Tỷ phú Bill Gates bất ngờ tung sơ yếu lý lịch “xịn” thời thanh xuân
Mới đây, vị tỷ phú công nghệ Bill Gates đã chia sẻ hình ảnh của sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc của mình cách đây 48 năm trên LinkedIn.
Tỷ phú Bill Gates ( William Henry Gates III) là đồng sáng lập của tập đoàn công nghệ khổng lồ Microsoft và tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu – Quỹ Bill & Melinda Gates. Tài khoản LinkedIn của ông có tới 35 triệu người theo dõi.
Tỷ phú Bill Gates.
Vào hôm thứ 6 vừa qua, người đàn ông này đã khiến những người theo dõi mình trên mạng xã hội bất ngờ khi đăng tải hình ảnh sơ yếu lý lịch gần 5 thập kỷ của mình khi ông còn học đại học. Vào thời điểm đó, nhà từ thiện – tỷ phú 66 tuổi này đang học năm nhất Đại học Harvard với đầy ắp những thành tựu.
Chia sẻ bài đăng, Bill Gates viết: “Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay đã bỏ học đại học, tôi chắc chắn rằng sơ yếu lý lịch của bạn trông đẹp hơn rất nhiều so với lý lịch của tôi 48 năm trước.”
Vào thời điểm đó, ông đã tham gia rất nhiều khóa học và “đạt điểm A” trong tất cả các khóa học đó. Trong khi hầu hết sinh viên năm nhất không có kinh nghiệm để thể hiện, lý lịch của ông hoàn toàn ngược lại.
Kinh nghiệm và thành tích học tập “khủng” của vị tỷ phú công nghệ.
Video đang HOT
Ngay dưới bài đăng, một bình luận đã thu hút rất nhiều sự chú ý với nội dung: “William H. Gates thân mến, cảm ơn bạn đã dành thời gian cân nhắc một vị trí tại Microsoft. Chúng tôi tôn trọng thành tích của bạn và đánh giá cao sự quan tâm này. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi đã quyết định lựa chọn các ứng viên khác. Chúng tôi sẽ lưu giữ tất cả thông tin của bạn trong hồ sơ; trong thời gian tới, chúng tôi có thể cân nhắc bạn cho các vị trí thích hợp. Chúng tôi chúc bạn thành công trong sự nghiệp của mình. “
Đây là phản hồi chung của các nhà tuyển dụng khi trả lời các ứng viên không vượt qua vòng hồ sơ. Bình luận này đã nhận được rất nhiều phản hồi hài hước từ cư dân mạng.
Cách Elon Musk và Bill Gates đối diện với thất bại
Những vị tỷ phú, nhà sáng lập tập đoàn công nghệ danh tiếng cũng không tránh khỏi thất bại. Tuy nhiên, họ biết cách học hỏi từ những sai lầm.
Sai lầm có hậu quả càng lớn, nhất là khi ta tự tin rằng mình đã làm đúng, bài học rút ra được càng sâu sắc. Đó là kết luận của bài nghiên cứu "Learning from errors" (Học hỏi từ lỗi lầm) do Tiến sĩ tâm lý học Janet Metcalfe của Đại học Columbia thực hiện.
Theo Inc, 2 tỷ phú công nghệ Bill Gates và Elon Musk chính là minh chứng rõ nhất cho triết lý này.
"Khi một người càng tin tưởng rằng họ đã làm đúng khi mắc sai lầm, họ càng dễ sửa chữa hơn. Điều này xảy ra là vì con người thường có xu hướng nhớ kỹ những thiếu sót mình đã mắc phải", bà Metcalfe nhận định.
Elon Musk là người kiếm được nhiều tiền nhất trong năm 2021.
Trong nghiên cứu của mình, bà Metcalfe cho rằng cách tốt nhất để học một điều mới không phải là nhẩm đi nhẩm lại những dòng chữ nhàm chán trong sách vở. Nghiên cứu đưa ra lời khuyên: "hãy đánh đố và thách thức bản thân, ta sẽ học hỏi được nhiều thứ".
Elon Musk: Thắng không kiêu, bại không nản
Trước khi đạt được những thành công nhất định tại Tesla, SpaceX và nắm trong tay hơn 300 tỷ USD, Elon Musk đã từng trải qua nhiều thất bại nặng nề. Có thể nói, những sai lầm đó chính là nhân tố quan trọng giúp CEO hãng xe điện có được thành công đáng ngưỡng mộ ngày hôm nay.
