảo của chúng tôi không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán. Chúng tôi có khát vọng độc lập, khao khát làm chủ ngôi nhà của chính mình. Đây là điều mà mọi người nên tôn trọng”.
Theo ông Egede, những tuyên bố của ông Trump là “nghiêm túc” nhưng “Greenland thuộc về người dân Greenland”. Ông lưu ý rằng hợp tác quốc tế với các đồng minh là rất quan trọng và hòn đảo này sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ trong tương lai.
Trang Axios dẫn nguồn thạo tin ngày 11/1 cho biết, chính phủ Đan Mạch muốn tránh xung đột công khai với chính quyền Mỹ tương lai và đã kêu gọi các thành viên trong nhóm của ông Trump làm rõ những tuyên bố gần đây liên quan đến việc Washington sẽ tìm cách mua lại đảo tự trị Greenland.
Các nguồn tin cho biết, trong thông điệp được chuyển tới nhóm của ông Trump, chính phủ Đan Mạch đã nói rõ rằng Greenland không phải để bán nhưng bày tỏ sẵn sàng thảo luận về bất kỳ yêu cầu nào khác của Mỹ đối với hòn đảo này.
Video đang HOT
Về phần mình, Phó Tổng thống đắc cử Mỹ J.D Vance nói rằng Washington không nhất thiết phải sử dụng biện pháp quân sự để sở hữu Greenland. Theo ông, có “cơ hội thực sự để Mỹ nắm quyền lãnh đạo” đảo lớn nhất thế giới này.
“Điều mà mọi người luôn phớt lờ là chúng tôi đã có quân ở Greenland. Greenland thực sự quan trọng đối với Mỹ về mặt chiến lược. Nó có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời”, ông cho biết.
Ông nói thêm: “Chúng ta cũng cần chắc chắn rằng Greenland được đảm bảo đúng mức từ góc độ an ninh, nhưng thực sự mà nói Đan Mạch chưa làm đủ để bảo vệ Greenland”.
Phó Tổng thống đắc cử cho hay: “Tôi nghĩ thực sự có một cơ hội thực sự ở đây để chúng ta nắm quyền lãnh đạo để bảo vệ an ninh nhằm đảm bảo những nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kinh ngạc đó được phát triển và đó là điều Tổng thống đắc cử Donald Trump rất giỏi. Ông ấy rất giỏi trong việc thực hiện các giao dịch và tôi nghĩ sẽ có một thỏa thuận ở Greenland”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ sắp nhậm chức Mike Waltz hôm qua cũng nhấn mạnh, ông Trump để ngỏ mọi phương án liên quan đến lợi ích ở Greenland và kênh đào Panama.
Giới công nghệ góp phần định hình chính sách của chính quyền Trump 2.0
Chính quyền Trump 2.0 sẽ có sự góp mặt của nhiều đại diện từ giới công nghệ, những người sẽ góp phần định hình chính sách của nước Mỹ trong 4 năm tới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk trong một cuộc vận động bầu cử ở bang Pennsylvania, tháng 10/2024 (Ảnh: Reuters).
Trước khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có quanh mình một nhóm trợ thủ đắc lực: Một nhóm tỷ phú và triệu phú công nghệ. Nhóm nhân vật này đang dần định hình các chính sách của chính quyền Trump 2.0.
Không chỉ là liên minh chính trị, nhóm còn chia sẻ các mối quan hệ xã hội, kinh tế và có tư tưởng tương đồng. Trong số đó, tỷ phú Elon Musk được coi là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất. Một số cái tên khác bao gồm chuyên gia đầu tư David Sacks - người sẽ là cố vấn của ông Trump về công nghệ, trí tuệ nhân tạo và tiề.n điện tử - và cựu CEO PayPal Peter Thiel, người đã là đồng minh của ông Trump trong nhiều năm.
Họ là đại diện của một nhóm có quan điểm cánh hữu đã thành hình trong lòng giới công nghệ, vốn có xu hướng tự do. "Họ đã biến lợi nhuận thành quyền lực", ông Rob Lalka, giáo sư tại Đại học Tulane (Mỹ), nói với NBC News.
Những cái tên trong chính quyền mới
Các ứng viên được ông Trump lựa chọn vào các vị trí trong nội các chủ yếu vẫn là giới chính trị gia - bao gồm các nghị sĩ, thống đốc bang và những người giúp đỡ ông Trump thắng cử. Tuy nhiên, ở cấp độ thấp hơn, các nhân vật trong ngành công nghệ đang dần nắm giữ các vị trí quan trọng hàng đầu.
Ông Jacob Helberg, cố vấn của hãng phần mềm Palantir Technologies, được ông Trump lựa chọn cho vị trí Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường. Ông Trae Stephens, nhà sáng lập công ty công nghiệp quốc phòng Anduril và là người góp vốn tại quỹ đầu tư mạo hiểm Founders Fund của ông Thiel, đang được cân nhắc bổ nhiệm vào một vị trí trong Bộ Quốc phòng.
Ông Jim O'Neill, cựu giám đốc điều hành quỹ Thiel Foundation, được đề cử vào vị trí Thứ trưởng Y tế. Ông Trump đề cử cựu quản lý cấp cao Uber Emil Michael vào vị trí lãnh đạo bộ phận nghiên cứu của Lầu Năm Góc, cũng như lựa chọn bà Gail Slater, cố vấn kinh tế của ông Vance, vào vị trí lãnh đạo bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ.
Ông Trump đã bổ nhiệm các ứng viên có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp công nghệ nhỏ để đứng đầu Ủy ban Truyền thông Liên bang, Ủy ban Thương mại Liên bang và Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, giới công nghệ cũng có thể nắm giữ thêm các vị trí bậc trung khác trong hệ thống hành chính Mỹ.
