Tỷ lệ chọi của ngành Kinh tế đang ngày càng “hạ nhiệt”
Thông tin từ các trường đại học cho thấy, mùa tuyển sinh năm nay, các nhàng nông nghiệp, công nghệ có tỷ lệ chọi rất cao, trong khi khối ngành kinh tế thì đang ngày càng hạ nhiệt.
Nông nghiệp, công nghệ: 10 lấy 1!
Năm nay, Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhận được 51.000 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu chỉ có 5.000 sinh viên. Với tỷ lệ chọi 1/10, Đại học Nông nghiệp là một trong nhứng trường có tỷ lệ chọi cao nhất trong mùa tuyển sinh 2011.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng có tỷ lệ chọi năm nay cũng xấp xỉ 1/10.
Bên cạnh các trường nông nghiệp, khối trường công nghệ cũng có lượng hồ sơ khá lớn. Tiêu biểu cho phía Bắc là Đai hoc Công nghiêp Ha Nôi với tỉ lệ chọi 1/8.
Ở phía Nam, Đại học Công nghiệp TP.HCM cũng có số lượng hồ sơ “khủng” với hơn 81.000 HS đăng ký dự thi, tăng 200% so với năm 2010. Tỷ lệ chọi vào trường này năm nay là 1/9,5.
Theo ông Phạm Văn Bổng, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Công nghiệp Hà Nội, thí sinh chọn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, thí sinh chọn nhóm ngành này vì ra trường dễ xin việc, có thể đi làm ngay.
Video đang HOT
Mặc dù số lượng hồ sơ lớn, tỷ lệ chọi cao nhưng lãnh đạo các đại học này cho rằng, điểm đầu vào của trường vẫn giữ như mọi năm và ở mức trung bình do chất lượng thí sinh không quá cao. “Chúng tôi ít có học sinh xuất sắc. Các em học xuất sắc sẽ thi các trường tốp đầu như Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng”.
Kinh tế giảm nhiệt
Theo ông Trân Manh Dung, Trương phong Đao tao Hoc viên Ngân hang, lương hô sơ cua Hoc viên không tăng ma giam tư 16.000 bô năm 2010 xuông 14.000 bô trong khi chi tiêu không đôi, la 2.300 chi tiêu. Ty lê choi theo đó cũng giảm từ 1/8 xuống còn 1/6.
“Điều này cho thấy thí sinh đã biết lượng sức mình hơn”, ông Dũng nhận định. Cũng theo ông Dũng, tỷ lệ chọi tuy giảm nhưng điểm chuẩn vào trường sẽ không ảnh hưởng do chất lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện Ngân hàng cao, là những em học khá, giỏi.
Lượng hồ sơ không giảm nhưng tỷ lệ chọi của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm nay cũng không tăng so với năm 2010, tỷ lệ chọi cả hai năm đều là 1/5.
Không thuộc khối ngành kinh tế nhưng Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một trong những trường tốp đầu. Năm nay, ty lê choi cua trương năm nay la 2,7/1, tương đương năm ngoai.
Các đại học khối ngành kinh tế phía Nam cũng có lượng hồ sơ giảm. Cụ thể, ĐH Kinh tế TP HCM giảm hơn 1.000 bộ HS so với năm 2010. Trường ĐH Kinh tế – Luật (thuộc ĐH Quốc gia HCM) giảm hơn 2.500 bộ so với năm 2010.
Nhận hồ sơ bàn giao của các sở giáo dục và đào tạo phía Bắc từ ngày 5/5 và phía Nam từ ngày 7/5, hiện các trường đại học vẫn đang tiếp tục thống kê, phân loại hồ sơ của mình. Một số trường có lượng hồ sơ lớn như Đại học Thái Nguyên (gồm 9 đại học thành viên) vẫn chưa có con số hồ sơ tổng toàn trường. Theo Hiệu phó Chu Hoàng Mậu, phải một, hai ngày nữa, công việc này mới hoàn tất.
Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 30/5, các trường sẽ gửi giấy báo dự thi về địa phương cho thí sinh.
Theo Giaoduc.net
Ngày 30/5, thí sinh nhận giấy báo dự thi ĐH, CĐ 2011
Bắt đầu từ hôm nay 15/4 đến 21/4, các trường ĐH, CĐ tổ chức thi bắt đầu nhận hồ sơ ĐKDT của thí sinh. Đây là đợt nộp hồ sơ dự thi cuối cùng của thí sinh trong mùa tuyển sinh 2011. Từ ngày 30/5 - 5/5, thí sinh nhận giấy báo dự thi.
Thời hạn đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2011 chỉ còn 6 ngày.
Trong đợt cuối nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), Bộ GD-ĐT quy định, các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí tuyển sinh mã 99. Các trường ĐH, CĐ không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
Từ ngày 5/5/2011 tại Hà Nội và từ ngày 7/5/2011 tại TPHCM, các Sở GD-ĐT bàn giao hồ sơ và lệ phí tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ. Các Sở và các trường bàn giao lệ phí tuyển sinh cho Bộ GD-ĐT.
Trước 30/5/2011, các trường ĐH lập phòng thi, in giấy báo dự thi và gửi giấy báo dự thi cho các Sở. Gửi các trường không tổ chức thi dữ liệu ĐKDT của thí sinh có nguyện vọng học (NV1) học tại các trường này.
Từ 30/5/2011 đến 5/6/2011, các Sở gửi giấy báo dự thi cho thí sinh.
Theo phản ánh của các điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT tại các địa phương, thí sinh khi làm hồ sơ ĐKDT vẫn nhầm lẫn mục 3 trong hồ sơ ĐKDT là NV2 và nhầm lẫn giữa trường tổ chức thi và không tổ chức thi.
Để tránh sai sót, thi sinh lưu y, muc 3 trong hô sơ ĐKDT không danh đê đăng ky nguyên vong 2 ma danh cho cac thi sinh co NV1 hoc tai cac trương ĐH, CĐ không tô chưc thi tuyên sinh hoăc hê CĐ cua ĐH, sau khi ghi muc 2 phai ghi thêm muc 3 nay. Khi khai báo hồ sơ ĐKDT thí sinh chỉ khai báo NV1. Các NV2, 3 chỉ khai báo khi thí sinh không trúng tuyển NV1 và đã nhận được Giấy chứng nhận kết quả thi.
Thí sinh đăng ký vào một ngành của trường không tổ chức thi (khai báo mục 3), thí sinh phải nộp hồ sơ thi nhờ một trường có tổ chức thi và theo đúng khối thi. Nêu trường thí sinh muốn đăng ký học tại trường có tổ chức thi thì thí sinh phải dự thi tại trường đó (hoặc thi cụm) chứ không được thi nhờ một trường khác.
Theo Dân Trí
Sai mã ngành ĐKDT, có được sửa đổi? Xin nhầm dấu xác nhận địa phương trong hồ sơ ĐKDT có phải sửa chữa không? Sai mã ngành ĐKDT có thể sửa đổi được không? Em của em đã nộp hồ sơ dự thi đại học vào cuối tháng 3 tại Sở giáo dục, lẽ ra phải xin dấu xác nhận của Công an phường thì lại xin của chủ tịch phường....