TV QLED bán chạy trên thế giới
TV QLED bán được 2 triệu sản phẩm chỉ trong nửa đầu năm 2019, gấp đôi so với một năm trước.
Phát biểu trong cuộc họp bên lề trong chuỗi sự kiện tại IFA 2019, Chủ tịch bộ phận kinh doanh sản phẩm nghe nhìn của Samsung, ông Han Jong-Hee cho biết hãng bán được 2 triệu TV QLED trong nửa đầu năm nay, “Chúng tôi hy vọng sẽ bán được hơn 5 triệu TV QLED trong năm nay bằng cách mở rộng dòng sản phẩm và màn hình lớn”.
Tại Việt Nam, số lượng TV QLED bán ra cũng tăng mạnh trong quý 2 năm 2019 với gần 16.000 sản phẩm (theo số liệu của GfK). Dù là công nghệ màn hình mới xuất hiện cách đây vài năm nhưng với sự đột phá riêng, TV QLED đã đạt những lợi thế nhất định trong ngành công nghiệp TV và được thị trường nồng nhiệt đón nhận.
Năm 2017, Samsung giới thiệu dòng TV QLED ra thị trường. Ông lớn công nghệ Hàn Quốc này thậm chí còn thành lập một Liên minh QLED (QLED Alliance) cùng Hisense và TCL để sản xuất và giới thiệu công nghệ màn hình mới.
Không phải ngẫu nhiên màn hình QLED lại thực hiện được cú “lật đổ” ấn tượng mặc dù “sinh sau đẻ muộn hơn” so với các công nghệ khác
Phương thức hoạt động của màn hình QLED
Hiểu một cách đơn giản, chấm lượng tử là một phân tử cực kỳ nhỏ bé nhưng có nhiều tính chất đặc biệt. Dù vậy, trong công nghệ TV, điều khiến chúng được quan tâm nhiều nhất là khả năng phát sáng khi được cung cấp năng lượng.
Tùy thuộc kích thước của chấm lượng tử, chúng có thể phát sáng ở các dải màu khác nhau. Vì thế, một chấm lượng tử với kích thước nhỏ nhất có thể phát ra màu xanh dương, chấm có kích thước lớn hơn một chút sẽ sinh màu xanh lá, trong khi đó chấm lớn nhất sẽ có màu đỏ. Điều này là cực kỳ hữu ích bởi 3 màu sắc cơ bản nói trên chính là cách hình ảnh trên TV được tạo ra.
Video đang HOT
Ở thời điểm hiện tại, màn hình QLED của Samsung tạo ra hình ảnh ấn tượng bằng cách đặt một lớp mỏng nhưng bao gồm nhiều điểm lượng tử trước môt tấm nền LED màu xanh. Dựa vào ánh sáng từ tấm nền này, kèm theo điện năng được cung cấp, các chấm lượng tử sẽ hiển thị các màu sắc tương ứng.
Công nghệ chấm lượng tử bền bỉ
Màn hình QLED có thể dễ dàng tăng kích thước, do đó, Samsung có thể cho ra mắt những mẫu TV với màn hình trên dưới 100 inch cùng các công nghệ mới
Từ việc hiểu cách hoạt động của màn hình QLED, không khó để thấy một trong những lợi thế lớn nhất của công nghệ màn hình này nằm ở việc nó có thể hiển thị được hình ảnh với màu sắc cực kỳ trung thực và chi tiết nhờ vào lớp chấm lượng tử dày đặc.
Màn hình QLED cũng có lợi thế lớn khi nhắc đến độ sáng của màn hình. Sử dụng đèn nền tách biệt, thay vì dựa vào mỗi điểm ảnh để tự phát sáng, độ sáng tối đa mà màn hình QLED mang lại là cực kỳ ấn tượng, cho phép người dùng có thể tận hưởng trọn vẹn hình ảnh ngay cả trong điều kiện ánh sáng môi trường mạnh. Chấm lượng tử cũng có thể tối ưu ánh sáng bằng cách tạo ra các gam màu sáng hơn nữa trong dải màu mà không làm bão hòa hình ảnh.
Đó là chưa kể đến việc màn hình QLED có độ bền cao. Theo đánh giá của chuyên trang công nghệ Đức – Rtings, QLED cũng là TV không có hiện tượng lưu ảnh sau thời gian dài sử dụng như những dòng OLED. Màn hình QLED của Samsung cũng được thị trường chứng minh là bền và hiệu quả. Vậy nên Samsung đã dám cam kết bảo hành không lưu ảnh trong 10 năm với dòng TV QLED của hãng.
Nhiều chuyên gia công nghệ dự đoán màn hình QLED sẽ còn tiếp tục phát triển và đạt được sự phổ biến rộng rãi hơn trong tương lai gần. Lớp chấm lượng tử sẽ còn biến đổi theo công nghệ để mang đến cho người dùng những trải nghiệm hình ảnh ấn tượng hơn. Cho tới lúc đó, cuộc đua giữa màn hình QLED và OLED, ít nhất là tại Việt Nam, dường như đã có những lằn ranh cách biệt lớn.