Tuy nhiên, ông Malhotra đặt câu hỏi liệu có nhiều nhân vật trong ngành công nghệ sẵn sàng chuyển sang làm việc toàn thời gian ở khu vực công - thay vì chỉ làm việc bán thời gian - hay không. Ông Sacks được cho sẽ chỉ làm việc bán thời gian tại Nhà Trắng. Lãnh đạo ủy ban hiệu suất chính phủ cũng sẽ không phải công việc chính của Elon Musk.
"Điều này sẽ khiến quyền lực của họ bị hạn chế nhất định", ông Malhotra nói.
Tuy nhiên, giới công nghệ vẫn biết cách khẳng định ảnh hưởng của mình. Trong những ngày qua, Elon Musk đã để lại dấu ấn với việc ngăn cản một đạo luật ngân sách của Quốc hội, hay cùng ông Trump gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Ông Trump không phải tổng thống Mỹ đầu tiên có quan hệ thân cận với giới lãnh đạo các công ty công nghệ. Chính quyền Obama cũng tương đối thân thiết với giới công nghệ, đặc biệt là Google - ví dụ như cựu Giám đốc điều hành Eric Schmidt.
Tuy nhiên, những nhân vật thân cận của ông Obama và ông Trump có sự khác biệt.
"Hồi năm 2008, Obama bị Big Tech dẫn dắt", ông Nathan Leamer, một chuyên gia cố vấn của đảng Cộng hòa tại Washington, nói. "Giờ đây, sự khác biệt là với ông Trump, các công ty công nghệ đi theo sự dẫn dắt của đảng Cộng hòa. Ngành công nghệ theo dõi các lãnh đạo Cộng hòa và nhận ra họ cần lao vào cuộc chơi. Nếu không, họ sẽ bị gạt bỏ".
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ông Trump và các nhân vật thân cận trong giới công nghệ (Ảnh: NBC News).
Khi "Big Tech" không chiếm ưu thế
Ông Neil Malhotra, giáo sư kinh tế chính trị tại Trường Kinh doanh Stanford, chỉ ra điều thú vị: Nhiều cái tên thân cận với ông Trump không đến từ các công ty lớn như Meta, Google, Apple và Microsoft.
"Nhóm này đặc biệt vì nhiều người đến từ lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Đầu tư mạo hiểm rất khác với nhóm 'Big Seven' trong lĩnh vực công nghệ, vốn cố gắng giữ lập trường trung dung", ông nói. "Big Seven" là thuật ngữ chỉ 7 công ty công nghệ hàng đầu: Alphabet, Amazon, Apple, Meta, Microsoft, NVIDIA và Tesla.
Cũng theo ông Malhotra, các nhà đầu tư mạo hiểm thường không quan tâm tới các vấn đề như tăng tỷ lệ các nhóm thiểu số tại doanh nghiệp. Thay vào đó, họ thường bị coi là những người sẵn sàng cạnh tranh mà không quan tâm đến cảm xúc và kiếm lợi nhuận bằng mọi giá.
Ngay cả ông Trump cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa các ông lớn công nghệ và các công ty nhỏ - vốn có sự hỗ trợ của giới đầu tư mạo hiểm.
"Trong nhiều năm qua, Big Tech đã không bị kiểm soát, tránh khỏi sự cạnh tranh từ nhóm doanh nghiệp sáng tạo nhất của chúng ta, sử dụng sức mạnh thị trường để xâm phạm quyền lợi của nhiều người Mỹ, cũng như của các công ty công nghệ nhỏ (Little Tech)", ông Malhotra nói.
Giờ đây, cả các công ty lớn cũng đã lao vào cuộc đua lấy lòng ông chủ tương lai của Nhà Trắng. Meta, Amazon và OpenAI đều đã quyên góp ít nhất 1 triệu USD cho quỹ phục vụ lễ nhậm chức của ông Trump - khoản tiề.n ông Trump có thể sử dụng tùy ý muốn.
Với hàng loạt nhân sự đến từ giới công nghệ, chính quyền Trump được dự báo sẽ thi hành hàng loạt chính sách có lợi cho nhóm doanh nghiệp này như giảm kiểm soát tiề.n điện tử, giảm rào cản với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo hay tạo thuận lợi cho các dự án mạo hiểm như tên lửa của SpaceX.
Một số ý kiến cho rằng giới công nghệ muốn tham gia vào chính quyền Trump vì mục đích kinh tế. Ví dụ, tài sản của Elon Musk đã tăng tới 70% từ sau cuộc bầu cử hồi tháng trước. Giá cổ phiếu của Palantir Technologies - công ty mà ứng viên thứ trưởng Ngoại giao Jacob Helberg là cố vấn - đã tăng giá gần gấp đôi.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng họ còn có động cơ khác: Chứng minh bản thân đúng.
"Tôi nghĩ họ nhận thấy đây là cơ hội để đưa những ý tưởng của mình vào thực tiễn. Mỗi cá nhân đều nghĩ về những ý tưởng của mình. Họ thực sự quan tâm tới tinh thần kinh doanh và tương lai của đất nước", ông Leamer nói.
Những tỷ phú gia tăng tài sản mạnh nhất năm 2024 Các tỷ phú này đều là chủ doanh nghiệp tại Mỹ, là những cái tên quen thuộc như Elon Musk, Mark Zuckerberg, Jensen Huang... Cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI), triển vọng tươi sáng của kinh tế Mỹ và những kỳ vọng gắn liền với chiến thắng của ông Donald Trump đã đẩy giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đi lên,...