Tỷ lệ học sinh, sinh viên đến khám ở Viện sức khỏe tâm thần tăng mạnh
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân.
Trên đây là ý kiến mà PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về tổ chức dạy học trực tiếp an toàn chống dịch, do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức.
Trẻ rối loạn cảm xúc, hoang mang, lo lắng
Theo chuyên gia này, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt đối với ngành giáo dục và với học sinh.
Với tuổi học trò, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, học sinh cũng cần giao tiếp, kết nối với bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài môi trường xã hội. Tuy nhiên, đại dịch covid đã làm thay đổi tất cả từ phương thức học tập, giao tiếp đến kết nối xã hội.
Việc ko được đến trường, các mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi ngoài trời bị gián đoạn khiến trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi.
Học trực tuyến nhiều giờ, lặp đi lặp lại, bó hẹp trong gian nhỏ hẹp khiến trẻ dễ có cảm giác bị cô lập, bỏ rơi, buồn chán và sợ hãi.
Video đang HOT
Nhiều trẻ em bị cha mẹ giám sát quá chặt, can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến con sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm… (Ảnh: Thu Hiền).
Cả thầy và trò đều bị động trong việc dạy và học online khiến cho học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu những nội dung kiến thức.
Thêm vào đó, chất lượng đường truyền kém, phương tiện học tập không đảm bảo với màn hình bé, không gian học tập không đảm bảo… cũng làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ.
“Khi ở nhà nhiều, tiếp cận với phương tiện internet nhiều nhưng thiếu kiểm soát dễ khiến trẻ lạm dụng game, rối loạn cảm xúc, kích động, hoang mang lo lắng. Nhiều trẻ em bị cha mẹ giám sát quá chặt, can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến con sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm, hay quên, không muốn giao tiếp. Đặc biệt, việc thi cử, kiểm tra trực tuyến dễ khiến học sinh chủ quan, dễ gian lận, hình thành thói quen xấu”, PGS.TS Phạm Mạnh Hà nói.
Cần lộ trình đưa học sinh trở lại trường
Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, thống kê mới đây của Viện sức khỏe tâm thần, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tăng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân.
Nghiên cứu năm 2021 của ĐHQG TPHCM về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.
Do đó, quan điểm mà chuyên gia này đưa ra: Cần có lộ trình đưa học sinh quay lại trường học, triệt để đổi mới phương thức học tập trực tiếp hoặc online kết hợp trực tiếp.
Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch, xây dựng các kịch bản trong trường hợp phát hiện các ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học tập.
Thứ ba, xây dựng lại hệ thống kiểm tra đánh giá để đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học trong cả phương thức học tập trực tiếp, học trực tuyến hay học tập kết hợp, tránh được gian lận trong thi cử và các hình thức biến tướng khác.
Hiện hơn 90% trẻ trong độ tuổi 12-17 đã tiêm vaccine mũi 1. Tỷ lệ tiêm mũi 2 ở nhóm này đạt hơn 72%. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm vaccine mũi 2 đạt 82%, tiêm mũi 3 đạt 28,2%.
Tại TPHCM, tỷ lệ học sinh từ khối 7 đến khối 12 đi học trực tiếp đạt 98,48%. Qua 20 ngày cho học sinh trở lại trường, 130 giáo viên, nhân viên, học sinh mắc Covid-19. Tỷ lệ lây nhiễm là 0,002%.
Tại Bắc Giang, đa số trường học đã mở cửa. Tỷ lệ lây nhiễm tại trường học rất thấp, chỉ khoảng 0,009%.
Những lưu ý quan trọng khi trúng tuyển chương trình học bổng Hiệp định 2021
Ngày 23/9, Cục Hợp tác quốc tế (HTQT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức "Hội thảo - tập huấn cho các ứng viên được Bộ GDĐT tuyển chọn đi học nước ngoài năm 2021".
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, các cựu lưu học sinh và hơn 400 ứng viên trúng tuyển các chương trình học bổng Hiệp định.
Phát biểu khai mạc Hội thảo - tập huấn, Phó Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế (HTQT) Nguyễn Hải Thanh nhấn mạnh, mặc dù đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động giáo dục quốc tế nói riêng, nhưng khó khăn không thể cản trở khát vọng của học sinh, sinh viên Việt Nam trong việc học duy trì mục tiêu được chinh phục kiến thức, khám phá thế giới và cụ thể hóa bằng mong muốn được đi học tập ở nước ngoài.
Các ứng viên dự hội thảo trực tuyến.
Năm 2021, số lượng hồ sơ tham gia dự tuyển các chương trình học bổng đi học ở nước ngoài do Bộ GDĐT quản lý vẫn duy trì ở mức cao, kết quả đã có gần 900 ứng viên được tuyển chọn để cấp học bổng hiệp định, trong đó đông nhất là ứng viên đi học tại Liên bang Nga và Hung-ga-ri.
Tuy vậy, việc được trúng tuyển học bổng mới chỉ là bước khởi đầu cho hành trình đi học tập ở nước ngoài. Quá trình học tập ở nước ngoài đầy thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực, bền bỉ liên tục của người học, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì gian nan và thách thức sẽ càng lớn. Do đó, tất cả các ứng viên cần có được một sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đi học của mình.
Tại Hội thảo - tập huấn, đại diện các đơn vị phụ trách công tác quản lý lưu học sinh của Cục HTQT, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đã có các bài trình bày, hướng dẫn cụ thể cho các ứng viên về: Thủ tục đi học, quy định về báo cáo trong quá trình học tập ở nước ngoài; quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của lưu học sinh; Hướng dẫn thủ tục tài chính, chế độ sinh hoạt phí, vé máy bay và kinh phí liên quan; Tổng quan về hệ thống giáo dục Liên Bang Nga, các lưu ý khi học tập tại Liên bang Nga.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về học tập, sinh hoạt, văn hóa, ngôn ngữ từ chính các lưu học sinh diện Hiệp định
Ngoài ra, buổi Hội thảo cũng đón nhận các bài phát biểu chia sẻ kinh nghiệm về học tập, sinh hoạt, văn hóa, ngôn ngữ từ chính các lưu học sinh diện Hiệp định đang học tập tại các nước với góc nhìn của người thụ hưởng học bổng. Đây là những kinh nghiệm thực tế nhất giúp các bạn ứng viên tránh khỏi những bỡ ngỡ trong thời gian đầu sang nước ngoài học tập.
Trong khuôn khổ thời lượng của buổi Hội thảo - tập huấn, các vấn đề ứng viên quan tâm thảo luận, làm rõ rất đa dạng liên quan đến: visa, nhập cảnh, di chuyển trong tình hình giãn cách, thông tin chuyến bay, chế độ học bổng, thủ tục thanh toán, sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý, tiêm vắc-xin, học dự bị tiếng,... được rất nhiều ứng viên gửi đến Ban tổ chức và đã được giải đáp thấu đáo, cặn kẽ, giúp các ứng viên yên tâm hơn khi bước vào quá trình chuẩn bị cho việc đi học tại nước ngoài.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Hội thảo - tập huấn trực tuyến đã đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin, chia sẻ, phổ biến những kinh nghiệm cần thiết, mở ra một buổi trao đổi sôi nổi, cởi mở, hiệu quả và an toàn để các ứng viên trúng tuyển có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đi học và học tập ở nước ngoài.
Năm học 2021-2022: Tận dụng tối đa thời gian dạy học trực tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu toàn ngành giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương. (Ảnh minh họa: TTXVN) Toàn ngành giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với...