Tuyệt đối không tự mua kháng sinh trị viêm tiết đường niệu
Trẻ em bị viêm đường tiết niệu gặp khá nhiều, chỉ đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hoá. Đặc biệt ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang.
Ảnh minh họa
Con gái tôi mới 3 tuổi, nhưng gần đây cháu hay bị tiểu dắt, tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần tôi vệ sinh cho cháu, cháu thường rất hoảng sợ.
Chị bạn tôi bảo, có thể bé bị viêm tiết niệu, chỉ cần cho cháu uống thuốc kháng sinh sẽ khỏi. Vậy xin hỏi, tôi nên mua loại kháng sinh nào cho cháu uống? Mong bác sĩ giải đáp.
Trần Thị Thu Trà (Bắc Giang)
Trẻ em bị viêm đường tiết niệu gặp khá nhiều, chỉ đứng sau viêm đường hô hấp và viêm đường tiêu hoá. Đặc biệt ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang.
Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn E.coli và có thể do một số ký sinh trùng (vi nấm) hoặc do virus. Vì vậy, tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra sẽ có biện pháp điều trị và các loại thuốc khác nhau cho phù hợp.
Video đang HOT
Ở giai đoạn bệnh nhẹ, có thể sử dụng kháng sinh thông thường như: amoxicillin, bactrim, trimethoprim… cho bé. Nhưng nếu bị nhiễm khuẩn nặng, lúc này cần phải phối hợp 2 loại kháng sinh tiêm trong thời gian từ 3-5 ngày mới đạt hiệu quả điều trị.
Do đó, bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm kháng sinh đồ thích hợp điều trị cho con mới đem lại kết quả tốt.
Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh tại các hiệu thuốc để điều trị cho bé. Bởi việc làm này gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. Nếu thuốc không hiệu quả còn làm quá trình điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cháu. Không chỉ với riêng bệnh này, mà khi con có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào bạn cũng không được tùy tiện mua thuốc theo lời mách bảo của người khác bạn nhé.
Ngoài ra bạn cũng phải lưu tâm đến vấn đề vệ sinh của con. Sau mỗi lần cháu tiểu tiện hoặc đại tiện, cần vệ sinh sạch sẽ tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập cơ thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Hằng ngày nên cho con uống đủ nước, ăn thêm rau, hoa quả để giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh hơn.
Chúc bé mau khỏe.
Nhận biết, phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm trùng tại hệ thống bài tiết nước tiểu.
Khi nhiễm trùng chỉ xảy ra ở bàng quang người bệnh thường thấy đau và khó chịu. Nhưng khi nhiễm trùng lan lên thận có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, không phải ai cũng có các biểu hiện một cách điển hình và rõ rệt. Nhưng hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện nhiễm trùng tiết niệu rõ rệt: Luôn có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ được một lượng ít nước tiểu (tiểu tắt); cảm giác bỏng rát hoặc rát khi đi tiểu (tiểu buốt), có thể có máu trong nước tiểu khi đi tiểu gần hết hay trong toàn bộ nước tiểu (đái máu cuối bãi hoặc toàn bãi); nước tiểu có thể có màu đục và có mùi hôi. Ngoài ra có thể quan sát triệu chứng đặc biệt khác tùy theo phần nào của đường tiết niệu bị nhiễm.
Nếu là bị viêm bể thận cấp tính: đau vùng hông lưng hoặc mạng sườn, sốt cao, có thể kèm theo có run, buồn nôn và nôn. Nếu là viêm bàng quang: cảm giác tức nằng vùng bụng dưới hoặc đau tức, khó chịu vùng hạ vị, tiểu buốt, rắt và nước tiểu có mùi hôi. Nếu là viêm niệu đạo: cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, nam giới có thể thấy dịch mủ chảy ra từ dương vật.
Nguyên nhân gây bệnh
Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên ở bàng quang. Thông thường đường tiết niệu có những đặc tính để chống lại sự nhiễm trùng thông qua ức chế sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ những tác nhân vi khuẩn gây bệnh đó.
Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiết niệu, lưu trú và nhân lên cho đến khi gây ra nhiễm trùng thực sự. Một số ít trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn đến từ đường máu.
Đại đa số các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn gram âm gây ra, hay gặp nhất là Escherichia coli (E.coli). Ngoài ra còn do Klebsiella Proteus, Pseumodonas hoặc Enterobacter. Vi khuẩn gram ít gặp hơn. Hiếm hơn là các vi khuẩn bệnh viện, nấm, virus...
Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể biến chứng nguy hiểm.
Viêm bàng quang có thể xuất hiện ở phụ nữ sau khi quan hệ tình dục. Nhưng ngay cả ở những cô gái trẻ hay những cô gái chưa quan hệ tình dục cũng có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu thấp bởi vì hậu môn của phụ nữ rất gần lỗ niệu đạo. Phần lớn các trường hợp viêm bàng quang là do Escherichia coli gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường gặp trong đường tiêu hóa.
Trong trường hợp viêm niệu đạo loại vi khuẩn gây bệnh thường cũng là loại gây nhiễm trùng ở thận và bàng quang. Ngoài ra, do niệu đạo của phụ nữ nằm gần âm đạo, các bệnh lây qua đường tình dục Herpes simplex, Chlamydia cũng là những nguyên nhân có thể gặp.
Đối với nam giới, thường bị nhiễm do các loại vi khuẩn thường gặp trong quá trình quan hệ tình dục. Phần lớn các nhiễm trùng ở nam giới là do lậu cầu và Chlamydia
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu có nguy hiểm?
Nếu được điều trị ngay và đúng thì hiếm khi nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể trở nên trầm trọng và gây ra nhiều phiền toái.
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận bể cấp tính hay mạn tính. Trẻ em và những người lớn tuổi là những người có nguy cơ tổn thương thận cao nhất. Vì triệu chứng của bệnh thường bị bỏ qua hay có nguy cơ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời gian mang thai có nguy cơ sinh con thiếu cân hoặc đẻ non hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không đúng hoặc không đủ thời gian cấp tính, nhất là các yếu tố thuận lợi không được loại bỏ, có thể dẫn tới áp-xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận, thậm chí tử vong. Khi trở thành bệnh lý mạn tính, hậu quả tất yếu sẽ dẫn đến suy thận mạn tính.
Dự phòng
Các bước làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu nhất là đối với phụ nữ: Uống nhiều nước mỗi ngày. Không nhịn tiểu mỗi khi buồn tiểu. Mỗi khi tiểu tiện hay khi đại tiện cần lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo, niệu đạo. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Tránh kích thích niêm mạc đường sinh dục, đặc biệt là việc dùng các loại sản phẩm xịt thơm, vòi xịt, phấn...
Dùng đũa sai cách: Tích tụ hàng triệu vi khuẩn gây bệnh và hủy hoại sức khỏe Dùng đũa sai cách là một vấn đề đang được các chuyên gia về sức khỏe cảnh báo thời gian gần đây bởi đũa là một vật dụng quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Vietnammoi dẫn lời PGS. TS Trịnh Lê Hùng, hiện đang công tác tại Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc...