Tweet đầu tiên của Jack Dorsey chốt giá 2,9 triệu USD
Hôm 22.3, dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey đã được Sina Estavi – CEO Bridge Oracle mua lại với giá 1.630,58 Ether (tương đương 2,9 triệu USD), đánh dấu thời điểm tròn 15 năm kể từ khi ông lần đầu đăng bài trên Twitter.
CEO Twitter sẽ quyên góp số tiền bán tweet cho quỹ từ thiện
Tweet có nội dung “just setting up my twttr” (vừa thiết lập Twitter của tôi) đăng vào ngày 22.3.2006 là dòng tweet đầu tiên trên thế giới. Đến ngày 6.3 năm nay, Jack Dorsey rao bán dòng tweet dưới dạng NFT trên khu chợ số Valuables và chỉ sau vài phút đã có người ra giá 88.888 USD. Sau hơn 2 tuần đấu giá, NFT này cuối cùng cũng thuộc về Sina Estavi.
Theo đó, Jack Dorsey sẽ nhận được 95% số tiền từ việc bán tweet, còn Cent – công ty đứng sau trang Valuables hưởng 5%. CEO Cent Cameron Hejazi cho biết: “Những tài sản này sẽ tăng hoặc giảm giá trị, nhưng vẫn sẽ được giữ lại trong sổ cái và trong lịch sử, cho thấy bạn đã mua chúng vào thời điểm này, sự kiện đó không chỉ lưu lại đối với người mua, người bán mà cả trong trí nhớ của những người quan sát”.
Đoạn tweet của Jack Dorsey tìm được chủ sở hữu
Chốt lại thương vụ, Jack Dorsey không quên gửi lời cảm ơn đến Estavi và hứa chuyển số tiền thu được sang Bitcoin để quyên góp cho quỹ từ thiện Africa Response của Give Directly.
Theo Valuables , dòng tweet vẫn hiện diện trên Twitter sau khi được bán, nhưng chủ nhân mới sẽ nhận chữ ký số xác thực quyền sở hữu đối với NFT.
Token không thể thay thế (NFT) là một dạng vật phẩm ảo được xác thực bằng công nghệ blockchain. Dù đã có từ lâu, NFT gần đây bỗng trở thành trào lưu mới trong cộng đồng tiền điện tử, khiến các nhà sưu tập sẵn sàng bỏ hàng triệu USD để sở hữu chúng. NFT có thể là bất cứ thứ gì trên mạng, chẳng hạn như một bức ảnh, một bài hát, một dòng tweet…
Những tài sản NFT kỳ lạ giá hàng triệu USD
Nhiều người nổi tiếng đang tham gia vào cơn sốt NFT với những tài sản kỳ lạ, từ album nhạc cho đến một câu nói truyền cảm hứng.
Nhân vật công nghệ nổi tiếng đầu tiên tham gia vào cuộc chơi NFT là CEO Twitter, Jack Dorsey. Ngày 6/3, Dorsey đã bán tweet đầu tiên của mình với giá 2,5 triệu USD dưới dạng NFT. Sau đó CEO của Tesla cũng đăng bán một đoạn nhạc điện tử dưới dạng mã hoá tương tự. Bạn gái của Musk - ca sĩ Grimes - cũng đã kiếm được hàng triệu USD từ bộ sưu tập tranh NFT.
Đoạn nhạc điện tử dưới dạng NFT được Elon Musk rao bán hôm 16/3.
Trên chợ ảo NFT, người ta còn phát hiện tỷ phú kiêm ngôi sao truyền hình Mark Cuban bán một câu nói truyền cảm hứng của mình với nội dung: "Không ai thay đổi thế giới bằng cách làm việc mọi người đang làm".
Shawn Mendes, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Canada đã hợp tác với Genies, công ty sản xuất avatar 2D để tạo ra phiên bản kỹ thuật số cây đàn guitar và nhẫn vàng của mình rồi bán chúng dưới dạng NFT. Rapper Ja Rule cũng bán đấu giá một bức tranh sơn dầu dưới dạng NFT và đề nghị được ký tặng cho người mua. Kings of Leon là ban nhạc đầu tiên bán một album hoàn toàn mới, có tựa đề When You See Yourself, dưới dạng NFT.
Trong thế giới thể thao, Rob Gronkowski, cầu thủ bóng đá Mỹ thông báo sẽ tung ra bộ sưu tập NFT của riêng mình, gồm bốn tác phẩm nghệ thuật kỷ niệm chiến thắng của đội tuyển anh đã gắn bó. Tiền vệ Patrick Mahomes của đội bóng Kansas City Chiefs đã bán được một tác NFT trị giá hàng triệu đôla chỉ trong vài phút.
Bức tranh NFT giá 17.000 USD của Paris Hilton.
Doanh nhân, ngôi sao truyền hình trực tuyến của Mỹ, Paris Hilton bán một bức tranh con mèo dưới dạng NFT với giá 17.000 USD. Diễn viên Lindsay Lohan đã bán NFT "Lightning" của mình với giá 50.000 USD và hứa sẽ quyên góp cho các tổ chức chấp nhận tiền điện tử.
NFT giống một chứng chỉ xác thực. Trong thế giới thực, chứng chỉ có thể là một tờ giấy. Trên Internet, chứng chỉ này là một chuỗi ký tự được kết nối với blockchai. Do tính chất của blockchain là một mạng lưới máy tính lớn trên khắp thế giới, kết nối với nhau để tạo ra sổ cái kỹ thuật số dùng chung. Mỗi máy tính sẽ cần thực hiện các phép tính phức tạp cho mỗi lần ghi, vì vậy, không ai có thể gian lận được. Từ đó, tạo ra tính an toàn, duy nhất, và dễ dàng kiểm chứng của NFT. Ngày càng nhiều người có ảnh hưởng trên Internet tham gia vào cơn sốt NFT. Nhiều ngôi sao YouTube như Logan Paul, Zach "ZHC" Hsiehn cũng bắt đầu thử nghiệm công nghệ mới này.
Mặc dù được nhiều người nổi tiếng ủng hộ, NFT cũng đang bộ lộ nhiều lỗ hổng. Không ít nghệ sĩ phát hiện các tác phẩm nghệ thuật của mình bị "đánh cắp" và rao bán công khai trên các nền tảng giao dịch NFT. Trên OpenSea và Rarible, hai nền tảng giao dịch phổ biến của NFT, người bán không cần xác minh mình là sở hữu thật sự của tác phẩm. Quy trình định danh thành viên trên các trang web này cũng rất đơn giản. Khuyến nghị duy nhất trang web đưa ra cho những giao dịch NFT là "Hãy tự tìm hiểu".
Cuộc đời tỷ phú bán dòng tweet với giá 2,5 triệu USD Sáng lập Twitter, giữ 2 chức giám đốc cùng lúc, Jack Dorsey có thể ghi dấu ấn trong trào lưu mới: NFT. Phiên đấu giá bài viết đầu tiên của Jack Dorsey, nhà sáng lập và CEO Twitter sẽ kết thúc trong ngày 22/3 (giờ Việt Nam). Mức giá cao nhất trả để sở hữu dòng tweet này bằng công nghệ sở hữu...