Tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 vẫn đẹp?
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 so với 2016 tăng ở quy mô cả nước và ở nhiều địa phương, tỷ lệ này đã vượt mức 99%.
ảnh minh họa
Với chủ trương nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 có tỷ lệ tốt nghiệp thấp kỷ lục, chỉ đạt 67%.
Tuy nhiên, những năm sau đó, tỷ lệ tốt nghiệp được “phục hồi” dần. 2014 – năm cuối cùng còn kỳ thi tốt nghiệp riêng biệt và song hành cùng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ – tỷ lệ tốt nghiệp đã cán mức 99% (99,09%).
Từ năm 2015, 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ và tốt nghiệp THPT được hợp nhất thành một kỳ thi THPT quốc gia, tỷ lệ tốt nghiệp THPT có giảm nhưng vẫn ở mức trên 90% và có vẻ đang trở lại xu hướng tăng dần như giai đoạn trước đó.
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 so với 2016 tăng ở quy mô cả nước và tại nhiều địa phương, tỷ lệ này đã vượt mức 99%. Điều này đã được dự báo trước dựa trên nhiều yếu tố như: Đề thi THPT quốc gia 2017 chỉ tập trung chương trình lớp 12, công thức tính điểm xét tốt nghiệp dựa trên 50% điểm trung bình của năm lớp 12 và 2017 là năm đầu tiên có số môn thi trắc nghiệm chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (8/9 môn thi).
Video đang HOT
Thực tế cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 còn tăng cao hơn dự đoán khi đề thi không chỉ nằm gọn trong chương trình lớp 12 mà còn ở mức độ dễ hơn (điểm trung bình các môn thi đều tăng và số bài thi điểm 10 tăng vọt hơn 4.000, gấp 60 lần năm 2016).
Tình hình năm 2018 sẽ khác đôi chút khi đề thi sẽ bao gồm một phần chương trình lớp 11 và ở mức độ khó hơn. Các chuyên gia nhận định nếu đề thi thật tương tự như đề thi minh họa đã được Bộ GD&ĐT công bố thì phần chương trình lớp 11 chiếm khoảng 20%-30% và số câu khó có thể chiếm đến 25%-30% đề thi.
Tuy nhiên, 2 yếu tố quan trọng sẽ giữ tỷ lệ tốt nghiệp THPT vẫn ở mức cao là công thức tính điểm xét tốt nghiệp và số môn thi trắc nghiệm chiếm gần như tuyệt đối (8/9 môn).
Thống kê của những năm trước cho thấy điểm trung bình lớp 12 của hầu hết trường THPT trên cả nước đều cao hơn điểm trung bình 4 bài thi THPT quốc gia của thí sinh khoảng 2 điểm, cá biệt một số trường THPT chênh lệch này lên đến 4 điểm, hoàn toàn có thể “kéo” được những thí sinh có điểm trung bình 4 bài thi thấp hơn 5 điểm.
Với kết quả điểm các bài thi THPT quốc gia năm 2017, nếu công thức tính điểm xét tốt nghiệp không có thành phần điểm trung bình năm lớp 12 thì tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp của cả nước chỉ đạt hơn 58%.
Từ năm 2013, khi áp dụng công thức tính điểm xét tốt nghiệp như hiện nay, phần lớn thí sinh rớt tốt nghiệp THPT chủ yếu do “vướng” điểm liệt. Thống kê những năm trước cho thấy số bài thi bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) của các môn trắc nghiệm rất thấp; ngược lại, ở các môn tự luận thì tỉ lệ này khá cao.
Chẳng hạn, khi còn thi theo phương thức tự luận, môn toán có số thí sinh bị điểm liệt rất lớn (năm 2015 hơn 20.000 bài, năm 2016 hơn 14.000 bài) nhưng khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, số bài thi môn toán năm 2017 bị điểm liệt chỉ còn hơn 1.500.
Do vậy, việc tích lũy điểm trung bình năm lớp 12 cao là một điều kiện quan trọng bảo đảm cho tốt nghiệp THPT của , còn điểm các bài thi (các môn thi) của kỳ thi THPT quốc gia là yếu tố quan trọng khi xét tuyển ĐH vì hiện hầu như tất cả trường ĐH đều áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi THPT quốc gia.
Theo Zing
Tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu vào trường sư phạm
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018 khuyến khích các trường đào tạo sư phạm mở rộng diện xét tuyển thẳng đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT chuyên của các địa phương vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải.
ảnh minh họa
Điều kiện xét tuyển là thí sinh có 3 năm học THPT chuyên của địa phương đạt học sinh giỏi; đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của mình.
Điều này cho thấy, Quy chế đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu vào của các trường đào tạo sư phạm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển sinh ngành sư phạm năm 2017 như chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo giáo viên.
Việc mở rộng diện xét tuyển thẳng vào các trường đào tạo sư phạm không có nghĩa là thu hút đủ số sinh viên theo học tại các trường. Vấn đề mà thí sinh hiện nay quan tâm, đó là nộp hồ sơ xét tuyển vào những trường đào tạo các ngành nghề mà không bị thất nghiệp sau khi ra trường.
Mặc dù nhiều thí sinh yêu thích ngành sư phạm nhưng không có nghĩa là các em nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đào tạo sư phạm. Đây là vấn đề đáng quan tâm hiện nay, bởi nếu các trường đào tạo sư phạm ít thí sinh dự tuyển bắt buộc phải thu hút bằng cách hạ điểm sàn để tuyển sinh đầu vào, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo giáo viên.
Để thu hút nhiều thí sinh nói chung và thí sinh giỏi nói riêng dự tuyển vào các trường đào tạo sư phạm thì ngành Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc đổi mới Quy chế tuyển sinh, miễn học phí... mà phải để cho thí sinh thấy được tương lai việc làm sau khi tốt nghiệp; tính cạnh tranh, lương bổng và các chế độ, chính sách khác khi các em theo nghề sư phạm.
Thừa giáo viên một phần cũng xuất phát từ cơ chế như việc thành lập quá nhiều trường đào tạo sư phạm từ cao đẳng đến đại học mà không có kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo cụ thể. Bên cạnh đó, chính sách miễn giảm học phí đã thu hút nhiều thí sinh chọn ngành sư phạm để theo học nhưng không tính đến việc làm sau khi tốt nghiệp.
Để thu hút sinh viên theo học tại các trường đào tạo sư phạm, nhất là học sinh giỏi thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Giáo dục... Bên cạnh đó, cần phải xây dựng lộ trình tăng lương cho đội ngũ giáo viên hiện nay, sao cho mức thu nhập của họ đảm bảo ổn định cuộc sống, để họ yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục...
Theo Giaoducthoidai.vn
Thi THPT quốc gia 2018: Nên chọn mấy bài thi? Năm 2017, số thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội cao hơn khá nhiều (49% tổng số thí sinh) so với chọn bài thi khoa học tự nhiên (37%). Liệu năm nay xu hướng chọn bài thi có thay đổi? Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2017 Ảnh: HOÀNG TRIỀU Từ kỳ thi THPT quốc gia 2017, học...