Tỷ giá “nổi sóng” cuối năm?
Hiện có nhiều tín hiệu cho thấy tỷ giá USD/VND sẽ có “sóng” trên thị trường trong những tháng còn lại của năm.
Áp lực tỷ giá được dự báo sẽ xuất hiện trong thời gian cuối năm. Nguồn: Internet
Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), VND đã yếu đi kể từ tháng 7 do áp lực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang.
Áp lực đối với tỷ giá của Việt Nam mang tính hai chiều, khi USD tăng giá và Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ (NDT).
Ngày 26/9 vừa qua, FED lần thứ ba trong năm tăng lãi suất thêm 0,25 điểm cơ bản lên mức 2%-2,25%.
Nhiều yếu tố tác động
Động thái này đã tác động đến tỷ giá trong nước tại Việt Nam. Mở đầu phiên giao dịch ngày 27/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết giá bán USD ở mức 23.349 đồng/USD, tăng 3 đồng so với cùng thời điểm ngày hôm trước, trong khi giá mua vào vẫn duy trì 22.700 đồng/ USD. Trên thị trường tự do, giá mua – bán USD neo ở mức 23.400- 23.440 đồng/USD, giảm 10 đồng mua vào, tăng 10 đồng bán ra.
Tuy nhiên, sang ngày 28/9, tỷ giá trung tâm giảm nhẹ, trở về mức 22.714 đồng/USD. Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng là 23.346 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.700 đồng/USD.
Video đang HOT
Tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng không đổi so với phiên liền trước, phổ biến ở mức: 23.310 – 23.390 đồng/USD (mua vào – bán ra).
Như vậy, so với đầu năm, tỷ giá trung tâm đã tăng khoảng 2,8%, trong khi giá USD ngân hàng tăng 2,6 – 2,7% tương đương khoảng 610-625 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Ngoài thị trường tự do, giá USD cũng biến động mạnh (phiên 28/9 mua vào/bán ra ở mức 23.430 – 23.455 đồng/USD).
Theo các chuyên gia của ADB, nhìn chung tỷ giá của Việt Nam đang tương đối ổn định, VND đang biến động trong khoảng 1%. Điều này cho thấy sự ổn định và niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, áp lực tỷ giá sẽ xuất hiện trong thời gian cuối năm khi Fed vừa tăng lãi suất, đồng thời dự kiến sẽ có thêm một lần tăng nữa vào cuối năm nay và ba lần trong năm 2019.
Ngoài vấn đề Fed tăng lãi suất, thị trường còn chịu tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang. Đặc biệt từ ngày 24/9, Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và thông báo sẽ nâng thuế suất lên 25% từ đầu năm 2019.
Ngay sau đó, Trung Quốc đã đáp trả Mỹ bằng gói đánh thuế trị giá 60 tỷ USD. Những diễn biến này lập tức tác động đến giá đồng USD và NDT.
Các chuyên gia ADB cảnh báo: “NDT tiếp tục mất giá so với đồng USD thì có thể gây thêm áp lực lên tiền đồng, làm tăng lạm phát. Còn nếu tỷ giá neo theo USD, VND sẽ mất giá so với NDT. Vì vậy, áp lực trong chính sách tỷ giá của Việt Nam lớn hơn trong thời gian tới”.
“Kịch bản” kìm tỷ giá
Phân tích về diễn biến tỷ giá, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ của HSBC Việt Nam, cho rằng áp lực tỷ giá trong nước sẽ bị cộng hưởng hay giảm nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào biến động của đồng NDT.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia và Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc.
Đồng NDT ổn định có thể giúp neo giữ sự ổn định chung của tỷ giá trong khu vực, trong đó có VND. Nếu ngược lại, rủi ro tỷ giá là không thể tránh khỏi.
Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng những yếu tố tác động của thị trường lên tỷ giá đã được lường trước. Vì vậy, sẽ khó có những cú sốc xảy ra, bởi NHNN đã có những “kịch bản” để sẵn sàng đối phó khi có “sóng” tỷ giá.
Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, NHNN luôn chủ động các phương án để điều hành tỷ giá và sẵn sàng can thiệp thị trường ngoại tệ khi cung – cầu thị trường có vấn đề, đảm bảo trên thị trường ngoại tệ được thông suốt.
Hiện, dự trữ ngoại hối đã lên đến kỷ lục 63,5 tỷ USD giúp NHNN dễ dàng điều tiết thị trường khi có biến động lớn. Chẳng hạn như khi tỷ giá biến động trong tháng 7 vừa qua, NHNN đã bán ròng ra 2,5 tỷ USD, khiến thị trường lập tức dịu ngay.
Ngoài ra, có nhiều yếu tố hỗ trợ tỷ giá trong nước như: Kim ngạch xuất khẩu tốt, nguồn ngoại tệ để trả nợ vốn vay nước ngoài cũng nằm trong kế hoạch. Đặc biệt, dù dòng vốn ngoại tệ có vào – có ra, nhưng cân đối vẫn đang ở lại thị trường và tăng nhẹ với việc vốn ngoại vào Việt Nam qua mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn có xu hướng tăng.
Mặt khác, tỷ giá VND đang chịu sức ép từ sự lên giá của USD, hay giảm giá của đồng NDT, dù vậy, mức mất giá của đồng VND vẫn thấp hơn đáng kể so với đồng tiền của nhiều quốc gia trong khu vực, giúp xuất khẩu của Việt Nam đã được hưởng lợi trong một thời gian dài.
Theo Hoàng Hà/thoibaokinhdoanh.vn
Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng, USD ngân hàng vẫn ổn định
Sau khi tăng 14 đồng trong tuần trước, tỷ giá trung tâm tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng trong sáng nay 11/12.
Sáng nay ngày 11/12, theo thông tin tỷ giá của các ngân hàng được niêm yết trên website, hiện đa số các ngân hàng vẫn giữ giá USD như phiên giao dịch cuối tuần trước. Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh nhẹ tăng thêm 2 đồng/ USD, lên mức 22.454 đồng/USD.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng nhẹ tỷ giá trung tâm từ 22.452 đồng/USD lên 22.454 đồng/USD. Theo đó, tỷ giá trần và tỷ giá sàn mà các Ngân hàng thương mại được phép áp dụng lần lượt là 23.128 đồng/USD và 21.780 đồng/USD.
Tuần trước, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng tương đối nhiều với 14 đồng/USD. Một số chuyên gia trong ngành nhận định, đây được coi là động thái đón đầu của Ngân hàng Nhà nước trước dự báo Cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Trong khi đó, thực tế tại các Ngân hàng, tỷ giá lại ổn định hoặc giảm nhẹ.
Cụ thể, Vietinbank điều chỉnh giảm nhẹ cả hai chiều mua và bán 5 đồng xuống còn 22.665 - 22.745 đồng/USD (mua vào - bán ra).
Trong khi đó, cả 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và Agribank đều duy trì mức giá cũ như phiên giao dịch cuối tuần trước. Lần lượt tỷ giá tại các ngân hàng này là 22.680 - 22.750 đồng/USD, 22.675 - 22.745 đồng/USD, 22.675 - 22.750 đồng/USD.
Đối với nhóm các NH TMCP, ghi nhận trong đầu sáng nay cho thấy chưa có ngân hàng nào điều chỉnh tỷ giá so với cuối tuần trước. Tỷ giá tại ACB và DongA Bank đều niêm yết với mức 22.680 đồng/USD mua vào và bán ra với 22.750 đồng/USD.
Giá mua USD tại Techcombank và Eximbank có thấp hơn, lần lượt là 22.650 đồng/USD và 22.660 đồng/USD. Giá bán ra USD tại 2 ngân hàng này là 22.755 đồng/USD và 22.750 đồng/ USD.
Như vậy, Techcombank hiện là ngân hàng có chênh lệch giá mua và giá bán cao nhất với 105 đồng/USD.
Giá bán thấp nhất trên thị trường được ghi nhận là 22.650 đồng/USD, cao nhất là 22.680 đồng/USD. Giá bán ra thấp nhất là 22.745 đồng/USD và cao nhất là 22.755 đồng/USD.
Theo Trí thức trẻ
Tỷ giá trung tâm giảm, giá mua bán USD tại thị trường tự do vẫn cao Hôm nay Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ gái trung tâm giảm nhẹ, nhưng giá mua - bán USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay cũng đã giảm nhẹ giá mua - bán USD. Tuy nhiên, thị trường tự do vẫn duy trì ở mức cao. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tỷ giá trung tâm được áp dụng...