Tỷ lệ “chọi” vào 21 trường ĐH khu vực phía Bắc
1. ĐH Mỏ – Địa chất năm nay nhận được 16.000 hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), giảm khoảng 2.000 hồ sơ so với năm trước, tỉ lệ “chọi” vào trường này ở bậc ĐH khoảng 1/4,5.
2. ĐH Sư phạm Hà Nội nhận được khoảng gần 17.000 hồ sơ ĐKDT, trong khi đó chỉ tiêu vào trường là 2.700. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường năm nay vào khoảng 1/6,2. Trong số 2.700 chỉ tiêu, trường dành 325 chỉ tiêu cho đào tạo theo địa chỉ. Thí sinh lưu ý, ngành sư phạm không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
3. ĐH Thái Nguyên năm nay nhận được 64.000 hồ sơ ĐKDT, tương đương với năm trước. Chỉ tiêu vào trường năm nay là 9.700. Như vậy, tỷ lệ “chọi” của trường sẽ là 1/6,6.
4. Học viện Tài chính, năm nay nhận được khoảng 16.000 hồ sơ ĐKDT, trong khi đó chỉ tiêu được giao là 3.080. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là 1/5,4. Học viện Tài chính quy định, điểm trúng tuyển theo ngành và kết hợp với điểm sàn vào Học viện.
5. ĐH Kinh tế Quốc dân nhận được 20.500 hồ sơ ĐKDT, chỉ tiêu của trường năm nay là 4.015. Tỷ lệ “chọi” vào trường năm nay sẽ là 1/5.
6. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có khoảng 18.965 hồ sơ ĐKDT trên tổng số 3.000 chỉ tiêu. Tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là 1/6,3.
7. Đại học Giao thông Vận tải có 18.000 hồ sơ, giảm 1.000 hồ sơ so với năm trước, trong khi đó chỉ tiêu vào trường là 4.000. Như vậy tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là là 1/4,5. Trường xây dựng theo điểm trúng tuyển chung vào trường.
8. Ngược lại với các trường trên, ĐH Xây dựng, năm nay nhận được 18.500 tổng hồ sơ, (tăng hơn so với năm trước khoảng 4.000 hồ sơ)/2.815 chỉ tiêu. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là 1/6,6.
9. Học viện Báo chí Tuyên truyền nhận được có 8.500 hồ sơ ĐKDT, chỉ tiêu của trường 1.450. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/5,6.
10. ĐH Dược nhận được có 2.500 hồ sơ ĐKDT và chỉ tiêu 550, vậy tỷ lệ “chọi” là 1/4,5. Được biết, trong 550 chỉ tiêu vào trường thì trường dành 100 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
11. Đại học Thủy lợi có tổng số 15.500 hồ sơ ĐKDT với chỉ tiêu 2.600, tỷ lệ “chọi” của trường này là 1/6.
12. Theo lãnh đạo Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm nay trường nhận được 43.138 hồ sơ ĐKDT trên tổng số 4.500 chỉ tiêu. Tỷ lệ “chọi” của trường năm nay sẽ là 1/9,5.
13. Đại học Văn hóa năm nay nhận được hơn 5.000 hồ sơ ĐKDT, chỉ tiêu tuyển là 1.100. Như vậy tỷ lệ “chọi” là 1/4,5.
Video đang HOT
14. Học viện Ngoại giao có khoảng gần 3.000 hồ sơ ĐKDT, chỉ tiêu của trường khoảng 450. Tỷ lệ “chọi” là 1/7.
15. ĐH Ngoại thương, số lượng hồ sơ ĐKDT giảm hơn năm trước giảm đôi chút với khoảng 8.400, trong khi đó chỉ tiêu vào trường là 3.000. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là 1/2,8.
16. ĐH Hà Nội có 9.663 hồ sơ đăng ký trên tổng số 1.700 chỉ tiêu. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/5,6.
17. ĐH Y Hà Nội nhận được 15.931 hồ sơ ĐKDT trên tổng số 1.000 chỉ tiêu. Tỷ lệ “chọi” vào trường năm nay khoảng 1/16.
