Tỷ giá ngoại tệ 21.6: Tỷ giá trung tâm giảm, USD tự do rơi mạnh
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (21.6) tiếp tục suy yếu. Giá USD trên thị trường trong nước giảm cùng chiều với giá USD thế giới. Trong khi đó Euro lại tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ 21.6: Giá USD tiếp tục suy yếu.
Tỷ giá quy đổi 1 USD bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm hôm nay (21.6) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá ở mức 23.055 VND/USD, giảm 9 đồng so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào ở mức 23.200 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.707 VND/USD (không đổi so với phiên trước đó).
Giá USD tự do ở mức: 23.280 – 23.320 đồng (mua – bán), giảm 48 đồng ở chiều mua vào và giảm 18 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức: 23.240 đồng – 23.360 đồng (mua – bán), giảm 15 đồng ở cả hai chiều so với phiên trước.
Giá 1 USD đổi sang VND tại BIDV niêm yết theo tỷ giá: 23.235 đồng – 23.355 đồng (mua – bán), giảm 20 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 23.230 đồng – 23.360 đồng (mua – bán), giảm 19 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Giá 1 USD đổi sang VND tại Techcombank niêm yết theo tỷ giá 23.225 đồng – 23.365 đồng (mua – bán), giảm 10 đồng ở cả hai chiều so với trước đó.
Giá USD tại ngân hàng Eximbank, giá mua – bán USD là 23.240 – 23.350 đồng/ USD, giảm 30 đồng so với phiên giao dịch trước đó.
Video đang HOT
Giá USD tại Ngân hàng ACB hiện là 23.225 đồng (mua) và 23.345 đồng (bán).
Giá USD thế giới tiếp tục đà giảm
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,47% xuống mức 96,66 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ các đồng tiền trong rổ tiền tệ thế giới (nguồn CNBC)
Theo đó, 1 Euro đổi 1,1293 USD; 1 USD đổi 107,35 Yen; và 1,2705 bảng Anh GBP đổi 1 USD.
Đồng USD rơi sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) giữ nguyên lãi suấtcơ bản ở biên độ 2,25-2,5%. Tuy nhiên, Fed để mở cánh cửa cho khả năng cắt giảm trong tương lai.
Fed cùng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Dự trữ Úc có chung quan điểm cần kích thích chính sách để duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều đó thúc đẩy lợi nhuận lớn trong các loại tiền tệ có năng suất cao hơn như New Zealand, đôla Úc và Canada.
“Chắc chắn thị trường đã coi đây là một bước ngoặt và là một lý do để bán đô la”, ông Lee Ferridge, người đứng đầu chiến lược vĩ mô khu vực Bắc Mỹ của State Street Global Marketscho biết.
Đồng đô la chịu áp lực thêm sau khi lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm chuẩn giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm.
Sự suy yếu của đồng đô la trên diện rộng đã thúc đẩy nhu cầu đối với các loại tiền tệ định hướng rủi ro.
Đồng euro vượt qua mức 1,13 USD lên mức cao nhất trong một tuần. Đồng đôla Úc và New Zealand tăng lần lượt 0,61% và 0,80%.
Mặc dù đồng đôla có vẻ yếu hơn trong ngắn hạn, một số nhà đầu tư đã nghi ngờ xu hướng giảm sẽ tiếp diễn.
Kỳ vọng tăng lên cho việc cắt giảm lãi suất của Fed, thị trường dự báo sẽ có ba lần cắt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm và có đến 5 lần cắt giảm từ nay đến giữa năm 2020.
H.M
Theo laodong.vn
Niềm tin lan rộng, phố Wall lên đỉnh lịch sử mới
Tin vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất và kỳ vọng Mỹ - Trung sẽ nối lại đàm phán thương mại giúp phố Wall tiếp tục có phiên khởi sắc trong ngày thứ Năm (20/6), trong đó Dow Jones và S&P 500 thiếp lập đỉnh cao lịch sử mới.
Ảnh AFP
Trong phiên thứ Tư (19/6), sau thời gian lình xình, phố Wall đã vùng tăng trong ít phút cuối phiên sau khi có kết quả cuộc họp của Fed với giọng điệu ôn hòa và tuyên bố sẵn sàng giảm lãi suất trong những tháng tới nếu kinh tế Mỹ yếu kém.
Tiếp nối niềm tin này, cùng với khả năng Mỹ và Trung Quốc nối lại các cuộc đàm phán trước cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 cuối tháng ở Nhật Bản như thông báo trước đó của ông Trump giúp phố Wall duy trì đà tăng trong phiên thứ Năm với mức tăng mạnh hơn nhiều phiên thứ Tư.
