TV QLED 8K và chiến lược chiếm lĩnh thị trường cao cấp của Samsung
TV QLED 8K 2019 được Samsung tung ra thị trường với hàng loạt công nghệ đột phá, cho thấy quyết tâm chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu của gã khổng lồ Hàn Quốc.
Việc ra mắt TV QLED 8K có thể xem như một bước đi táo bạo của Samsung, bởi ở thời điểm này, nội dung 8K còn rất hiếm. Tuy nhiên, với loạt công nghệ tiên tiến và tính năng được tích hợp vào dải TV QLED 8K 2019, người dùng có thể trải nghiệm các nội dung phát từ nguồn bất kỳ mà vẫn có thể đảm bảo tín hiệu được nâng cấp lên tương đương 8K.
Năm 2009, Samsung giới thiệu đến người tiêu dùng chiếc LED TV đầu tiên với chất lượng hình ảnh được nâng cao đáng kể. Một năm sau đó, TV Full HD ra đời, có độ phân giải 1920×1080. Năm 2013, dòng TV 4K đầu tiên của Samsung ra mắt và nhận được sự đón nhận tích cực từ người dùng.
Lịch sử đường đua những dòng TV cao cấp chưa bao giờ vắng mặt Samsung. Thay vào đó, khi thị trường dường như đang mắc kẹt với dòng TV 4K bởi nguồn phát hạn chế, chất lượng video trực tuyến chưa có nhiều hứa hẹn, thiết bị chuyển đổi đắt đỏ, Samsung tiếp tục tung ra thế hệ TV QLED 8K đầu tiên trên thế giới như một lời thách thức.
Bài toán “quả trứng con gà” về TV và chất lượng nguồn phát, sự thiếu tương hỗ giữa phần cứng – phần mềm, khiến việc tung ra thị trường những chiếc TV cao cấp từng được xem là một sự lãng phí. “Sở hữu những chiếc TV 4K hay 8K cũng không khác gì TV Full HD bởi chất lượng hình ảnh dường như không được nâng cao, không thật sự khác biệt”, anh Minh Vương, nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ về quyết định không đầu tư mua TV 4K cách đây vài năm. Bài toán ấy buộc các ông lớn công nghệ vào cuộc để tìm ra sự khác biệt trong những dòng sản phẩm của mình.
Với tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm và năng lực công nghệ, Samsung đã có câu trả lời cho việc cải thiện chất lượng hình ảnh, nâng tầm trải nghiệm người dùng trên những dòng TV cao cấp nhất của hãng.
QLED 8K 2019 là sự nâng cấp toàn diện về phần cứng. Trong đó, phải kể tới công nghệ chấm lượng tử 8K được phát triển độc quyền bởi Samsung, giúp các hạt nano hấp thụ và biến ánh sáng thành 1 tỷ màu sắc, tái tạo gần như 100% màu sắc thật. Hay công nghệ Direct Full Array giúp phân tích, kiểm soát đèn nền để truyền tải ấn tượng hơn những chi tiết phức tạp, tái tạo màu đen sâu.
Cuối cùng là Ultra Viewing Angle – công nghệ được hãng điện tử Hàn Quốc ấp ủ, nghiên cứu từ lâu nhằm giảm thiểu tối đa sự rỏ rỉ ánh sáng, tạo độ sâu về nền đen, cho góc nhìn rộng gần 180 độ và đảm bảo chất lượng hình ảnh trong mọi bối cảnh không gian.
Những công nghệ này giúp TV QLED 8K tái hiện hình ảnh chân thực, giàu chi tiết và màu sắc gần nhất với mắt người nhìn thấy, đạt chuẩn hình ảnh Hollywood. Điều này có nghĩa là giờ đây, người dùng có thể xem những bộ phim bom tấn tại nhà, trên chiếc TV QLED 8K 2019 và có trải nghiệm tương tự ở rạp chiếu phim.
Bên cạnh phần cứng, QLED 8K 2019 của Samsung được tích hợp công nghệ AI Upsclae, giúp người dùng có thể xem video, phim 4K hay Full HD với chất lượng gần 8K nhất. Ở chế độ chờ, người dùng có thể sử dụng Ambient Mode để biến TV thành những bức tranh treo tường khổng lồ.
Có thể thấy, TV cao cấp giờ đây không chỉ mang đến những công nghệ mới nhất mà còn phải tạo nên hệ sinh thái phong phú, kho nội dung chất lượng, độc quyền cho người dùng.
Video đang HOT
Samsung đã và đang làm điều đó, nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, cũng như tạo lợi thế và khoảng cách với các đối thủ trên thị trường. Hãng điện tử xứ Hàn không ngại chứng tỏ tham vọng của mình trong việc dẫn đầu thị trường TV hạng sang bằng chiến lược đặc biệt.
