Tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này cùng lúc
Một số loại thực phẩm khi ăn cùng nhau có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ tiêu hóa của bạn.
Trứng và thịt xông khói: Một bữa sáng phong cách phương Tây với trứng và thịt xông khói nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng hàm lượng protein cao trong trứng khi kết hợp với lượng chất béo trong thịt sẽ gây khó tiêu, khiến bạn lờ đờ mệt mỏi suốt cả ngày.
Hamburger và khoai tây chiên: Hamburger và khoai tây chiên đều có hàm lượng tinh bột và chất béo chuyển hóa rất cao, do đó hai món này kết hợp sẽ làm tăng vọt mức cholesterol và mức đường huyết trong cơ thể, đồng thời khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ.
Nước ép trái cây và ngũ cốc: Tổ hợp món ăn này sẽ không cung cấp đủ năng lượng bạn cần trong ngày. Hơn nữa, lượng axit có trong nước ép trái cây làm giảm chức năng của các enzyme chịu trách nhiệm phân hóa carbohydrates.
Pizza và nước có ga: Lượng carb, protein và tinh bột trong pizza đòi hỏi rất nhiều năng lượng để có thể tiêu hóa, mà nước ngọt có ga lại làm chậm quá trình tiêu hóa. Do vậy, vừa ăn pizza vừa uống nước ngọt sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu.
Dầu ô-liu và các loại quả hạch: Tổ hợp món ăn này không tốt cho đường tiêu hóa, cơ thể không thể cùng lúc tiêu hóa protein có trong quả hạch và chất béo có trong dầu ô-liu.
Bánh ngọt và nước ép trái cây: Ăn sáng bằng bánh ngọt và nước ép trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng vọt, khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Thịt và khoai tây: Thịt ăn kèm với khoai tây nghiền là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lượng protein và chất béo bão hòa có trong hai thực phẩm này có thể gây các vấn đề về tiêu hóa.
Video đang HOT
Chuối và sữa: Kali có trong chuối và các enzyme có trong sữa khi kết hợp với nhau có thể mang độc tính, cản trở quá trình tiêu hóa và làm chậm tư duy.
Trái cây ngọt và trái cây chua: Axit có trong các loại trái cây chua như chanh hay cà chua làm chậm quá trình tiêu hóa đường trong cái trái cây ngọt như chuối, đu đủ hay nho khô, từ đó có thể dẫn đến hiện tượng lên men.
Thịt và các món tráng miệng nhiều đường: Ăn các món tráng miệng như bánh ngọt hay sô-cô-la sau khi ăn thịt có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày và đường ruột./.
Chuyên gia giải thích về 'có nên ngủ trưa hay không?'
Một số người có thói quen ngủ trưa và không thể thiếu giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, lại có những người khác cứ hễ ngủ trưa là uể oải khó chịu.
Thời gian ngủ trưa lý tưởng là trong vòng 30 phút - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tại sao lại như vậy?
Nếu thiếu ngủ hoặc muốn nghỉ ngơi, bạn có thể chợp mắt một chút. Tuy nhiên, ngủ trưa sai thời điểm trong ngày hoặc quá lâu có thể phản tác dụng, theo Mayo Clinic .
Có nên ngủ trưa hay không?
Điều trước tiên là giấc ngủ trưa có thực sự tốt cho bạn không?
Nếu bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, chuyên gia, bác sĩ Catherine Darley, giám đốc của Viện Y học Giấc ngủ Tự nhiên ở Seattle (Mỹ), nói hãy nên duy trì thói quen này. Theo cô, giấc ngủ trưa là một giấc ngủ bổ sung tốt cho sức khỏe. "Ngủ trưa mỗi ngày có thể là một thói quen tốt", bác sĩ Darley nói, theo Mbg .
Ngủ trưa có thể cải thiện hiệu suất và sự tỉnh táo trong 4 tiếng sau đó, bác sĩ Darley lưu ý, và cho biết cô thường chợp mắt vào khoảng 14 giờ 30. Ngủ trưa giúp dễ chịu hơn vào buổi chiều và tối.
