Tỷ giá ngoại tệ ngày 28/2, xuống mức thấp nhất 2 tuần
Đồng USD giảm xuống mức thấp trong hai tuần so với rổ tiền tệ khi dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,4% xuống 109,94.
Số liệu mới nhất cho thấy người tiêu dùng Mỹ không lo sợ trước diễn biến gần đây của dịch bệnh. Niềm tin tiêu dùng thậm chí tăng nhẹ trong tháng 2. Theo Business Insider, ông Donald Trump cho hay, dịch có thể sẽ ảnh hưởng tới GDP. Ông Trump cho biết thêm rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Mỹ và ưu tiên hàng đầu của Mỹ là chống dịch.
Nhà đầu tư đang kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng chính sách tiền tệ. Công cụ theo dõi CME FedWatch Tool cho thấy khả năng Fed hạ lãi suất tháng 6 là 80%. Tỷ lệ này tăng so với chỉ 28% cách đây một tháng.
Từ đầu tuần, thị trường chứng khoán Mỹ liên tục chao đảo vì mối lo ngại dịch virus corona chủng mới đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong hai ngày 24 và 25/2, chỉ số S&P 500 sụt tới 7,6% do dịch virus corona chủng mới diễn biến bức tạp, thổi bay hơn 2.100 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Mỹ.
Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ quý I, về 1,2%. Công cụ theo dõi của Fed Atlanta cho rằng tốc độ này là 2,6%. Cả hai đều cách suy thoái rất xa.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết họ sẽ có đánh giá tốt hơn về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế trong ba hoặc bốn tuần tới. Và hiện tại là quá sớm để nói về điều này.
Đồng đô la đã giảm 0,5% xuống 0,9716 franc Thụy Sĩ, một loại tiền tệ thường được tìm kiếm như một nơi trú ẩn an toàn.
Đồng đô la đã giảm từ mức cao nhất trong ba tháng so với bảng Anh và giảm so với đồng euro khi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm đạt mức thấp kỷ lục trong bối cảnh lo ngại về việc liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới ảnh hưởng từ dịch bệnh hay không.
Cuối tuần trước, các số liệu sản xuất công nghiệp của Đức và Pháp được công bố cho thấy kết quả tệ hơn nhiều so với những dự báo trước đó, thúc đẩy đà bán tháo trên thị trường chứng khoán.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu… Đây là lý do nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có thêm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ các ngân hàng trung ương, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ngày 27/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.234 đồng (giảm 5 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.881 đồng.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.185 đồng (mua) và 23.325 đồng (bán). Eximbank: 23.170 đồng (mua) và 23.330 đồng (bán).
Đông Sơn
Theo vietnamnet.vn
Tỷ giá ngoại tệ ngày 27/2, USD lấy đà phục hồi
Đồng đô la đã phục hồi từ mức thấp trong hai tuần khi trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) buộc phải hạ lãi suất.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,1% ở mức 99,04, phục hồi từ mức thấp nhất trong hai tuần là 98.876 trong phiên trước đó.
Khi dịch bệnh bắt đầu nhanh chóng lan sang Trung Đông và châu Âu, một số nhà đầu tư cho rằng, Fed buộc phải hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Các quan chức Fed đang theo dõi tình hình, cảnh giác hành động trước các bằng chứng về thiệt hại kinh tế. Họ hiện giữ quan điểm bất kỳ ảnh hưởng nào cũng chỉ là tạm thời.
Ngay cả khi họ cắt giảm lãi suất, hiệu quả sẽ bị hạn chế. Cắt giảm lãi suất thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, nhưng vấn đề bây giờ là liệu công nhân và doanh nghiệp có thể cung cấp chúng hay không.
Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết, ngân hàng trung ương theo dõi tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu có cần thay đổi chính sách tiền tệ hay không. Trong khi đó, thị trường tiền tệ vẫn dự báo khả năng giảm lãi suất của Fed khá cao.
Trái ngược với Fed, các ngân hàng trung ương lớn khác của thế giới như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản hạn chế để nới lỏng với lãi suất.
Các quan chức cấp cao trong ngành tài chính-ngân hàng của Nhật Bản, gồm Bộ Tài chính, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), vừa nhóm họp khẩn cấp để thảo luận về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán nước này trong thời gian gần đây.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong nước biến động dữ dội do tác động tiêu cực của việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và gần đây nhất là dịch COVID-19.
Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế quý IV/2019, theo đó Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý II/2014.
Ngày 26/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.239 đồng (giảm 6 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.886 đồng.
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.239 đồng/USD, giảm thêm 6 đồng so với ngày trước đó. Điều này cũng đẩy giá USD tại nhiều ngân hàng đi xuống.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.185 đồng (mua) và 23.325 đồng (bán). Eximbank: 23.170 đồng (mua) và 23.330 đồng (bán).
Đông Sơn
Theo Vietnamnet.vn
Tỷ giá ngoại tệ ngày 17/2, USD tăng mạnh USD tăng mạnh trên mức 99 điểm trong bối cảnh lo ngại dịch bệnh COVID-19 và tình hình kinh tế giảm sút ở nhiều quốc gia. Chỉ số US Dollar Index đo sức mạnh của đồng bạc xanh giao dịch ở mức 99,037, tăng 0,08%. Sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) ở Trung Quốc "có thể"...