SpaceX từng khiến các nhà đầu tư hoài nghi khi ngốn tới hàng trăm triệu USD cho những lần thử nghiệm tên lửa mới. 3 tên lửa đầu tiên của công ty này đều phát nổ trước khi được phóng vào quỹ đạo.
SpaceX cán mốc 100 lần phóng thành công liên tiếp tàu vũ trụ lên trạm quỹ đạo Trái Đất vào tháng 5/2021.
Sau đó, vị giám đốc điều hành đầy tham vọng này từng công khai thừa nhận lý do 3 chuyến bay vào không gian của họ thất bại và cam kết sẽ thành công trong lần tiếp theo. Cuối cùng, tên lửa thứ 4 đã được phóng thành công và SpaceX nhận được hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD từ NASA.
Trong khi đó, Tesla từng bị Top Gear - loạt chương trình nổi tiếng về ôtô - chỉ trích nặng nề trên sóng truyền hình và miêu tả Tesla Roadster là một "thử nghiệm bất khả thi".
Elon Musk cũng thừa nhận sản phẩm đầu tiên mà Tesla tung ra là một chiếc xe thể thao thất bại. Nhưng với quỹ đạo tăng trưởng chóng mặt trong vài năm gần đây, Tesla đã đưa Musk trở thành người giàu nhất thế giới.
"Điểm khác biệt giữa những doanh nghiệp startup thành công là họ nhận ra sai sót của mình và nhanh chóng sửa chữa. Còn những doanh nghiệp thất bại lại luôn tránh né nó và cố gắng không để mắc lỗi", doanh nhân bộc bạch trong buổi phỏng vấn với đài truyền hình Bắc Kinh.
Bill Gates: Biến khó khăn thành cơ hội
Tương tự Elon Musk, nhà đồng sáng lập hãng công nghệ Microsoft có suy nghĩ đặc biệt về thất bại.
"Một khi ta không tiêu cực hóa mà xem thất bại là một báo hiệu rằng đã đến lúc phải thay đổi, ta sẽ không bị nó đánh bại. Hãy học hỏi từ sai lầm. Thành hay bại, tất cả đều do cách ta tiếp cận chúng", Bill Gates viết trong cuốn sách Business @ the Speed of Thought vào năm 1999.
Trước khi thành công với Microsoft, Bill Gates từng khởi nghiệp với công ty Traf-O-Data, giúp phân tích dữ liệu giao thông tại bang Washington nhưng phải dừng lại do thua lỗ. Sau này, chính Bill Gates cũng nhận định đây là "một ý tưởng hay nhưng mô hình kinh doanh còn nhiều thiếu sót".
Thất bại với ý tưởng khởi nghiệp đầu tay đã trở thành tiền đề giúp Bill Gates sáng lập đế chế Microsoft khổng lồ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fortune, Paul Allen - cộng sự của Gates và nhà đồng sáng lập Microsoft - chia sẻ: "Dù Traf-O-Data là một thất bại nhưng nó là bước đệm quan trọng giúp chúng tôi tạo ra sản phẩm đầu tiên của Microsoft sau này".
Thực tế đã minh chứng, sau những thất bại và nỗ lực vực dậy của Bill Gates, ông đã gầy dựng nên Microsoft, hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. "Ăn mừng thành công là tốt nhưng rút ra bài học từ thất bại còn quan trọng hơn", tỷ phú công nghệ chia sẻ.
"Ai rồi cũng mắc sai lầm. Nhưng điều quan trọng nằm ở cách ta đối diện và học hỏi được gì từ chúng", Jeff Haden, biên tập viên tạp chí Inc, kết luận.
Elon Musk, Jeff Bezos và Bill Gates mất hơn 100 tỷ USD sau 5 tháng Tài sản ròng của Elon Musk, Jeff Bezos và Bill Gates đã giảm tổng cộng 115 tỷ USD trong 5 tháng qua, hệ quả của việc cổ phiếu các công ty công nghệ giảm mạnh. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg (Bloomberg Billionaires Index), khối tài sản của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos giảm sâu nhất với 53,2 tỷ USD. Trong...