Tỷ lệ nhập học thấp, trường ‘hot’ cũng khó tuyển
Bức tranh tuyển sinh năm nay khó đoán định với các trường đại học. Không ít trường lo lắng khi ngày kết thúc nhập học đã cận kề mà mới chỉ có 50% thí sinh trúng tuyển nhập học.
Thí sinh tại TP.HCM đăng ký nhập học đại học năm 2022. Ảnh: Huyên Nguyễn/Lao Động
Dù Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh mới để hạn chế tỷ lệ ảo nhưng trên thực tế số lượng thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học vẫn còn nhiều.
Tỷ lệ nhập học thấp
Năm 2022, ĐH Nông Lâm Bắc Giang tuyển 13 ngành với 750 chỉ tiêu. Nhưng TS Nguyễn Thực Huy – Phó trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết hiện tại mới gửi giấy gọi được gần 200 thí sinh, số lượng nhập học được khoảng 100 thí sinh. Các ngành khối Nông Lâm đặc biệt khó khăn, rất ít thí sinh đăng ký.
Tại ĐH Hòa Bình, ThS Dương Văn Bá – Giám đốc trung tâm tuyển sinh và truyền thông – cho hay trường đã linh hoạt thời gian để thí sinh kết hợp xác nhận nhập học trực tuyến và trực tiếp. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ thí sinh nhập học mới đạt trên 50%.
Không chỉ riêng một số ngành khó, trường đặc thù mà với những trường đại học đào tạo đa ngành, đa nghề thì tỷ lệ nhập học vẫn rất thấp. Lãnh đạo một trường đại học ở TP.HCM chia sẻ lo lắng khi đã kết thúc cao điểm nhập học của nhà trường mà vẫn chỉ có khoảng 50% thí sinh trong danh sách trúng tuyển đến nhập học. Nhiều em dù có trong danh sách trúng tuyển của Bộ GD&ĐT nhưng đã chuyển mục tiêu khác.
“Với trường ngoài công lập thì tuyển được thí sinh trường mới có thể ’sống’ nhưng không hiểu sao số lượng thí sinh đăng ký trên cổng bộ thì đủ chỉ tiêu nhưng nhập học thì rất ít. Sau lọc ảo thì trường đã đạt 100% chỉ tiêu nhưng thực tế đến nhập học thì mới khoảng 50%. Trường đã tung ra nhiều chính sách học bổng, học phí nhưng tỷ lệ nộp hồ sơ rất thấp” – vị này nói.
Một lãnh đạo trường khác với gần 6.000 chỉ tiêu tuyển sinh cũng băn khoăn khi tỷ lệ nhập học thực tế thấp hơn đăng ký và lọc ảo.
Video đang HOT
“Chính sách của bộ không bao quát hết những khó khăn thực tế, rủi ro của các trường, vì thế, dù bộ có chạy ra đủ thí sinh theo chỉ tiêu thì cũng không đảm bảo 100% thí sinh danh sách bộ đưa ra sẽ nhập học. Điều này gây khó khăn cho các trường” – lãnh đạo này cho hay.
ThS Dương Văn Bá – ĐH Hòa Bình – phân tích có nhiều lý do khiến thí sinh chưa xác nhận nhập học, có em thay đổi mục tiêu tương lai, muốn đi du học, học nghề, đi làm ngay; có thí sinh muốn nhập học vào trường khác. Bên cạnh đó, thời gian xác nhận nhập học kéo dài nên thí sinh nhập học chậm hơn so với các năm trước. Đặc biệt, dù nhiều trường lấy điểm chuẩn thấp và đầu tư chất lượng đào tạo, thị trường lúc nào cũng trong tình trạng thiếu nhân lực “đặt hàng mà không có” nhưng vẫn thiếu thí sinh trầm trọng.
Trường “hot” cũng khó tuyển
Đến nay, đã ghi nhận hơn 100 trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung. Tình hình thiếu sinh viên diễn ra khắp cả nước từ các trường top đầu đến có vị trí thấp hơn. Năm 2022, cũng ghi nhận bất ngờ khi nhiều đại học đào tạo nhóm ngành Sức khỏe lần đầu tuyển bổ sung với số lượng lớn, từ vài chục đến hàng trăm chỉ tiêu.
Tại ĐH Y Dược Hải Phòng, ngành Điều dưỡng và Y học dự phòng dù điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn nhưng cũng chưa đủ, thông báo xét tuyển bổ sung. Tương tự, nhiều trường khác cũng tuyển bổ sung chỉ tiêu khối Sức khỏe như: ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Y Dược – Đại học Thái Nguyên, ĐH Y Dược (ĐH Huế), khoa Y – ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Điều dưỡng Nam Định…
Một số trường học nổi tiếng khác cũng xét tuyển bổ sung: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM…
Năm nay, với các ngành vốn đã khó tuyển lại càng khó khăn hơn.
ThS Hoàng Thị Ngọc Hà – Phó trưởng phòng đào tạo, ĐH Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) cũng chia sẻ thực tế tuyển sinh khối ngành Nông Lâm Ngư là khó khăn chung của cả nước.
Theo ThS Hà, cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng, thí sinh ra trường có thể làm việc tại cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp hoặc tự mở trang trại, công ty để lập nghiệp. Thế nhưng thực tế, các em vẫn không tha thiết đăng ký.
Năm nay trường chủ yếu tuyển sinh theo 2 phương thức là xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, khối ngành Nông Lâm Ngư dự kiến đào tạo tổng chỉ tiêu là hơn 100 nhưng chưa đến 1/3 thí sinh đăng ký xét tuyển. Có ngành chỉ 5-6 thí sinh xác nhận nhập học.