Nhưng nếu ngủ trưa xong vẫn thấy buồn ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ngủ không đủ sâu vào ban đêm.
Trong trường hợp đó, cần điều chỉnh lại thói quen ngủ của mình: Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, cắt giảm caffeine và rượu, tạo lịch trình ngủ cố định hằng đêm và xem xét bổ sung magiê để thúc đẩy giấc ngủ.
Nên ngủ trưa trong bao lâu?
Vậy thì, nên chợp mắt trong bao lâu? Vì chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của một người: từ giai đoạn ngủ nhẹ, ngủ sâu sang một chút ngủ mơ - kéo dài khoảng từ 90 - 110 phút, bác sĩ Darley nói rằng thời gian ngủ trưa lý tưởng là trong vòng 30 phút, hoặc trọn một chu kỳ ngủ là 90 phút, theo Mbg .
Nếu ngủ trong khoảng thời gian này, bạn sẽ thức dậy khi đang ở giai đoạn ngủ nhẹ và sẽ dễ tỉnh ngủ hơn.
Bác sĩ Darley, giải thích: "Cần tránh thức dậy sau giấc ngủ sâu, vì sẽ khiến bạn khó chịu, uể oải. Hơn nữa, hiệu suất làm việc sẽ bị suy giảm trong khoảng 20 phút sau khi bạn thức dậy từ một giấc ngủ sâu buổi trưa".
Vì giấc ngủ trưa đến rất nhanh, do đó hãy cân nhắc đặt báo thức trong 35 phút. Ngủ trưa càng lâu, càng dễ cảm thấy uể oải khi thức dậy.
Ngủ trưa lúc nào là tốt nhất?
Bác sĩ Darley khuyên, để phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, thời điểm lý tưởng để ngủ trưa là lúc nhịp sinh học đang tạm chậm lại, đó là thời điểm vào đầu giờ chiều khi bạn cảm thấy nhiệt độ cơ thể giảm xuống, thường là từ 1 đến 3 giờ chiều.
Để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, ngủ trưa càng sớm càng tốt.
Ngủ trễ, sau 3 giờ chiều có thể cản trở giấc ngủ ban đêm - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ngủ trễ, sau 3 giờ chiều có thể cản trở giấc ngủ ban đêm, theo Mayo clinic .
Những ai nên ngủ trưa?
Bạn có thể cần phải ngủ trưa, nếu:
Bỗng nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ bất ngờ
Bị mất ngủ, ví dụ do làm ca
Muốn tập thói quen ngủ trưa hằng ngày
Lợi ích của giấc ngủ trưa là gì?
Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích, như:
Thư giãn
Giảm mệt mỏi
Tăng sự tỉnh táo
Cải thiện tâm trạng
Cải thiện hiệu suất, bao gồm thời gian phản ứng nhanh hơn và bộ nhớ tốt hơn , theo Mayo Clinic .
Ngủ trưa có hại gì?
Ngủ trưa không dành cho tất cả mọi người. Một số người chỉ đơn giản là không thể ngủ vào ban ngày.
Ngủ trưa cũng có thể có những tác động tiêu cực, như:
Gây ngủ quán tính
Điều này gây ra cảm giác uể oải và mất phương hướng sau khi thức dậy sau một giấc ngủ trưa.
Gây khó ngủ vào ban đêm
Ngủ trưa thường không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm đối với hầu hết mọi người.
Nhưng nếu bạn bị mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm, ngủ trưa có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này. Ngủ trưa dài hoặc thường xuyên có thể cản trở giấc ngủ vào ban đêm, theo Mayo Clinic .
4 thực phẩm người lớn ăn tốt nhưng có thể gây hại cho trẻ nhỏ Nhiều thực phẩm lành mạnh trong mắt người lớn nhưng có thể không phù hợp, thậm chí gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Với tình yêu thương vô điều kiện, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt trong những năm đầu đời, khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, không ít...