“Đại dương xanh” được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường, trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết. Chiến lược này được tạo ra nhờ sự khác biệt về sản phẩm và giá trị mới mà chúng mang đến cho người dùng. Đây cũng là chiến lược đang được Samsung áp dụng triệt để cho dòng TV cao cấp của hãng.
Không lơ là phân khúc phổ thông, với kích thước màn hình dưới 50 inch, Samsung vẫn liên tục công phá thị trường ở phân khúc trung và cao cấp với những mẫu trên 65 inch cùng độ phân giải 4K, 8K. Đây không phải là việc làm dễ dàng, bởi sản xuất được một tấm nền lớn cho TV đã khó, sản xuất một tấm nền vừa lớn vừa có độ phân giải cao lại càng khó hơn.
Khác với việc sản xuất mẫu TV đại trà, TV 4K, 8K được xem là sân chơi của riêng những ông lớn, bởi nó đòi hỏi năng lực sản xuất, khả năng phá vỡ giới hạn công nghệ hiện có, cũng như năng lực nghiên cứu thị trường và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thay vì làm những điều dị biệt, không có tính thực tiễn, hoặc không thể thương mại hóa do chi phí sản xuất quá cao, nhà sản xuất cần mang đến giải pháp thực sự cho người dùng, tạo lối đi mới trên thị trường.
Samsung từng có chiếc TV OLED vào năm 2012, nhưng không thương mại hóa sản phẩm này. Thay vào đó, hãng chọn lối đi riêng với dải sản phẩm QLED có chi phí sản xuất thấp hơn, nhằm mục đích tối ưu hóa khả năng tái tạo hình ảnh, màu sắc, độ sáng cũng như mở rộng kích thước của TV.
Samsung giải thích rằng cuộc đua nhiều đối thủ mạnh đòi hỏi hãng tìm ra một chiến lược quan trọng, nhằm tạo khoảng trống thị trường, giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành hàng. Vì thế, việc theo đuổi QLED, bỏ qua OLED là một trong những chiến lược quan trọng của Samsung, nhằm theo đuổi sự khác biệt, cũng như khai thác tối đa nhu cầu của người dùng, thậm chí vượt trên nhu cầu hiện tại của thị trường.
Với TV 8K, nhà sản xuất Hàn Quốc tiếp tục củng cố chiến lược này. Samsung không chỉ tạo ra chiếc TV 8K, mà còn thương mại hóa chiếc TV 8K lớn nhất thế giới, vượt qua giới hạn 88 inch hiện có, khiến giới công nghệ không khỏi trầm trồ. Không dừng lại ở đó, TV QLED 8K của hãng còn được tích hợp hàng loạt công nghệ mới, cùng kho nội dung chất lượng cao hỗ trợ iTunes, bên cạnh YouTube, Netflix, Amazon Prime Video, kho phim Việt 4K phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.
Và hơn cả một thiết bị trình chiếu, TV Samsung mang đến chế độ Ambient Mode, cho phép nhận diện màu sắc, hình ảnh xung quanh căn phòng để tạo nên một bức tranh dành riêng cho không gian và người dùng. Samsung đang mở ra một thế hệ TV tiếp theo cùng tương lai của công nghệ trình chiếu: Sự cá nhân hóa, trải nghiệm chân thực và hình ảnh sắc nét.
Samsung chọn 2019 để tung ra thị trường chiếc TV QLED 8K, một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của ngành hàng, cũng để đánh dấu hành trình 50 năm chinh phục người dùng toàn cầu của hãng. Với những khởi động mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2019, Samsung hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, dựa trên sự nâng cấp công nghệ, phần mềm lẫn tham vọng dẫn đầu thị trường chưa bao giờ dừng lại của mình.
Theo Zing
Chi tiết TV QLED 8K đầu tiên của Samsung ở Việt Nam
Q900R sở hữu thiết kế tối giản, hình ảnh chi tiết, độ sáng cao, màu rực rỡ. Bên cạnh đó, nhờ công nghệ nội suy điểm ảnh AI, Q900R có thể giải bài toán thiếu hụt nội dung 8K.
Mẫu TV Q900R sở hữu tấm nền QLED độc quyền của Samsung. Model này có nhiều kích thước lần lượt là 65, 75, 82, 98 inch, độ phân giải 8K với hơn 33 triệu điểm ảnh. Với mật độ điểm ảnh này, Q900R có độ nét gấp 4 lần TV 4K và 16 lần TV Full HD.
Q900R sử dụng công nghệ đèn nền Direct Full Array 16X giúp kiểm soát tốt hơn các điểm ảnh giảm được hiện tượng hở sáng, cho độ sâu màu đen tốt hơn.
Ngoài ra, Samsung Q900R được trang bị công nghệ Ultra Viewing Angle, giúp giảm thiểu rò rỉ sáng cho góc nhìn rộng, khắc phục tốt điểm yếu của màn hình QLED trước đây.