18. ĐH Thương mại năm nay nhận được 39.000 hồ sơ ĐKDT trên tổng số 3.400 chỉ tiêu. Theo đó, tỷ lệ “chọi” ở vào trường khoảng 1/11.
19. ĐH Luật có trên 11.570 hồ sơ ĐKDT (giảm 2.000 hồ sơ so với năm trước), trong đó khối A: 4.452 hồ sơ; khối C: 4.348 hồ sơ; khối D: 2.779 hồ sơ trên tổng số chỉ tiêu 1.800 vào trường. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường năm nay khoảng 1/6,9.
20. Viện ĐH Mở Hà Nội có 25.000 hồ sơ ĐKDT trên tổng chỉ tiêu vào trường là 3.000. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường sẽ là 1/8,3.
21. ĐH Lâm nghiệp nhận được trên 13.000 hồ sơ ĐKDT trên chỉ tiêu tuyển sinh là 1.600. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường là 1/8,1. Theo lãnh đạo của trường, điểm trúng tuyển theo khối thi và ngành học. Thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng ký sẽ được chuyển vào ngành khác cùng khối thi có điểm trúng tuyển thấp hơn nếu còn chỉ tiêu.
Theo kênh 14
Có thể đổi ngành đăng ký dự thi?
Hỏi: Năm nay em dự thi đại học và em làm hồ sơ dự thi vào Học viện An ninh. Vậy nếu em không đủ điểm đậu vào trường học viện an ninh thì em có được nộp hồ sơ đăng kí nguyện vọng hai vào các trường ngoài khối trường công an không? (vananhnhb@gmail.com)
*Trả lời:
Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì những thí sinh dự thi khối các trường công an, quân đội nếu không trúng tuyển và có điểm thi đạt từ mức điểm sàn ĐH, CĐ trở lên thì vẫn được cấp giấy chứng nhận điểm thi số 1 và 2 để làm hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ dân sự có thông báo xét tuyển NV2, NV3.
Hiện tôi đang học trường KTQD hệ tại chức tôi muốn hỏi lúc ra trường bằng của hệ tại chức khác gì hệ chính quy? (namlunbieto@gmail.com)
Tất nhiên là bằng của hai hệ này khác nhau rất nhiều. Đối với hệ chính quy thì do chất lượng tuyển sinh đầu và quá trình đào tạo tốt hơn nên chuẩn đầu ra cao hơn. Còn đối với hệ tại chức thì do đào tạo không tập trung và có chất lượng đầu vào thấp hơn nên chuẩn đầu ra thường không cao. Hiện tại xã hội đánh giá hệ tại chức không cao do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên về chương trình đào tạo thì hệ vừa học vừa làm (hệ tại chức) trình độ đại học hoặc cao đẳng được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Nội dung chương trình vừa học vừa làm phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo. Thời gian học sẽ kéo dài hơn so với hệ chính quy từ 6 tháng tới 1 năm.
Mục tiêu của hệ tại chức phục vụ cho những người đang đi làm muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp (chứ không phải trình độ nghiên cứu), hay muốn đổi nghề mới cho phù hợp hơn hoặc không có khả năng về kinh tế, năng lực học vấn để theo đuổi hệ chính quy.
Về bằng cấp thì thí sinh theo học hệ nào sẽ được phản ánh đầy đủ trong phôi bằng. Nếu học hệ tại chức thì trong bằng sẽ ghi rõ "tốt nghiệp ĐH hệ không chính quy". Nếu học hệ chính quy thì trong bằng sẽ ghi "tốt nghiệp ĐH hệ chính quy". Thông qua những thông tin như vậy thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được ứng viên khi tham gia ứng cử.