Hiện tại, giải pháp chung của các trường là tuyển bổ sung trong khi chờ đợi có thêm thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học.
Tránh lỡ cơ hội trúng tuyển đại học ở các đợt tuyển bổ sung
Thời điểm này, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 đang bước vào chặng cuối với việc thí sinh trúng tuyển làm thủ tục xác nhận nhập học, hạn cuối đến 17h ngày 30-9-2022.
Những thí sinh chưa trúng tuyển cũng đừng quá lo lắng bởi vẫn còn không ít cơ hội.
Tính đến 15h ngày 20-9, hơn 40 trường đã thông báo xét tuyển bổ sung. Thí sinh cần theo dõi sát trang thông tin của các trường để không bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển.
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 tại Hà Nội.
Đôi điều trăn trở
Nhìn lại toàn cảnh điểm chuẩn đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm nay, có thể thấy, về cơ bản không có nhiều biến động so với năm 2021. Tuy nhiên, có một số ngành lại có mức điểm chuẩn trúng tuyển để lại khá nhiều trăn trở với dư luận.
Mức điểm chuẩn cao nhất năm nay là 29,95 điểm ở ba ngành: Đông phương học, Hàn Quốc học và Quan hệ công chúng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Báo chí của trường này cũng gây sự chú ý khi chỉ thấp hơn ba ngành nói trên 0,05 điểm, tức là 29,90 điểm.
Đáng chú ý là các ngành có mức điểm chuẩn gần chạm "trần" nói trên đều ở tổ hợp xét tuyển C00 (với ba môn ngữ văn, lịch sử, địa lý). Việc đạt điểm gần tuyệt đối ở môn lịch sử và địa lý có thể lý giải là do đề thi trắc nghiệm khách quan; còn môn ngữ văn là môn thi duy nhất của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thi theo hình thức tự luận, cũng đạt điểm gần tuyệt đối - là một sự trăn trở và lo lắng không nhỏ, nhất là đối với các thí sinh sắp tham dự kỳ thi năm tới.
Tuy nhiên, phía các cơ sở đào tạo đã giải thích rõ nguyên nhân khiến điểm chuẩn cao gần mức tuyệt đối là do chỉ tiêu ít, trong khi số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đông; ngoài ra, còn do tác động của phổ điểm hai môn lịch sử, ngữ văn năm nay cao hơn nhiều so với năm trước.
Trong khi nhiều thí sinh thường lấy điểm chuẩn năm trước làm căn cứ, lượng sức để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm sau, thì việc nắm rõ nguyên nhân của hiện tượng nói trên là cần thiết để chủ động, bình tĩnh có phương án chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2023.
Nên nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung sớm nhất
Tính tới 15h ngày 20-9, hơn 40 cơ sở đào tạo trên cả nước đã thông báo tiếp tục tuyển sinh bổ sung do chưa tuyển sinh đủ chỉ tiêu đợt 1. Nếu chưa đủ điều kiện trúng tuyển đợt 1, thí sinh cần theo dõi sát trang thông tin của các cơ sở đào tạo để không bỏ lỡ cơ hội.
Mỗi cơ sở đào tạo đều thông báo rõ về chỉ tiêu, các điều kiện cụ thể, nếu đáp ứng đủ các điều kiện này và có nguyện vọng học, thí sinh cần nộp hồ sơ xét tuyển trong thời gian sớm nhất, bởi các trường thường sẽ kết thúc thời gian sớm hơn nếu đã tuyển đủ chỉ tiêu bổ sung.
Tại Hà Nội, thí sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh bổ sung đại học hệ chính quy của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường này thông báo tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu cho 3 ngành: Công nghệ thông tin ứng dụng, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics, Công nghệ tài chính và kinh doanh số. Thí sinh có thể tham gia xét tuyển ở 5 phương thức, tổng chỉ tiêu 200 sinh viên. Nhà trường dự kiến nhận hồ sơ đến ngày 24-9-2022.
Một thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Quản trị và Kinh doanh cũng vừa thông báo tuyển bổ sung cho 4 ngành, tổng chỉ tiêu gần 100 thí sinh. Hạn nộp hồ sơ đến trước 17h ngày 2-10-2022.
Từ ngày 22-9 đến ngày 30-9, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội sẽ nhận hồ sơ tuyển sinh bổ sung ở 8 ngành đào tạo. Thí sinh truy cập vào trang thông tin điện tử để biết rõ mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ở từng phương thức (xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc xét học bạ cấp trung học phổ thông).
Học viện Ngân hàng cũng đang tổ chức nhận hồ sơ tuyển sinh bổ sung cho một số ngành với chỉ tiêu 49 em/ngành. Thí sinh lưu ý thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đến hết ngày 21-9-2022.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1 được tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung.
Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, khác với xét tuyển đợt 1, việc xét tuyển bổ sung của các trường sẽ không chung một mốc thời gian, mà mỗi trường có quy định khác nhau về thời gian bắt đầu, kết thúc nhận hồ sơ, thí sinh cần bám sát các thông tin của trường để tránh bỏ lỡ cơ hội. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng cần nhớ, ở các đợt xét tuyển bổ sung, mức điểm xét tuyển sẽ không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1.
Thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống vẫn phải tiếp tục làm thủ tục nhập học tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch, thời gian và quy định của cơ sở đào tạo.
Hàng trăm tân sinh viên đi nhập học từ tờ mờ sáng Từ tờ mờ sáng nay (16/9), hàng trăm thí sinh trúng tuyển Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã đến trường làm thủ tục nhập học. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa mới công bố điểm chuẩn từ hôm qua (15/9) nhưng sáng nay đã có hàng trăm thí sinh đến nhập học. Những thí sinh này đến trường từ rất sớm, xếp hàng...