Bên cạnh đó, sự khởi sắc của giá dầu thô cũng giúp nhóm cổ phiếu năng lượng tăng vọt hơn 2,2% trong phiên, qua đó góp phần kéo phố Wall tăng mạnh. Trong đó, Dow Jones và S&P 500 đã thiết lập mức đỉnh lực sử mới, còn Nasdaq cũng đang ở gần mức đỉnh lịch sử.
Kết thúc phiên 20/6, chỉ số Dow Jones tăng 249,17 điểm ( 0,94%), lên 26.753,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,72 điểm ( 0,95%), lên 2.954,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 64,02 điểm ( 0,80%), lên 8.051,34 điểm.
Sau khi Fed ông Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra giọng điệu ôn hòa về chính sách tiền tệ của ECB, thậm chí có biết có thể giảm lãi suất, hoặc mở rộng chương trình mua trái phiếu nếu kinh tế khu vực đồng euro suy yếu, đến lượt Fed sau cuộc họp 2 ngày kết thúc chiều thứ Tư cũng đưa ra thông điệp tương tự. Theo đó, Fed giữ nguyên lãi suất sau cuộc họp này, nhưng ngỏ ý sẵn sàng giảm lãi suất trong các tháng tới nếu kinh tế Mỹ yếu kém.
Tiếp đến, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dù đi ngược lại với Fed và ECB khi đe dọa tăng và không giảm lãi suất, nhưng hôm thứ Năm, Ủy ban Chính sách tiền tệ cắt giảm dự báo tăng trưởng quý II của Anh xuống 0, khiến thị trường dự đoán BoE sẽ phải nghĩ lại. Trong cuộc họp kết thúc hôm thứ Năm, BoE đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất.
Với động thái trên của các ngân hàng trung ương, cùng kỳ vọng cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ được nối lại giúp chứng khoán châu Âu hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm lên mức cao nhất 6 tuần sau phiên điều chỉnh trước đó.
Kết thúc phiên 20/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 20,90 điểm ( 0,28%), lên 7.424,44 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 46,86 điểm ( 0,38), lên 12.355,39 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 17,13 điểm ( 0,31%), lên 5.535,57 điểm.
Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng mạnh trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với việc Fed sẵn sàng cắt giảm lãi suất, cung kỳ vọng cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ được nối lại để tìm được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài gần 1 năm qua. Trong đó, chứng khoán Nhật Bản dù hãm đà tăng do đồng yên tăng, nhưng vẫn lên mức cao nhất 6 tuần, chứng khoán Trung Quốc lên mức cao nhất 8 tuần và chứng khoán Hồng Kông lên mức cao nhất gần 6 tuần.
Kết thúc phiên 20/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 128,99 điểm ( 0,60%), lên 21.462,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 69,32 điểm ( 2,38%), lên 2.987,12 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 348,29 điểm ( 1,23%), lên 28.550,43 điểm.
Tương tự, giá vàng cũng tiếp tục tăng vọt trong phiên thứ Năm, thậm chí mức tăng còn gấp đôi so với phiên thứ Tư, lên mức cao nhất 5 năm khi kim loại quý được hưởng lợi từ chính sách tiền tệ ôn hòa của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed và ECB sẵn sàng giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Ngoài ra, vai trò trú ẩn an toàn của vàng cũng được nâng cao do căng thẳng gia tăng ở vùng vịnh giữ Mỹ và Iran.
Kết thúc phiên 20/6, giá vàng giao ngay tăng 28 USD ( 2,06%), lên 1.387,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 48,1 USD ( 3,57%), lên 1.396,9 USD/ounce.
Giá dầu thô sau phiên điều chỉnh nhẹ hôm thứ Tư, cũng quay đầu tăng mạnh trong phiên thứ Năm khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ, làm gia tăng thêm căng thẳng và làm dấy lên lo ngại sẽ có cuộc đối đầu quân sự giữa Tehran và Washington. Bên cạnh đó, việc Fed sẵn sàng giảm lãi suất khiến đồng USD giảm mạnh cũng hỗ trợ cho các loại hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh như vàng, dầu mỏ.
Kết thúc phiên 20/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,89 USD ( 5,38%), lên 56,65 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,63 USD ( 4,25%), lên 64,45 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Đồng minh bỏ đồng USD, bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ Một xu hướng bất ngờ xảy ra là việc ngay cả những đồng minh của My cũng muôn thoát khỏi đông USD và gia tăng bán trái phiếu kho bạc Mỹ. Bai viết trên trang web của Sputnik cho biết, ty lê đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu đa giảm xuông mức thâp nhât kể từ đầu thế kỷ....