Năm nay em thi đại học năm đầu nên không có kinh nghiệm khi làm hồ sơ. Em thuộc diện con thương binh nhưng em không nộp bất cứ một giấy tờ gì liên quan cùng hồ sơ. Vậy thầy (cô) cho em hỏi em có được ưu tiên gì không? Còn nếu muốn có ưu tiên thì em phải làm những thủ tục và nộp những giấy tờ gì và nộp về đâu. Hạn cuối nộp là khi nào? Vì bây giờ hồ sơ em đã nộp rồi. Thầy (cô) có thể trả lời hộ em trong thời gian nhanh nhất được không? (misschicken.hamhaphoi@yahoo.com.vn)
Trước hết phải nhìn nhận vấn đề đây là lỗi xuất phát từ phía của em. Tuy nhiên việc có được hưởng chính sách ưu tiên thương binh hay không còn phụ thuộc vào yếu tố sau: Trong hồ sơ ĐKDT em đã chọn đối tượng ưu tiên là con thương binh hay chưa? Nếu em đã chọn nhưng chưa kịp nộp giấy tờ chứng nhận là con thương bình thì việc này có thể làm bổ sung trong ngày đến làm thủ tục dự thi. (ngày 3/7 đối với khối A,V; ngày 8/7 đối với các khối còn lại)
Còn nếu em chưa khoanh tròn đối tượng này thì trong ngày đến làm thủ tục dự thi em mang những giấy tờ cần thiết báo cáo lại cán bộ tuyển sinh của trường. Trên cơ sở hồ sơ gốc và những giấy tờ bổ sung nhà trường có thể xem xét để điều chỉnh cho em. Khi đi em nhớ mang theo phiếu ĐKDT số 2 nhé.
Em đã đăng kí nguyện vọng 1 khối A vào một trường đại học Thương mại, nhưng lại đăng kí thêm vào trường cao đẳng không tổ chức cùng khối (trường đăng kí dự thi nhờ: ĐH Thương mại), vậy có phải em sẽ nhận được 2 giấy báo dự thi không? (assassiniscreed12@gmail.com)
Do em không nói rõ là mình một hay hai bộ hồ sơ ĐKDT nên Ban tư vấn không thể có câu trả lời chính xác. Ở đây em cần nhìn nhận rõ như sau:
Nếu em làm hai bộ hồ sơ ĐKDT độc lập thì sẽ nhận được hai giấy báo dự thi. Cụ thể ở đây là một bộ ĐKDT NV1 vào trường ĐH Thương mại, một bộ đăng ký NV1 vào trường CĐ không tổ chức thi bằng cách dự thi nhờ ở trường ĐH Thương mại.
Nếu em chỉ làm một bộ hồ sơ ĐKDT mà trong đó lại ghi ở mục 3 để đăng ký NV1 vào trường CĐ không tổ chức thi thì em sẽ chỉ nhận được một giấy báo dự thi mà thôi.
Năm nay em đăng ký thi vào trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Cử nhân Kỹ thuật phục hình răng. Em muốn thay đổi nguyện vọng của mình sang chuyên ngành Bác sỹ Răng Hàm Mặt. Hiện còn hơn 1 tháng nữa mới có giấy báo thi, tuy nhiên đã hết thời hạn nộp hồ sơ trực tiếp ở trường ĐH Y Dược TPHCM. Vậy còn cách nào để em thay đổi nguyện vọng của mình không? Nếu có thì em phải liên hệ ở đâu và àm những thủ tục gì? (ngockhanhdr@gmail.com)
Về vấn đề này thì em có thể làm bằng hai cách sau:
Cách 1: Trong ngày đến làm thủ tục dự thi em trình bày nguyện vọng của mình đối với cán bộ tuyển sinh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Hội đồng tuyển sinh có đồng ý cho em đổi ngành ĐKDT hay không.
Cách 2: Em có thể liên hệ trực tiếp với Phòng đào tạo nhà trường trước khi nhà trường gửi giấy báo dự thi để xin phép điều chỉnh nguyện vọng. Khi đi em nhớ mang theo phiếu ĐKDT số 2 để nhà trường kiểm tra đối chiếu. Đây là một trong những cách làm có tính hiệu quả nhất.