Theo Thanh Niên
"Một nửa thị trường TV 8K sẽ là của Samsung"
Samsung đang lên kế hoạch thúc đẩy doanh số bán TV 8K trong năm nay đối với cả dòng TV QLED lẫn microLED. Thậm chí Samsung còn đặt kỳ vọng sẽ chiếm tới hơn một nửa thị phần trên thị trường TV 8K trong năm 2019 này.
Chủ tịch Bộ phận Visual Display của Samsung, ông Han Jong-hee mới đây đã chia sẻ về mục tiêu của công ty trong năm 2019. Theo đó, Samsung đặt kỳ vọng sẽ chiếm hơn một nửa số TV 8K bán ra trên thị trường trong năm nay.
TV 8K lần đầu được ra mắt tại Hàn Quốc vào tháng 11/2018 và kể từ đó, hơn một nửa số TV cỡ lớn chủ yếu là các mẫu TV 8K đã được bán ra thị trường nội địa.
Han kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tăng mạnh trong năm nay, qua đó phấn đấu đặt mục tiêu "hơn một nửa số TV 8K cao cấp được bán trong năm nay sẽ là những sản phẩm của Samsung".
Ông cũng khẳng định, công nghệ mạng 5G sẽ mở ra cơ hội phát triển thêm nhiều nội dung giải trí 8K hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Samsung lần đầu giới thiệu TV 8K tại CES 2018 và sau đó đã bán những model QLED 8K đầu tiên tại Hàn Quốc, Mỹ, Nga và Châu Âu hồi cuối năm 2018.. Năm ngoái, Samsung có bốn biến thể TV 8K với kích thước lớn nhất tới 85 inch và trong năm nay, công ty dự kiến tung ra thêm sáu model TV 8K mới trong đó có model lớn nhất tới 98 inch.
Công ty hiện đang có kế hoạch mở rộng thị trường sang Mỹ La Tinh, Trung Đông và Châu phi sau khi giới thiệu dòng TV QLED 2019 vào tháng trước. Cũng tại sự kiện CES 2019, nhiều đối thủ của Samsung là Sony, LG cũng đã trình diễn những mẫu TV 8K mới nhất. Điều này hứa hẹn sẽ tạo nên một thế cạnh trạnh vô cùng hấp dẫn trên thị trường TV 8K trong thời gian tới.
Samsung chắc chắn sẽ rất e ngại sự hiện diện của người đồng hương LG trên khi dòng TV OLED của LG đang de dọa chiếm thị phần trong dòng TV cao cấp có kích thước trên 65 inch.
Tuy nhiên Samsung đã làm tốt hơn LG trong năm ngoái. Doanh số bán TV của Samsung tăng mạnh trong Q3 và Q4/2018, đặc biệt trong phân khúc cao cấp. Ngược lại, LG chứng kiến sự suy giảm lợi nhuận của bộ phận TV do chi phí tiếp thị và đầu tư cao.
Q4/2018 chứng kiến lợi nhuận của hầu hết các mảng kinh doanh thế mạnh như chip nhớ hay smartphone đi xuống nhưng mảng kinh doanh TV lại trở thành điểm sáng hiếm hoi của Samsung trong Q4/2018. Sự tăng trưởng này phần lớn nhờ doanh số ấn tượng của dòng TV QLED đang được Samsung tích cực quảng bá.
Chiến lược hiện tại của Samsung là định vị dòng TV QLED như một đối trọng với TV OLED, đồng thời tiếp tục quảng bá cho dòng TV MicroLED mới để tạo lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt so với các đối thủ. Công nghệ TV MicroLED về cơ bản giống OLED khi không sử dụng đèn nền nhưng MicroLED có ưu điểm không gặp phải hiện tượng burn-in giống màn hình OLED.
Samsung đã có một năm cải tiến mạnh mẽ với công nghệ TV MicroLED. Năm ngoái công ty lần đầu cho ra mắt TV MicroLED 146 inch có tên "The Wall" với khả năng lắp ghép nhiều mô-đun màn hình thành một. Sau đó tới CES 2019, công ty tiếp tục cải tiến với việc ra mắt thêm phiên bản MicroLED 75 inch nhỏ gọn và tiện dụng hơn.
Tất nhiên LG cũng không chịu chùn bước trước Samsung. Công ty dự kiến sẽ đầu tư hàng tỷ đô la để xây dựng nhà máy tại Quảng Châu, Trung Quốc trong thời gian tới.
Năm nay Samsung cũng đặt kỳ vọng có thể mở rộng doanh số bán TV 8K tới 60 quốc gia.
Tham khảo ZDnet
Dòng TV QLED của Samsung bán chạy hơn cả TV OLED của 5 hãng sản xuất TV OLED hàng đầu gộp lại Samsung đang cho thấy, không phải công nghệ màn hình OLED mới là xu hướng của ngành công nghiệp TV mà chính là TV QLED. Theo hãng nghiên cứu IHS Markit, doanh số bán TV QLED của Samsung đã vượt xa tổng doanh số bán TV OLED của 5 nhà sản xuất hàng đầu trong ba quý liên tiếp. Cụ thể doanh số...