Qua trải nghiệm, độ sâu màu đen của TV Q900R ở mức khá, kết hợp với công nghệ chấm lượng tử với mức sáng 4.000 nit giúp độ tương phản, tái hiện HDR của TV tốt. Bên cạnh đó, công nghệ chấm lượng tử HDR giúp TV hiển thị màu sắc rực rỡ, không bị bệt màu hơn các model khác trên thị trường. Điều này giúp Samsung tiếp tục duy trì thế mạnh về khả năng hiển thị bắt mắt của hãng.
Thiếu hụt nội dung 8K luôn là điều khiến khách hàng lo ngại khi quyết định mua Q900R. Hiểu được điều này, Samsung trang bị cho TV thuật toán xử lý và nâng chất lượng hình ảnh. Với con chip tích hợp trí tuệ nhân tạo, Q900R có thể nội suy điểm ảnh, nâng hình ảnh Full HD lên chất lượng 8K.
Qua trải nghiệm tính hiệu TV kỹ thuật số, Q900R có khả năng hiển thị các kênh truyền hình thông thường với độ chi tiết cao, màu sắc rực, không bệt. Từ khoảng cách 2 mét, với màn hình 65 inch, người xem không bị hiện tượng vỡ hạt gây khó chịu.
Cũng nhờ con chip AI, TV Q900R có thể tự động điều chỉnh độ sáng màn hình, âm thanh TV phù hợp với nội dung và không gian phòng. Điều này giúp người dùng không phải chủ động chỉnh độ sáng hay âm lượng cho phù hợp. Ngoài ra, TV còn có thể ghi nhớ thói quen hiển thị và âm lượng của người dùng để tự động tinh chỉnh.
Chân đế của Q900R gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn cho kích thước màn hình 65 inch. Bên cạnh đó, chân đế này có có rãnh giấu dây khá thẩm mỹ.
So với các model khác, Q900R khá dày. Tuy vậy, độ dày được phân tán đều, giúp TV đồng bộ hơn khi trang trí. Một số mẫu TV khác có viền rất mỏng nhưng các linh kiện khác dồn vào giữa khiến độ dày tăng đáng kể.
Model này trang bị loa công suất 60 W, 4.2 kênh. Qua trải nghiệm, loa Q900R có khả năng phát riêng biệt giọng nói trong các bộ phim, tùy chỉnh âm thanh phù hợp với nội dung trình chiếu. Loa cho trải nghiệm nghe to, trong và không tạo cảm giác mệt khi nghe thời gian dài.
Ngoài ra, Q900R cũng được tích hợp tính năng Ambient Mode. Tính năng này giúp biến TV thành một khung tranh khi không sử dụng với lượng điện năng tiêu thụ chỉ 40% so với khi hoạt động. Với tính năng này, TV sẽ tự động nhận diện môi trường sáng trong phòng để hòa mình vào tường như một vật trang trí.
Q900R sử dụng một dây kết nối duy nhất với tên gọi One Connect. Dây này đồng thời truyền dữ liệu âm thanh, hình ảnh vừa kết nối TV với nguồn điện. Điều này giúp Q900R tinh gọn hơn, không gây rối mắt khi xem. Đặc biệt thích hợp khi treo TV lên tường.
Dây One Connect sẽ kết nối TV với một hub màu đen có thiết kế tinh giản. Hub này hỗ trợ 4 cổng HDM, 3 cổng USB A, 1 cổng LAN, 1 cổng AV... Ngoài ra, Q900R còn hỗ trợ các kết nối như WiFi, Bluetooth, Airplay 2...
Q900R sở hữu remote bằng thép sang trọng hỗ trợ điều khiển giọng nói. Bộ điều khiển này có thể kết nối với hộp truyền kỹ thuật số, giúp người dùng chỉ cần sử dụng một remote duy nhất để chỉnh mọi thứ.
Với Q900R, người dùng có thể sử dụng TV như một bộ điều khiển trung tâm các thiết bị thông minh IoT trong gia đình. Tuy vậy, tính năng này đòi hỏi người dùng sử dụng các thiết bị của Samsung. Hiện Q900R được bán tại Việt Nam với mức giá gần 120 triệu đồng cho phiên bản 65 inch.
Theo Zing
Samsung công phá thị trường với loạt TV QLED 8K đầu tiên trên thế giới Samsung tiếp tục thể hiện rõ tham vọng giữ vững ngôi vương ở ngành công nghiệp TV, qua việc giới thiệu chiếc TV QLED 8K đầu tiên trên thế giới, tích hợp nhiều công nghệ thú vị và thiết kế cực kì sang trọng. Sự kiện vào ngày 10/4 tại Hà Nội vừa qua đã diễn ra rất hoành tráng, đem lại cảm...