Em cũng cần căn mốc thời gian để liên hệ với nhà trường. Theo quy định thì các Sở sẽ bàn giao hồ sơ ĐKDT cho các trường vào đầu tháng 5 tới. Sau khi nhận hồ sơ của các Sở thì nhà trường sẽ nhập dữ liệu tuyển sinh để cuối tháng 5 có thể gửi giấy báo dự thi cho thí sinh. Chính vì thế em nên liên hệ với nhà trường vào thời điểm từ 20-25/5 là hợp lý.
Em muốn hỏi là loại máy tính FX 570 ES và FX 570 MS thì loại nào được mang vào phòng thi đại học năm 2010? Em đang học ban cơ bản khi làm đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010 và đề thi đại học năm 2010 trong phần thi riêng thì em được phép chọn đề thi của 1 trong 2 ban KHTN hoặc KHNV-XH để làm phải không? (doanthutrang86@gmail.com)
Năm nay thì Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố danh mục máy tính được phép mang vào phòng thi. Tuy nhiên theo năm 2009 thì các máy tính dòng Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 500 ES, FX 570 MS, FX 500 VN Plus, FX 570 ES được phép mang vào phòng thi và chắc chắn năm nay các loại máy tính này tiếp tục được phép sử dụng.
Căn cứ vào danh mục này thì tốt nhất em nên dùng máy tính FX 570 MS để tham dự kì thi ĐH.
Về phần tự chọn thì khác với mọi năm là thí sinh chỉ được làm đúng phần ban mình đã học thì kì ở thi tốt nghiệp THPT năm 2010 đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.
Khi đến ngày dự thi em có thể đổi ngành ĐKDT có được không? (doanhnguyenvan86@gmail.com)
Theo quy định thì chỉ có những sai sót trong giấy báo dự thi mới được điều chỉnh trong ngày đến làm thủ tục dự thi. Đối với việc đổi ngành ĐKDT thì theo quy chế không có điểm nào quy định là các trường phải đổi cho thí sinh. Việc có được phép đổi hay không phụ thuộc vào từng Hội đồng tuyển sinh. Tuy nhiên trên thực tế ở nhiều năm tuyển sinh trước đây rất ít trường cho thí sinh thực hiện điều này.
Để có thể điều chỉnh ngành ĐKDT thì tốt nhất em nên liên hệ trực tiếp với phòng đào tạo nhà trường trước khi trường gửi giấy báo dự thi. Nếu có nguyện vọng chính đáng thì nhà trường có thể điều chỉnh cho em. Khi đi em nhớ mang theo phiếu ĐKDT số 2 để nhà trường đối chiếu và kiểm tra.
Cho em hỏi là khi làm bài thi, viết sai có thể dùng gôm để tẩy hay chỉ gạch ngang chỗ sai đấy? Tại em thấy dùng gôm thì sạch sẽ hơn. (kenshin_27_2@yahoo.com)
Theo quy chế thì khi làm bài sai thì sinh gạch chéo toàn bộ phần cần bỏ không được phép dùng bút xóa hay gôm.
Em đa lam hô sơ ĐKDT đa nôp tai phong GDĐT nhưng sau nay em nhơ la minh đa viêt nhâm ma trương THPT và em đa lam lai va nôp ơ sơ GD-ĐT. Thê sau nay khi đi thi thi như thế nào? (gakoy05@gmail.com)
Thật ra lỗi sai sót mã trường THPT không phải là vấn đề quan trọng. Khi các trường nhập dữ liệu thì dễ dàng phát hiện ra lỗi này và tự khắc điều chỉnh cho em. Chính vì thể việc nộp lại một bộ hồ sơ ĐKDT ở Sở là lãng phí.
Với hai bộ hồ sơ đã nộp thì chắc chắn em sẽ nhận được hai giấy báo dự thi. Nhiệm vụ của em là chọn giấy báo nào đúng để dự thi mà thôi.
Theo kênh 14
4 bí quyết cho thí sinh thi đại học Tự học trước khi thi Sau nhiều năm học tập, HS cần có thời gian tự học để củng cố, nắm vững kiến thức, biến những điều đã học ở trường thành tri thức của mình. Luyện thi cấp tốc tại các lò luyện có thể tiếp cận nhiều thông tin nhưng dễ bị thụ động theo giáo án của giáo viên, bị...